Theo lịch Phung vụ năm nay (2007) :
- Chúa nhật thứ tư Mùa Vọng nhằm ngày 24-12-2006,
- Lễ Giáng sinh luôn luôn vào ngày 25 tháng 12.
Nếu ta tham dự một Thánh lễ (Misa) thuộc lễ nghi Công giáo sau 16 giờ (tức là sau 4 giờ chiều) ngày Chúa nhật 24-12-2006 và xong trước 24 giờ cùng ngày thì ta giữ được hai luật buộc: giữ Thánh lễ Misa ngày Chúa nhật và giữ ngày lễ Giáng sinh.
Những nhà buôn lớn, buôn nhỏ, hàng rong ở Việt nam, vất vả nhiều trong hai ngày cuối trươc lễ Giáng sinh năm nay, yên tâm miễn là tham dự Thánh lễ Giáng sinh tối xong trươc 24 giờ ngày 24-12-2006 là giữ được luật buộc giữ ngày Chúa nhật và ngày Giáng sinh.
Căn cứ vào Giáo luật hiện hành quy định:
Điều 1247 quy định: Die dominica aliisque diebus festis de praecepto fideles obligationetetentur Missam participandi… (Chúa nhật và các lễ buộc khác, các tín hữu phải tham dự Thánh lễ Misa ).
Khoản 1 điều 1248 quy định : Praecepto de Missa participanda satisfacit qui Missae assistit ubicumque celebratur ritu catholico vel ipso die festo vel vespere diei praecedentis ( Ai đã tham dự Thánh lễ Misa theo lễ nghi Công giáo bất kỳ ở đâu trong chính ngày lễ buộc hoặc chiều ngày áp lễ thì đã chu toàn luật buộc tham dự Thánh lễ Misa ).
Tóm lại, Giáo hội dạy các tín hữu :
a/ Tham dự một Thánh lễ Misa trong ngày lễ buộc: gồm các ngày Chúa nhật và mấy ngày lễ buộc khác (điều 1246 ). Ở Việt nam, Hội đồng Giám mục đã định các ngày lễ buộc : ở Huế trở vào thì có các ngày Chúa nhật và lễ Giáng sinh; ở Vinh trở ra có: các ngày Chúa nhật và Lễ Chúa Giêsu lên trời, lễ Đức Me hồn xác lên trời, lễ Các Thánh nam nữ và lễ Giáng sinh. (Thông cáo ngay 04-8-1971).
b/ Thánh lễ theo lễ nghi Công giáo (vậy lễ nghi Tin lành, Anh giáo, Chính thống giáo không hiệp thông với Đức Giáo hoàng thì không phải là lễ nghi Công giáo ).
c/ Ở bất cứ nơi nào : có thể ở Nhà thờ, nhà nguyện, ở hội trường, ơ ngoài trời, ở trên tàu,
ở trên thuyền, ở tư gia v.v.
d/ Thánh lễ Misa : có thể là Thánh lễ do một linh mục hưu mắt đã mờ được Bề trên cho phép quanh năm chỉ dùng một bản lễ về Đức Mẹ, có thể lễ ngày Chúa nhật, lễ trọng, lễ an táng, lễ cưới v.v tuỳ theo luật Phụng vụ cho phép ). Cứ tham dự một Thánh lễ Misa (nghĩa là bất cứ Thánh lễ nào của Công giáo là được vì luật chỉ đòi buộc dự một Thánh lễ Misa ).
e/ Trong chinh ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ.
Chiều ngày áp lễ (vespere diei praecedentis, le soir du jour précédent, on the evening of the preceding day):
- là chiều thứ bảy đối với ngày Chúa nhật,
- là chiều ngày trưôc của ngày lễ.
Lúc nào, lúc mấy giờ chiều của ngày thứ bảy, của ngày trước ngày lễ?
Giáo luật hiện hành ban hành nãm 1983 chỉ quy định tổng quát, sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo năm 1992 cũng chỉ nhắc lại hai điều kể trên của Bộ giáo luật (xem số 2180 ), khôngđịnh rõ. Giáo luật đã quy định ngày: ngày là thời gian 24 giờ liên tục và bắt đầu từ nửa đêm (đ 202,I) không theo cách tính ngày từ buổi chiều như trong Cựu ước hay Giáo đoàn tiên khởi dùng.
Tuy nhiên, cũng có thể hiểu người ta đã tính ngày Chúa nhật và lễ buộc khác bắt đầu từ buổi chiều ngày trướ vào lúc 4 giờ chiều ( tức 16 giờ ). Trứớc giờ nầy, Thánh lễ cử hành cóphải là Thánh lễ của Chúa nhật hoặc lễ buộc không là một nố hồ nghi ( xem In many places “evening” is understood in a broad sense as including late afternoon from about 4.00. When anticipated Masses are held before this time, it is doubtful whether the precept to attend Mass on the day of obligation has been satisfiel, James A. Coriden Thomas J. Green, Donald E. Heintscheel, The Code of canon law, Canon 931, page 661, Paulist Press, New york 1985, Tạm dịch : có nhiều nơi, từ ngữ “evening”(chiều) được hiểu theo một nghĩa rộng kể từ đoạn thời gian cuối của buổi “trưa chiều” (after noon) bắt đầu khoảng 4 giờ (16 giờ). Khi Thánh lễ được cử hành trước thời gian nầy thì có thể Thánh lễ nầy chưa phải là Thánh lễ của ngày Chúa nhật hoặc ngày lễ buộc.
LM Fx Nguyễn hùng Oánh (Vietcatholic News)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment