Tuesday, August 07, 2007

Ngụ ngôn người gieo giống

Hai tuần qua, các học sinh tài năng đã liên tục giành huy chương trong các kỳ thi Olympic Quốc tế toán học, vật lý, hóa học, sinh học và Olympic Vật lý châu Á. Thành tích của các em làm rạng rỡ dân tộc Việt Nam.
Những đứa con thông minh đó như những hạt giống tốt. Nói như Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khi trao phần thưởng cho các em, rằng chúc các em suy nghĩ nhiều hơn về đất nước và nhớ rằng hai mươi năm nữa, các em sẽ là những người quyết định vận mệnh của đất nước.
Những hạt giống cho mùa gặt của hai mươi năm sau đang cần ươm như thế nào đó là câu hỏi phải được trả lời ngay. Đó là làm sao để những hạt giống tài năng được triển nở tốt nhất. Kinh thánh Tân ước có ngụ ngôn "Người gieo giống" để nhắc nhớ về những sự gieo trồng khác nhau, tất nhiên trong đó có việc trồng người. Người gieo giống đi gieo, hạt rơi vào vệ đường bị chim trời ăn mất, hạt rơi vào bụi gai nên không vươn lên được, hạt rơi vào ruộng đất màu mỡ nên trổ sinh được nhiều hoa trái.
Vận câu chuyện ngụ ngôn trên vào với những "hạt vàng" của chúng ta hôm nay, sẽ thấy đất tốt đương nhiên là nơi để lựa chọn, nếu không sẽ phí phạm những tài năng.
Trước hết hãy suy nghĩ về nguyện vọng của chính các em. Hầu hết các em đều ước mơ được đi du học ở những trường đại học tốt nhất của Mỹ, Anh. Đó là nguyện vọng của các huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế Phạm Duy Tùng, Phạm Thành Thái, Đỗ Xuân Bách... Nguyện vọng đó có chính đáng và xứng đáng không, xin thưa ngay rằng rất xứng đáng và rất hợp lý. Bởi lẽ, Việt Nam chưa có một trường đại học nào nằm trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Nếu các em được đào tạo ở những trường đại học danh tiếng trên thế giới, thì đó là điều kiện, là môi trường để các em phát huy tối đa tài năng và trí tuệ của mình.
Chúng ta có một số chương trình dùng ngân sách để đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, có những người được lựa chọn đi đào tạo nhưng không thực sự đúng tiêu chuẩn. Còn các em đạt huy chương trong các kỳ thi quốc tế vừa rồi là vàng thật, tài năng thật, đầu tư cho các em là việc không có gì phải bàn cãi. Em nào được học bổng tài trợ từ các trường đại học và các tổ chức càng tốt, em nào chưa có thì nhà nước bỏ tiền cho đi du học theo nguyện vọng.
Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là một trí thức được đào tạo ở các trường đại học nổi tiếng của Đức và Mỹ nên ông hiểu được vấn đề. Ông tỏ ra sốt ruột hối thúc: "Em nào đủ điều kiện nhận học bổng mau chóng về địa phương làm thủ tục, nộp hồ sơ để Bộ hướng dẫn đưa đi". Tuấn kiệt muôn đời vẫn hiếm hoi như sao buổi sớm, của quý hiếm tất nhiên phải được giữ gìn và chăm sóc thật kỹ lưỡng.
Lê Chân Nhân (Theo DÂNTRÍ)

Sunday, August 05, 2007

Chúa Nhật 18 Thường Niên (Luke 12:13-21)

Bài Đọc I: Ecclesiastes 1:2,2:21-23 II: Col 3:1-5,9-11
Phúc Âm Luca 12:13-21
13 Có người trong đám đông nói với Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi".14 Người đáp: "Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?"15 Và Người nói với họ: "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu".16 Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: "Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi,17 mới nghĩ bụng rằng: "Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!"18 Rồi ông ta tự bảo: "Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó.19 Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giời ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!"20 Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: "Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ vê tay ai?"21 Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó".
Chi Tiết Hay
Đoạn Phúc Âm này quen gọi là dụ ngôn người giàu khờ dại và chỉ được ghi lại trong Phúc Âm thánh Lucạ Dụ ngôn khi hai anh em tranh chấp về vấn đề chia gia tài.
(c.13) Trong luật thừa tự ghi trong sách Dân Số 27:1-11 và Đệ Nhị Luật 21:15-17, gia tài của người cha được để lại cho các người thừa tự theo thứ tự như sau: con trai, con gái, anh em, chú bác và người bà con gần. Người con trưởng khi nào cũng được hưởng phần lớn nhất. Theo luật Roma, gia tài phải chia chỉ khi có sự đồng ý của tất cả mọi người liên hệ, trong khi luật Do Thái cho phép một người có quyền đòi chia gia tài (Luca 15:12 - dụ ngôn người con hoang đàng).
(c.14) Đức Giêsu được mời làm xử án và người giải hòa trong một tranh chấp mà thời nay thường được xếp vào trường hợp của luật dân sự. Vào thời đó, không có sự phân biệt rõ ràng giữa các loại luật lệ, thầy rabbi có thể trả lời trong mọi tranh chấp ngay cả tranh chấp trong gia đình. Đức Giêsu tránh không muốn dính vào sự tranh chấp bởi lòng tham lam mà dùng cơ hội đệ dạy về cạm bẩy do của cải.
(cc.17-19) Chữ "tự mình" được dùng đi dùng lại nhiều lần để nhấn mạnh về sự tự trung tự đại của người giàu có. Trong chương trình của ông, không gì đếm xỉa tới gia đ`inh, người láng giềng hoặc về Chúa.
(cc.20-21) Chúa kết án người giàu có là người khờ dại bởi vì ngay cả khi đã dự liệu thật kỹ càng ông cũng không biết giờ nào mình sẽ bị cất đi thì tại sao ông lại phải thu tích của cải nhiều như vậy.
Một Điểm Chính: Mục đích của cuộc đời không phải là làm giàu của cải vật chất, mà làm giàu những gì dưới mắt của Thiên Chúạ Đó là chia sẻ những gì mình có cho người khốn cùng.
Suy Niệm
1. Khi gặp phải những tranh chấp trong gia đình anh em, tôi phải dùng sức mạnh nào để giảng hòa sự khác biệt?
2. Cũng như người giàu có trong dụ ngôn, tôi có dùng quá nhiều thời giờ và sức lực để làm giàu và để dự tính một tương lai bảo đảm sung túc không? Tương lai đó có hoàn toàn thuộc về tôi chăng? Tôi quên gì trong dự tính đó?
3. Tôi dùng của cải thế nào? Nó có phải hoàn toàn là do công sức của tôi hay là món quà của Thiên Chúa? Làm thế nào để tôi quân bình giữa những gì cần có và những gì xa xỉ?
--------------------------------------------
18th Sunday in Ordinary Time
Reading I: Ecclesiastes 1:2,2:21-23 II: Col 3:1-5,9-11
Gospel Luke 12:13-21
13 One of the multitude said to him, "Teacher, bid my brother divide the inheritance with me."14 But he said to him, "Man, who made me a judge or divider over you?"15 And he said to them, "Take heed, and beware of all covetousness; for a man's life does not consist in the abundance of his possessions."16 And he told them a parable, saying, "The land of a rich man brought forth plentifully;17 and he thought to himself, 'What shall I do, for I have nowhere to store my crops?'18 And he said, 'I will do this: I will pull down my barns, and build larger ones; and there I will store all my grain and my goods.19 And I will say to my soul, Soul, you have ample goods laid up for many years; take your ease, eat, drink, be merry.'20 But God said to him, 'Fool! This night your soul is required of you; and the things you have prepared, whose will they be?'21 So is he who lays up treasure for himself, and is not rich toward God."
Interesting Details
This passage is referred as the parable of the rich fool and only found in Luke. It was prompted by a dispute between brothers over inheritance.
(v.13) In the inheritance laws described in Num 27:1-11 and Deut 21:15-17, the father's heritage was passed on to the following chain of beneficiaries: son, daughter, brothers, uncles and nearest relative. The oldest son always got a larger portion of the heritage. According to Roman law, a division of inheritance was required only if both parties requested it. However, Judaic law allowed the division on the petition of a single son (Lk 15:12 - the parable of the lost son).
(v.14) Jesus was invited to be a judge and a mediator in what nowadays is called a civil case. At that time, there was no distinction between various facets of the law; a rabbi was expected to provide the answers in all cases even in family disputes. Jesus refused to be drawn into the conflict driven by greed but used the opportunity to teach about the trap of possessions.
(vv.17-19) The words "I" and "my" were repeatedly used to emphasize the egocentric view of the rich man. Family, neighbors and God were all absent from his plan.
(vv.20-21) God condemned the rich man as a fool because even with careful planning he would not know when the time came, then why he had to accumulate so much wealth.
One Main Point: The purpose of life is not to be rich in material possessions, but to be rich in the sight of God. That is to share the wealth to those in need.
Reflections
1. When I get involved in a family dispute, what is the driving force to settle the differences?
2. Similar to the rich man in the parable, do I spend so much time and energy to accumulate wealth and a great plan to secure a comfortable future? Do I totally control that future? What do I miss in my plan?
3. How do I treat my possessions? Do I rightfully earn them or consider them as gifts from God? How do I balance between the need and the excessive?