Saturday, December 23, 2006
Thiên Thần của hoà bình!
Ông bà Noel xóm tôi
Ông Noel là một chuyên viên tài chính người Anh đã về hưu rất yêu VN và quyết định sống quãng đời còn lại của mình tại VN - "quê hương thứ hai" của ông. Ông tên Patrick nên lũ trẻ thường gọi thân mật là "ông Chích". Ông Chích đặc biệt yêu quí trẻ em, quan niệm của ông là "trẻ em không có lỗi gì để phải chịu cực khổ hết". Ông làm từ thiện bằng tiền lương hưu của mình. Cho trẻ em trong xóm đi chơi ở đâu, ông đều rửa hình chụp kỷ niệm chuyến đi tặng chúng. Ông đặt điều kiện được đi chơi rất đơn giản: lũ trẻ phải chăm học và học giỏi.
Bà Noel là một phụ nữ VN, dù khác biệt ngôn ngữ và văn hóa với chồng nhưng cả hai lại vun đắp tình yêu bằng một điểm chung: cùng yêu quí lẽ phải và làm việc thiện. Bà con trong xóm ai túng tiền, hết gạo, bệnh tật... thường gõ cửa nhà ông bà Noel để nhận sự trợ giúp "không cần đền đáp". Nhiều năm trước đây khi cả xóm chưa nhà nào có nước máy để dùng, ông bà Noel cho mọi người đến nhà hứng nước máy để dùng đảm bảo vệ sinh so với nước giếng ô nhiễm.
Thời trẻ bà Noel có cuộc sống túng thiếu, có lần lâm bệnh xuất huyết dạ dày nặng và nằm trong bệnh viện những tưởng chờ chết vì không còn tiền mua thuốc. Khi ấy có một người tốt bụng tặng bà một lọ thuốc và mật ong để qua cơn hiểm nghèo. Cảm động trước tình thương của người xa lạ, bà lên tinh thần hẳn: "Tại sao lại phải chết? Chết đi ai nuôi con gái mình? Mình phải sống và vươn lên, ngày mai sẽ tốt đẹp hơn". Bà Noel đã được giúp đỡ và tâm nguyện sẽ giúp lại mọi người. Trong xóm có bé Rớt sinh ra xương rất mềm, bà nấu cháo, chạy chữa thuốc uống hai năm liền cho bé để thoát khỏi bệnh bẩm sinh. Giờ đây bé Rớt đã cứng cáp khỏe mạnh như người thường.
Ông bà Noel từng đích thân ra Hà Nội chi hàng chục triệu đồng đóng viện phí, chạy chữa cho một cô gái không thân thuộc mổ tim thành công (trước đó cô có ý định tự tử vì không muốn bệnh tình của mình ảnh hưởng đến gia đình vốn khó khăn). Với nhiều thanh thiếu niên sau khi được ông bà Noel cứu giúp qua hoàn cảnh ngặt nghèo, đều được ông bà Noel giúp thêm bước nữa là cho tiền đi học nghề để có thể tự nuôi sống bản thân bằng sức lao động của họ. Đó mới là ước nguyện của ông bà Noel.
“Không có niềm vui nào lớn hơn là đem lại niềm vui cho người khác. Không có sự an ủi nào lớn hơn là đem lại chút an ủi với người khác” là thông điệp sống của ông bà Noel. Nghĩa cử của họ đáng quí nhưng lại thầm lặng. Ông bà Noel xóm tôi luôn kể về những người tốt thầm lặng khác trong xã hội mà họ quen biết trên bước đường làm việc thiện, như để bày tỏ với mọi người rằng lòng yêu thương luôn ở xung quanh chúng ta.
Friday, December 22, 2006
ĐIỀU ƯỚC GIÁNG SINH KHÓ !!
Ngồi nghỉ chân nơi đây giữa một dòng người lườm lượp đi mua sắm, nhìn họ tôi thấy sự mệt nhọc của mấy giờ đi bộ như có cánh bay đi. Già có, trẻ có, người sang, người nghèo, đủ mọi sắc tộc, tất cả đều có chung một mục đích đẹp tuyệt, đó là “ tìm quà cho người mình yêu mến”, ai cũng khệ nệ dăm bẩy túi đồ, cười cười, nói nói, hoặc mệt phờ như tôi, nhưng chắc chắn trong lòng thì ấm và thơ thới.
Giữa lúc đang ngắm cảnh “ông đi qua bà đi lại” vui mắt này, tôi chợt im lặng chú tâm, vì từ trong hệ thống âm thanh của thương xá vang lên bản nhạc mà tôi ưa thích nhất đó là bài “Cậu Bé Đánh Trống” (The Little Drummer Boy của Davis-Onorati- Simeone)(1) Bản nhạc tưởng như một bài ca vui, nhưng theo tôi đó là một ca khúc đơn sơ tuyệt vời lột tả được tinh thần xuống thế của Chúa Hài Đồng, mỗi lần nghe là một lần nghẹn ngào trong tim:
…“Chúa Hài Đồng
Con là một Bé nghèo như Chúa
Con không có quà qúi giá mang đến tặng Chúa
Nhưng con có thể chơi trống để Chúa nghe không?
Mẹ Maria gật đầu.Con bò và con trừu thì giữ nhịp
Còn Bé chơi trống với hết cả tài nghệ cho Chúa nghe Pa-răm păm păm păm
Và rồi Chúa mỉm cười với Bé và cái trống của Bé.”
Chúa nằm trong máng cỏ nghèo nàn nơi một hang đá phong phanh trời đông giá. Tôi ngồi đây giữa một thương xá sang trọng, ấm cúng, nhộn nhịp, huy hoàng và như mọi người cùng nhau chi phí 10 tỉ Mỹ kim sắm quà. Thực ra chẳng có điều gì sai khuấy, vì làm điều tốt cho người thân yêu cũng là ý Chúa muốn.
Tôi lẩm cẩm tự hỏi, trong suốt cuộc đời cho đến hôm nay, không biết đã làm gì để Chúa “mỉm cười” chưa?! Tôi không có câu trả lời!
Nhưng ngay giờ phút này, tôi có một Điều Uớc Giáng Sinh cho chính mình, đó là cái “Mỉm Cười” mà cậu Bé đánh trống đã có.
Những suy tư của ĐTC vào lúc sắp kết thúc mùa Vọng.
LM. Đặng Thế Dũng (Vietcatholic News)
Chúa Nhật 4 Mùa Vọng - 4th Sunday of Advent (Luca 1:39-45)
Bài Đọc I: Mic 5:1-4 II: Heb 10:5-10
Phúc Âm Luca 1:39-45
(39) Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. (40) Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét. (41) Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, (42) liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. (43) Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy? (44) Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. (45) Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
Chi Tiết Hay
- Đây là đoạn Tin Mừng Đức Mẹ Maria viếng thăm bà Elizabeth, trước đoạn này là hai sự việc truyền tin: Thiên Thần truyền tin cho ông Dacaria về sự sinh hạ Gioan Tẩy Giả khi bà Elizabeth đã về già và việc truyền tin cùng trinh nữ Maria về sự giáng sinh của Đức Giêsu.
- (c.39) Chuyến đi từ Galilê nơi Maria ở tới làng ở Giudêa nơi Elizabeth ở cũng mất tới bốn ngày đường. Một trinh nữ mười bốn tuổi như Maria mà đi xa một mình như vậy trong một xã hội trọng nam giới, thì thế nào cũng bị mang tiếng không tốt và không lương thiện.
- Có lẽ Luca không có ý định giới thiệu Maria như một biểu tượng của một người làm việc bác ái, bởi vì trong câu 56 tiếp theo sau Maria đã trở về nhà ngay lúc mà Elizabeth cần nhất là lúc sanh đẻ.
- Ý định của Luca có tính cách văn chương và thần học, ông đem hai người sắp làm mẹ lại với nhau để cho thấy cả hai cùng nhận ra và ngợi khen Thiên Chúa sống động trong đời sống của mỗi người.
- (v.41) Gioan Tẩy Giả nhảy mừng trong bào thai của bà Elizabeth gợi tới sự cựa quậy của Esau và Jacob trong bụng bà Rebekah như trong Cựu Ước, Sách Sáng Thế 25:22, đây là điềm báo trước thân phận của hai đứa trẻ.
- (v.43) Ngay cả trước khi chào đời, Đức Giêsu đã được gọi là Đấng Mesia, một danh hiệu gắn liền với sự sống lại.
Một Điểm Chính: Mẹ Maria là người Kitô hữu đầu tiên trong Tân Ước bởi vì Mẹ đã tin vào lời Chúa hứa, một lòng tin hoàn toàn vào Chúa. Cũng như Mẹ Maria, phúc thay cho những ai tin tưởng vào Chúa.
Suy Niệm
1. Hồi tưởng lại một kỵ niệm vui mừng và hân hoan khi Chúa là một phần trong đời sống của bạn. So sánh kỵ niệm này với niềm vui và hãnh diện của một người sắp làm mẹ khi đứa con đá trong bụng. Bạn có cùng niềm hân hoan như Mẹ Maria và bà Elizabeth khi có Chúa ở cùng không?
2. Đọc kinh Kính Mừng thật chậm rãi từng chữ một và tưởng tượng bạn là bà Elizabeth đang đón chào Maria còn rất trẻ. Bạn thấy gì trên gương mặt, trên cử chỉ của Mariả Bạn sẽ thốt lên những lời gì?
3. Biết bao người trên thế giới cô đơn, họ cần người để trò chuyện. Bạn có khi nào thăm viếng nhà thương, nhà dưỡng lão hay nhà tù chưa? Khi thăm viếng một người bạn, một người bà con, bạn thường có ý gì?
Theo ĐỒNGHÀNH Org
---------------------------------------------------
4th Sunday of Advent
Reading I: Mic 5:1-4 II: Heb 10:5-10
Gospel Luke 1:39-45
(39) In those days Mary arose and went with haste into the hill country, to a city of Judah, (40) and she entered the house of Zechari'ah and greeted Elizabeth. (41) And when Elizabeth heard the greeting of Mary, the babe leaped in her womb; and Elizabeth was filled with the Holy Spirit (42) and she exclaimed with a loud cry, "Blessed are you among women, and blessed is the fruit of your womb! (43) And why is this granted me, that the mother of my Lord should come to me? (44) For behold, when the voice of your greeting came to my ears, the babe in my womb leaped for joy. (45) And blessed is she who believed that there would be a fulfilment of what was spoken to her from the Lord."
Interesting Details
- This passage is the story of visitation, which is preceded by two annunciations: the annunciation to Zechariah of the birth of John the Baptist by the aged Elizabeth and the annunciation of the birth of Jesus to Mary a virgin mother.
- (v.39) The trip from Galilee where Mary lived to a village in Judea where her relative Elizabeth lived would take four days of traveling. If a fourteen-year-old Jewish virgin girl like Mary made that trip alone in the male dominated society, she would be subject to charges of shameful intentions and misconduct.
- Luke possibly did not intent to present Mary as a model of charity because in v.56 Mary departed from Elizabeth at the moment of her greatest need, the childbirth.
- Luke's intent is literary and theological, he brings together two mothers-to-be to show how both recognize and praise the God who is active in their lives.
- (v.41) The "leaping" of John in Elizabeth's womb alludes to the leaping of Esau and Jacob in Rebekah's womb (Gen 25:22), which foretold their later destinies.
- (v.43) Even before his birth, Jesus is first identified as "Lord," which is properly used as a resurrection title.
One Main Point: Mary is the first Christian in the New Testament because she believed in the promises that God made to her, she has total trust in God. Like Mary, blessed are those who believe in God's promises.
Reflections
1. Recall a moment of joy and happiness when God is part of your life. Compare this moment to the joy and pride of a mother-to-be when she experiences baby kicks in her womb. Can you feel the exultation of Mary and Elizabeth?
2. Slowly recite the "Hail Mary" word by word, and imagine that you were Elizabeth and you are greeting young Mary. What do you see in her face, in her gesture? What will you say?
3. Many people in this world are lonely; they need someone to talk to. Do you ever visit those in hospital, in nursing home or in prison? If you do visit a friend or a relative, what is your intention?
By DONGHANH Org
Thursday, December 21, 2006
'Nhà Smith' đón Noel độc đáo
Brad và các em nhỏ ở trung tâm chăm sóc và điều trị cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS Maddox Chivan ở Campuchia.
Theo Wenn, Angie cho biết: "Zahara sẽ kỷ niệm lễ Giáng sinh vào ngày 8/1. Còn Maddox, thằng bé sẽ đón các lễ hội theo đạo Phật. Chúng tôi tham gia cùng lũ trẻ".
Mặt khác, đại gia đình Smith, trong đó có baby Shiloh hơn 7 tháng tuổi cũng kỷ niệm Giáng sinh theo truyền thống của người Mỹ với rất nhiều đồ chơi và thịt gà tây.
Đầu tuần vừa rồi, tờ Digital Spy đưa tin Jolie-Pitt đang "lăm le" ý định giảm bớt hoặc từ bỏ hẳn nghiệp diễn xuất, để tập trung toàn bộ tâm trí cho gia đình. Angie khẳng định cô và Pitt không muốn là cặp cha mẹ "nửa vời".
Angelina muốn cô và Pitt sẽ ít đóng phim hơn để dành thời gian cho gia đình.
"Tôi rất mong rằng, cả gia đình sẽ ở bên nhau nhiều hơn, và chúng tôi sẽ ít đóng phim hơn. Có một điều chắc chắn là Brad và tôi sẽ không nuôi con ở Hollywood. Lũ trẻ sẽ không sống dập khuôn mỗi ngày, mà chúng được du lịch vòng quanh thế giới, học và làm những điều có ý nghĩa", Angelina tâm sự trong buổi trò chuyện với Larry King.
Wednesday, December 20, 2006
HƠI ẤM NOEL CHO BỆNH NHÂN PHONG CÙI CẨM THỦY- THANH HÓA
Trại phong Cẩm Thủy nằm vể phía Tây Bắc Tỉnh Thanh Hóa, cách Tòa Giám Mục khoảng trên 80km, thuộc huyện Cẩm Thủy. Có 35 bệnh nhân đã tạm thời lành lặn, nhưng vẫn phải uống thuốc thường xuyên. Tại đây, có một đội ngũ Y, Bác Sĩ khoảng 8 người luôn túc trực để khám chữa bệnh cho họ, không chỉ là bệnh phong cùi, mà cả những căn bệnh khác nữa. Những bệnh nhân ở đây, tuy không còn bị hành hạ bởi căn bệnh quái ác đó nữa, nhưng họ đã mất đi những phần chi thể cần thiết để làm ăn sinh sống, và cả khuôn mặt của họ cũng đã bị biến dạng trông thật đáng thương. Có người lập gia đình, nhưng có người lại sống độc thân. Và nhiều khi trong một mái nhà lại có tới 3 bệnh nhân nên đời sống của họ thật khó khăn. Họ làm vườn, đào ao nuôi cá, bữa cơm bữa cháo đắp đổi qua ngày. Họ không theo đạo nào nên không có những sinh hoạt tôn giáo, và cứ thế, họ quây quần bên nhau trong cuộc sống có thể nói là đơn điệu.
Nhưng hôm nay, ngày 15.12.2006, khuôn viên của họ bỗng nhộn nhịp khác thường khi có phái đoàn của Giáo phận Thanh Hóa đến chia sẻ niềm vui Giáng sinh. Phái đoàn có khoảng 50 người gồm Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Cha Phaolô Trần Văn Hiền -Hạt Trưởng Hạt Sông Mã, hơn 20 Linh mục, các Nữ tu, Chủng sinh, Ban Hành Giáo cùng với Giới trẻ Giáo xứ Phong Ý và Tân Hải, ngoài ra còn có các nhà tài trợ (tư nhân) thuộc Giáo phận.
Khoảng 13g, phái đoàn đến trại, các bệnh nhân đã có mặt đầy đủ tại hội trường. Đức Cha Giuse đã chia sẻ với các bệnh nhân về sứ điệp của Năm Sống Đạo là yêu thương, phục vụ và ngài khẳng định “các bạn là hình ảnh, là đối tượng số 1 của Tin Mừng”. Ban Giám Đốc trại phong đã ngõ lời cám ơn phái đoàn và bày tỏ mong ước được Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và các ân nhân năng đến thăm viếng, an ủi, chia sẻ với bà con.
Phái đoàn đã gởi đến từng người trong trại phong, kể cả các Y, Bác sĩ và thân nhân của người bệnh những món quà gói ghém tình bác ái yêu thương của Kitô giáo. Ngoài một gói nhu yếu phẩm gồm : gạo, đường sữa, bột ngọt, kẹo bánh, cá khô, nước mắm... Mỗi người còn nhần được một bì thư tiền.
Nhìn những khuôn mặt cằn cỗi do cơn bệnh vui hẳn lên, những người hiện diện thấy cảm động vì hiểu rằng mình đã đem đến cho họ niềm vui, dù chỉ là nhỏ nhoi, nhưng vẫn rất cần thiết để họ có thể chắc chắn rằng, cuộc sống của họ, bản thân của họ vẫn có một giá trị nhất định nào đó chứ không phải là thứ đáng bị bỏ đi.
“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên”(Lc 12,49), đó là khát vọng của Đấng Cứu Thế, Đấng mà chúng ta đang mong đợi để mừng kỷ niệm ngày Ngài giáng thế mang lại ơn cứu rỗi cho hết mọi người, chẳng trừ ai, đặc biệt là những người bất hạnh. Đấng mà mỗi người chúng ta, những môn đệ của Ngài, những người con của Ngài, có nhiệm vụ hoàn thành nguyện vọng ấy bằng sự sẻ chia tình thương chân thành cho những người khổ đau phần hồn, phần xác. Để niềm vui trong khi chờ đợi Chúa đến được tràn trào trong tâm hồn của chúng ta cũng như trong cuộc sống của những con người khốn khổ.
Vài nét về thành phố Bethlehem nơi Ngôi Hai xuống thế làm người
Bêlem là thành phố có ý nghĩa quan trọng đối với Kitô Giáo vì đây chính là nơi Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Đây cũng là nơi cộng đoàn Công Giáo tại Thánh Địa tập trung đông đảo nhất. Thành phố này cũng có ý nghĩa đối với Do Thái Giáo vì ở ngoại ô thành phố có mộ bà Rachel, là vợ ông Giacóp, người đã qua đời khi sinh BenGiamin.
Thành phố Bêlem cũng bao gồm hai thị trấn nhỏ là Beit Jala và Beit Sahour. Beit Jala là nơi tập trung các cơ sở giáo dục Kitô Giáo như trường thần học Chính Thống Giáo Nga, chủng viện Công Giáo Nghi Lễ La Tinh, trường đại học Talitha Kumi của Tin Lành Luther. Beit Sahour là nơi theo truyền thống Thiên Thần đã hiện ra báo cho các mục đồng Chúa đã xuống thế làm người.
Trung tâm của thành phố Bêlem là nhà thờ Giáng Sinh được đại đế Constantine (272-337) xây dựng vào năm 330 trên hang đá nơi Chúa giáng sinh. Đây có lẽ là ngôi nhà thờ cổ nhất trên thế giới mà vẫn còn tồn tại cho đến nay. Gần đó, là trường Đại Học Bethlehem của Giáo Hội Công Giáo.
Thành phố Bêlem trong Thánh Kinh:
Thành phố Bêlem thuộc miền Giuđa, đầu tiên được gọi là Ephrath (St 35:16, 19; 48:7; Ruth 4:11). Nó cũng còn được gọi là Bethlehem Ephratah (Micah 5:2), Bethlehemjudah (1 Sm. 17:12), và "thành vua David" (Lc 2:4).
Thánh Kinh nhắc đến thành phố này lần đầu như là nơi chôn cất bà Rachel "Phần cha, khi từ Pátđan về, cha đã mất bà Rachel, trong đất Canaan, khi còn cách Épratha một quãng đường; cha đã chôn người tại đó, trên đường đi Épratha, tức là Bêlem" (St 48:7)
Đây cũng là bối cảnh cuộc trở về của bà Naomi và con dâu của bà là bà Rút "Thế là từ cánh đồng Môáp, bà Naomi trở về cùng với con dâu người Môáp là Rút. Họ đã đến Bêlem vào đầu mùa gặt lúa mạch" (R 1:22).
Bêlem là nơi sinh của vua Đavít, vị vua thứ hai của Israel, và cũng là nơi nhà vua đã được tiên tri Samuel xức dầu tấn phong Ông Samuen làm điều ĐỨC CHÚA đã phán; ông đến Bêlem và các kỳ mục trong thành run sợ ra đón ông. Họ nói: ‘Ông đến có phải là để đem bình an không?’. Ông trả lời: ‘Bình an! Tôi tới đây là để dâng hy lễ lên ĐỨC CHÚA. Các ông hãy thanh tẩy mình và đến dự hy lễ với tôi’. Ông thanh tẩy ông Giesê và các con trai ông ấy và mời họ đến dự hy lễ.
Khi họ đến, ông thấy Êliáp, ông nghĩ: ‘Đúng rồi! Người ĐỨC CHÚA xức dầu tấn phong đang ở trước mặt ĐỨC CHÚA đây! ‘ Nhưng ĐỨC CHÚA phán với ông Samuen: ‘Đừng xét theo hình dáng và vóc người cao lớn của nó, vì Ta đã gạt bỏ nó. Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm: người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn ĐỨC CHÚA thì thấy tận đáy lòng.’ Ông Giesê gọi Avinađáp và cho cậu đi qua trước mặt Samuen, nhưng ông Samuen nói: ‘Cả người này, ĐỨC CHÚA cũng không chọn.’ Ông Giesê cho Sama đi qua, nhưng ông Samuen nói: ‘Cả người này, ĐỨC CHÚA cũng không chọn.’ Ông Giesê cho bảy người con trai đi qua trước mặt ông Samuen, nhưng ông Samuen nói với ông Giesê: ‘. ĐỨC CHÚA không chọn những người này.’
Rồi ông lại hỏi ông Giesê: ‘Các con ông có mặt đầy đủ chưa?’. Ông Giesê trả lời: ‘Còn cháu út nữa, nó đang chăn chiên.’ Ông Samuen liền nói với ông Giesê: ‘Xin ông cho người đi tìm nó về, chúng ta sẽ không nhập tiệc trước khi nó tới đây.’Ông Giesê cho người đi đón cậu về. Cậu có mái tóc hung, đôi mắt đẹp và khuôn mặt xinh xắn. ĐỨC CHÚA phán với ông Samuen: ‘Đứng dậy, xức dầu tấn phong nó đi! Chính nó đó! ‘. Ông Samuen cầm lấy sừng dầu và xức cho cậu, ở giữa các anh của cậu. Thần khí ĐỨC CHÚA nhập vào Đavít từ ngày đó trở đi. Ông Samuen đứng dậy và đi Rama.
Bêlem cũng là nơi ba dũng sĩ đã liều mình lấy nước cho vua Đavít uống.
Ba người trong Nhóm Ba Mươi làm thành một tốp đi xuống và đến gặp vua Đavít ở hang Ađulam, vào mùa gặt. Một đạo quân Philitinh đóng trại ở thung lũng người Rapha. Vua Đavít bấy giờ đang ở nơi ẩn náu, còn người Philitinh bấy giờ đóng đồn ở Bêlem. Vua Đavít ước ao và nói: ‘Phải chi có ai cho ta uống nước lấy ở giếng tại cổng thành Bêlem!’. Ba dũng sĩ đã đột nhập trại Philitinh, lấy nước ở giếng tại cổng thành Bêlem, đưa về cho vua Đavít. Nhưng vua không muốn uống mà đổ nước ấy làm lễ rưới dâng ĐỨC CHÚA. Vua nói: ‘Xin ĐỨC CHÚA đừng để ta làm điều ấy! Đó là máu của những người đã liều mạng đi lấy! ‘ Vậy vua không muốn uống nước. Đó là việc ba dũng sĩ đã làm. (2 Sm 23:13-17).
Nhưng trên tất cả, Bêlem là nơi con Thiên Chúa đã giáng trần như Phúc Âm của Thánh Luca (Lc 2:4-20) đã tường thuật.
Bởi thế, ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê lên thành vua Đavít tức là Bêlem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.
Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: ‘Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ’. Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."
Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: ‘Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết.’ Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.
Bêlem thời La Mã và Byzantine:
Thành phố Bêlem đã bị tàn phá trong cuộc nổi dậy Bar Kokhba (132-135) và người La Mã đã xây một đền thờ để thờ thần Adonis ngay tại địa điểm nơi Chúa giáng sinh. Năm 326, bà Helena (248-329) mẹ đại đế Constantine, vị đại đế đầu tiên theo Kitô Giáo, đến viếng Bêlem và đã truyền xây nhà thờ Giáng Sinh tại địa điểm này.
Trong cuộc nổi dậy của người Samaritanô vào năm 529, Bêlem bị cướp phá và nhà thờ Giáng Sinh bị phá hủy. Tuy nhiên, đại đế Giustinô I truyền cho xây lại ngay.
Đến năm 619, thành phố Bêlem lại bị quân Hồi Giáo Ba Tư chiếm đóng nhưng may mắn là những người này không phá hủy đền thờ. Những người Ba Tư thấy trên các bức ảnh trong nhà thờ có hình Ba Vua là những hình thường thấy trên trang phục vua chúa Ba Tư nên đã không dám phá hủy nhà thờ.
Năm 637, khi Giêrusalem bị quân Hồi Giáo chiếm thì Caliph (người kế vị tiên tri Môhammét của Hồi Giáo) Umar ibn alKhattab đến thăm Bêlem và hứa giữ lại nhà thờ Giáng Sinh cho người Kitô Giáo.
Bêlem thời Thập Tự Quân:
Năm 1099, Thập Tự Quân Kitô Giáo giải phóng Bêlem khỏi tay người Hồi Giáo. Một tu viện được xây thêm ở phía Bắc nhà thờ Giáng Sinh. Bêlem phát triển mạnh trong thời này. Vào năm 1100, vua Baldwin I, vị vua đầu tiên của Vương Quốc Giêrusalem được tấn phong tại Bêlem và cùng năm đó Giáo Hội thiết lập Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh đầu tiên tại Bêlem.
Trong thập niên 1160, nhà thờ Giáng Sinh được trùng tu với những phù điêu trình bày các công đồng của Giáo Hội.
Chẳng may, đến năm 1187, tướng Hồi Giáo gốc người Kurd là Saladin tái chiếm Bêlem và trục xuất toàn bộ các giáo sĩ Công Giáo. Năm 1192, Saladin nhượng bộ và cho 2 linh mục và 2 phó tế Công Giáo đến coi sóc nhà thờ Giáng Sinh. Theo một hiệp ước, Bêlem lại được kiểm soát bởi Thập Tự Quân trong thời gian từ 1229 đến 1244. Tuy nhiên, đến năm 1250, khi Rukn al-Din Baibars lên cầm quyền, các giáo sĩ Công Giáo lại bị buộc trục xuất. Khi Rukn al-Din Baibars qua đời, tình hình đỡ tệ hại hơn. Đến năm 1347, các tu sĩ dòng Phanxicô đã có thể cư ngụ tại tu viện ở phía Bắc nhà thờ Giáng Sinh, dần dà cai quản cả hang đá và toàn bộ nhà thờ Giáng Sinh.
Bêlem thời Đế Quốc Ottoman:
Năm 1517, Đế Quốc Ottoman chiếm được Giêrusalem và xúi giục Chính Thống Giáo Hy Lạp tranh chấp việc quản trị nhà thờ Giáng Sinh với Giáo Hội Công Giáo.
Từ năm 1831 đến năm 1841, toàn vùng Palestine rơi vào trong tay của tiểu vương Ai Cập Muhammad Ali. Trong thời gian này một trận động đất lớn xảy ra nhưng may mắn nhà thờ Giáng Sinh không bị thiệt hại.
Năm 1841, Bêlem lại rơi vào tay Đế Quốc Ottoman lần nữa và giữ nguyên tình trạng này cho đến hết cuộc thế chiến thứ nhất trước khi được người Anh quản trị.
Trong suốt thời kỳ Đế Quốc Ottoman cai trị Bêlem, các tu sĩ dòng Phanxicô bị các giáo sĩ Chính Thống Giáo lấn dần chỉ còn giữ được tu viện và một phần nhà thờ Giáng Sinh.
Bêlem thời Cận Đại:
Nghị quyết năm 1947 của Liên Hiệp Quốc xếp Bêlem vào khu vực quản trị đặc biệt của Liên Hiệp Quốc chung với Giêrusalem. Tuy nhiên năm 1948, Jordan chiếm Bêlem trong cuộc chiến với Do Thái. Trong cuộc chiến này làn sóng người tản cư ập vào Bêlem đã làm thay đổi sâu xa cấu trúc dân cư tại đây. Từ một thành phố đa số dân là Kitô Giáo, Bêlem biến dần thành một thành phố Hồi Giáo!
Jordan chiếm giữ thành phố này cho đến năm 1967 khi quân Do Thái tái chiếm cùng với toàn bộ vùng Tây Ngạn. Trong suốt thời gian này, người ta chứng kiến cảnh người Kitô hữu lũ lượt ra đi và người Hồi Giáo ùn ùn kéo tới.
Ngày 21/12/1995, Bêlem trở thành một phần lãnh thổ dưới sự kiểm soát hoàn toàn của của nhà nước Palestine. Giờ đây, Bêlem có 40,000 dân. Trong đó, Kitô hữu chỉ chiếm 12%. Tuy nhiên, theo các công ước quốc tế, thị trưởng Bêlem phải là người Kitô hữu và người Kitô Giáo phải chiếm đa số trong Hội Đồng Thành Phố.
Biến cố bi thảm gần đây nhất xảy ra hồi tháng Tư năm 2002. Từ tháng Ba đến tháng Tư 2002, Do Thái mở cuộc hành quân “Lá Chắn Tự Vệ” tại khu vực Tây Ngạn với dụng ý “nhổ tận gốc các thành phần vũ trang khủng bố” Palestine. Ngày 1/4/2002, xe tăng Do Thái vây Bêlem. Sáng ngày 2/4, 200 người Palestine vũ trang chạy trốn cuộc truy kích của Do Thái đã chạy vào nhà thờ Giáng Sinh. Quân Do Thái vây nhà thờ trong 39 ngày. Trong thời gian này, Do Thái đã bắn sẻ giết chết 9 người bên trong nhà thờ và làm nhiều người bị thương.
Theo các dàn xếp quốc tế, ngày 9/5, 26 người rời khỏi nhà thờ tiến ra quảng trường Máng Cỏ. Tại đây họ được Hoa Kỳ hộ tống đưa về khu vực dải Gaza sau khi đã chịu để quân Do Thái phỏng vấn. Ngày 10/5, 13 người được đưa ra xe buýt chở đến phi trường Ben Gurion bên ngoài Tel Aviv. Từ đây họ được phi cơ của quân đội Anh chở sang đảo Cyprus. Cũng trong ngày 10/5, những chiến binh khác của Palestine, trong đó, phần đông là cảnh sát Palestine đã được trả tự do sau khi bỏ súng đầu hàng.
Câu chuyện về ông già Noel hay còn được gọi là thánh Nicolas (Santa Klaus)
TIME
TIME...
is very precious to me as a Student. I must be diligent in my homework, I must put into practice of guarding and using my days/hours/minutes and seconds wisely.
But for the rest of you... is time this valuable? Do you drift through life thinking that it's all about you and that nothing else matters?
Sorry to be so blunt but you're WRONG!
Life, time and everything else exists because of God, God made time and can take it away - hence, no more all-about-you moments and the like.
I'll talk more about this later, but TIME is ticking and I need to get some additional homework done.
Peace and Love, from God above
***NV***
Bêlem trước thềm Giáng Sinh
Lễ Giáng Sinh năm ngoái, tiếp theo những dàn xếp của ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice, Do Thái đã chịu triệt thoái ra khỏi dải Gaza. Những cuộc tấn công khủng bố ngang qua biên giới với Do Thái biến mất, và người dân Palestine tại Gaza cũng như ở khu vực Tây Ngạn sông Jordan đã hoàn tất cuộc bầu cử dưới sự giám sát của chính phủ được bầu lên cách dân chủ của tổng thống Muhammad Abbas, một biểu tượng cho sự ôn hòa và thương thảo. Buổi lễ Giáng Sinh tại Bêlem năm ngoái với sự hiện diện của tổng thống Abbas, một người Hồi Giáo Sunni, và những tháo gỡ các hạn chế đi lại của quân đội Do Thái, đã được giới quan sát coi là một dấu chỉ hy vọng.
Tuesday, December 19, 2006
Báo Time: Người của năm 2006 là Bạn, Người Sử Dụng WWW
Monday, December 18, 2006
Bởi Ðâu Tôi Ðược Mẹ Chúa Viếng Thăm
Ở nhà Tây, vì tiện nghi đầy đủ. Ai lại không khen các món ăn của Tàu nổi tiếng là ngon. Người đàn bà Nhật chiều chuộng chồng mình không ai lại không cảm thấy không kính phục. Và đám tang Việt Nam chúng ta với bao nhiêu nghi thức đầy cảm động gợi lên tâm tình của người còn sống đối với người thân yêu đã khuất. Ai trong chúng ta lại chẳng muốn được quyền uy, đi đâu có tiền hô hậu ủng, đưa đón rước sách, mọi người nhìn bằng cặp mắt kính nể, thán phục.
Về của cải tinh thần, ai lại không mơ ước trên phương diện nghệ thuật mình sáng tác, những bản nhạc thời danh như Bach, Bethoven, Mozart, hoặc thành những khoa học gia nổi tiếng về không gian chế ra bom B1-B2 và hỏa tiễn lên cung trăng đầu tiên như Volgra người Ðức gốc Do Thái. Và biết bao nhiêu mơ ước, biết bao nhiêu tham vọng khác nữa ở trong mỗi một con người nhỏ bé của chúng ta.
Ðó là tâm trạng tâm lý thường tình của con người mà thôi. Nó không tốt mà cũng không xấu, khi chủ ý đặt mục đích và phương tiện tốt thì nó tốt, còn khi chúng ta dùng để tự kiêu, ngạo mạn và làm hại người khác thì nó xấu. Có một điều quan trọng nhất của người Kitô hữu chúng ta đó là khi chúng ta xin đức tin cùng Hội Thánh trong ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, được rước Chúa vào trong tâm hồn, chúng ta khư khư giữ lấy Chúa ích kỷ riêng cho mình, không mang Thiên Chúa đến cho người khác.
Thiên Chúa chúng ta là một kho tàng vô giá, một kho tàng tích chứa tình yêu vô bờ bến, một kho tàng tích chứa bình an thực sự, và là một kho tàng tích chứa sự khôn ngoan tuyệt đối. Một kho tàng quí giá vô cùng như vậy thế mà chúng ta đã không biết lợi dụng để mang đến cho mọi người, để rồi tha nhân không nhìn ra khuôn mặt Thiên Chúa yêu thương qua cuộc sống của chúng ta. Vì thế, những người vấp ngã, những người gặp hiểm nguy khó khăn trong cuộc sống, họ không gặp được Thiên Chúa bình an, Thiên Chúa hy vọng và Thiên Chúa hạnh phúc. Những người hoang mang lạc lối trên đường đời chúng ta đã không chỉ cho họ đến với Thiên Chúa là Ðấng thông minh, khôn ngoan tuyệt vời. Thiên Chúa đau khổ biết bao khi chúng ta đã không mang Chúa đến cho tha nhân.
Và hôm nay Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta qua gương mẫu Mẹ Maria, chính Mẹ đã nhận được diễm phúc mang Con Chúa trong lòng, để rồi Mẹ đã vội vã lên đường mang Chúa đến cho người chị họ là bà Isave. Nhờ đó, thánh Gioan Tẩy Giả nằm trong bụng mẹ cũng được chia sẻ niềm vui ấy. Ðó là bài học quí hóa nhất cho cuộc sống chúng ta, người con cái của Thiên Chúa đã nhận biết Chúa, đã mang Chúa trong tâm hồn, không ích kỷ giữ riêng Chúa cho mình nhưng cùng chia sẻ niềm vui ơn cứu rỗi đó cho mọi người xung quanh.Lạy Chúa, trong Mùa Vọng này, xin Chúa ban cho mỗi người chúng con tâm tình sốt sắng đón nhận Chúa đến để sự bình an của Chúa thực sự ngự trị trong tâm hồn chúng con.
Lạy Chúa, như xưa Mẹ Maria đã đem Chúa đến cho bà chị họ là bà Isave, thì nay xin Chúa cho chúng con luôn biết hăng say đem Chúa đến cho mọi người qua cuộc sống hiền hòa, yêu thương, tha thứ trong niềm tin yêu hy vọng và lạc quan, vì Chúa đến và vui thích ở giữa dân Người. Amen.