CHÀO BUỔI SÁNG
Khi mùa thi đến...
Hôm nay, hàng triệu thí sinh khắp mọi miền đất nước bước vào ngày đầu tiên của kỳ thi quan trọng vào bậc nhất sau 12 năm đèn sách. Chưa bao giờ dư luận xã hội quan tâm toàn diện, đồng bộ đến kỳ thi tốt nghiệp THPT như lúc này. Và, cũng chưa bao giờ những vấn đề của giáo dục được đem ra mổ xẻ tỉ mỉ như thời gian vừa qua.
Những năm gần đây, cứ đến mỗi kỳ thi, không chỉ phụ huynh lo lắng, thí sinh căng thẳng mà ngay cả thầy cô giáo làm nhiệm vụ coi thi cũng đau đầu, nhân dân dèm pha... Thí sinh lo đề ra không đúng trọng tâm, lo làm bài không được; và cả một bộ phận chây lười còn lo cả chuyện giám thị khó thì "toi mạng" vì không thể "xài phao" được?! Một bộ phận phụ huynh lo con cái học dở thi trượt nên chạy chọt gửi gắm, làm loạn trường thi. Ngay cả một số lãnh đạo tỉnh, thành cũng xin xỏ chạy chọt; lãnh đạo ngành giáo dục ở một vài địa phương thiếu trong sạch, chạy theo thành tích, tiêu cực (bài học xương máu từ Bạc Liêu chưa giải quyết dứt điểm, ngay cả Giám đốc và Phó giám đốc Sở phải bị kỷ luật, hàng ngàn thí sinh khốn đốn dở khóc dở cười).
Lãnh đạo hội đồng coi thi tiêu cực, tiếp tay cho gian lận, biến trường thi trở thành chợ thi như Hà Tây nhiều năm liên tục loạn trường thi, như Tiền Giang năm ngoái... Thầy cô giáo sức yếu lực kém lo rằng nếu làm nghiêm túc theo đúng lương tâm chức nghiệp của người thầy sẽ khó "bảo toàn tính mạng" sau mỗi kỳ thi, e rằng bài học của mấy chục thầy cô bị bọn côn đồ là thí sinh và phụ huynh chặn đường đánh phải cấp cứu ở huyện K'Bang tái diễn... Do vậy, lẽ ra hành trang mang theo khi lên đường làm nhiệm vụ coi thi chỉ cần là bút giấy thì trên xe của nhiều thầy cô giám thị lại có thêm cái để phòng thân như gậy, xà beng... Ít ai can đảm dám đi riêng mà hầu hết tập trung theo đoàn. Và biết bao chuyện khác đau lòng không kể xiết...
Năm nay, ngành giáo dục quyết tâm cao độ, tập trung toàn lực mong có một kỳ thi nghiêm túc và thực sự chất lượng. Các phương án an ninh trật tự, an toàn mùa thi được đưa ra. Công tác thanh tra được nâng lên một bước khi ngoài lực lượng thanh tra tại chỗ của ngành giáo dục địa phương, Bộ GD-ĐT cử trên 60 đoàn thanh tra về cắm chốt tại mỗi hội đồng coi thi. Công tác chỉ đạo và tập huấn cho đội ngũ lãnh đạo hội đồng và toàn thể giám thị cũng được chú trọng, có phần chuyên nghiệp hơn. Nhiều trường xây thêm hàng rào cao hơn mong ngăn chặn nạn loạn trường thi.
Các địa phương khẳng định mạnh mẽ hơn quyết tâm lập lại kỷ cương nề nếp, nhất là các địa phương xảy ra tiêu cực trước đây. Thí sinh cũng được quán triệt tinh thần này từ đầu năm học thông qua "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Quan trọng nhất, cách ra đề đã được cải tiến mạnh mẽ. Năm đầu tiên thi 3/6 môn hình thức trắc nghiệm sẽ hạn chế được phần nào học vẹt, học tủ và chống cả gian lận. Rồi giải pháp nhân đạo cũng được đặt ra khi cho các thí sinh thi trượt lần một có cơ hội thi lại vào tháng tám. Nói chung, chủ trương và giải pháp đã sẵn sàng. Phần còn lại là việc thực hiện. Tôi cũng xin nói ngay, lương tâm và trách nhiệm của mỗi người thực hiện trong kỳ thi (kể cả lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành giáo dục, thầy cô giáo, thí sinh, phụ huynh và cả quần chúng nhân dân) sẽ quyết định sự thành công hay không cho một kỳ thi có chất lượng và nghiêm túc hay không.
Khi mùa thi đến...
Hôm nay, hàng triệu thí sinh khắp mọi miền đất nước bước vào ngày đầu tiên của kỳ thi quan trọng vào bậc nhất sau 12 năm đèn sách. Chưa bao giờ dư luận xã hội quan tâm toàn diện, đồng bộ đến kỳ thi tốt nghiệp THPT như lúc này. Và, cũng chưa bao giờ những vấn đề của giáo dục được đem ra mổ xẻ tỉ mỉ như thời gian vừa qua.
Những năm gần đây, cứ đến mỗi kỳ thi, không chỉ phụ huynh lo lắng, thí sinh căng thẳng mà ngay cả thầy cô giáo làm nhiệm vụ coi thi cũng đau đầu, nhân dân dèm pha... Thí sinh lo đề ra không đúng trọng tâm, lo làm bài không được; và cả một bộ phận chây lười còn lo cả chuyện giám thị khó thì "toi mạng" vì không thể "xài phao" được?! Một bộ phận phụ huynh lo con cái học dở thi trượt nên chạy chọt gửi gắm, làm loạn trường thi. Ngay cả một số lãnh đạo tỉnh, thành cũng xin xỏ chạy chọt; lãnh đạo ngành giáo dục ở một vài địa phương thiếu trong sạch, chạy theo thành tích, tiêu cực (bài học xương máu từ Bạc Liêu chưa giải quyết dứt điểm, ngay cả Giám đốc và Phó giám đốc Sở phải bị kỷ luật, hàng ngàn thí sinh khốn đốn dở khóc dở cười).
Lãnh đạo hội đồng coi thi tiêu cực, tiếp tay cho gian lận, biến trường thi trở thành chợ thi như Hà Tây nhiều năm liên tục loạn trường thi, như Tiền Giang năm ngoái... Thầy cô giáo sức yếu lực kém lo rằng nếu làm nghiêm túc theo đúng lương tâm chức nghiệp của người thầy sẽ khó "bảo toàn tính mạng" sau mỗi kỳ thi, e rằng bài học của mấy chục thầy cô bị bọn côn đồ là thí sinh và phụ huynh chặn đường đánh phải cấp cứu ở huyện K'Bang tái diễn... Do vậy, lẽ ra hành trang mang theo khi lên đường làm nhiệm vụ coi thi chỉ cần là bút giấy thì trên xe của nhiều thầy cô giám thị lại có thêm cái để phòng thân như gậy, xà beng... Ít ai can đảm dám đi riêng mà hầu hết tập trung theo đoàn. Và biết bao chuyện khác đau lòng không kể xiết...
Năm nay, ngành giáo dục quyết tâm cao độ, tập trung toàn lực mong có một kỳ thi nghiêm túc và thực sự chất lượng. Các phương án an ninh trật tự, an toàn mùa thi được đưa ra. Công tác thanh tra được nâng lên một bước khi ngoài lực lượng thanh tra tại chỗ của ngành giáo dục địa phương, Bộ GD-ĐT cử trên 60 đoàn thanh tra về cắm chốt tại mỗi hội đồng coi thi. Công tác chỉ đạo và tập huấn cho đội ngũ lãnh đạo hội đồng và toàn thể giám thị cũng được chú trọng, có phần chuyên nghiệp hơn. Nhiều trường xây thêm hàng rào cao hơn mong ngăn chặn nạn loạn trường thi.
Các địa phương khẳng định mạnh mẽ hơn quyết tâm lập lại kỷ cương nề nếp, nhất là các địa phương xảy ra tiêu cực trước đây. Thí sinh cũng được quán triệt tinh thần này từ đầu năm học thông qua "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Quan trọng nhất, cách ra đề đã được cải tiến mạnh mẽ. Năm đầu tiên thi 3/6 môn hình thức trắc nghiệm sẽ hạn chế được phần nào học vẹt, học tủ và chống cả gian lận. Rồi giải pháp nhân đạo cũng được đặt ra khi cho các thí sinh thi trượt lần một có cơ hội thi lại vào tháng tám. Nói chung, chủ trương và giải pháp đã sẵn sàng. Phần còn lại là việc thực hiện. Tôi cũng xin nói ngay, lương tâm và trách nhiệm của mỗi người thực hiện trong kỳ thi (kể cả lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành giáo dục, thầy cô giáo, thí sinh, phụ huynh và cả quần chúng nhân dân) sẽ quyết định sự thành công hay không cho một kỳ thi có chất lượng và nghiêm túc hay không.
Nguyễn Văn Cải (Theo THANHNIÊN Online)