Saturday, January 06, 2007

TIN VUI KHAI MỞ TUỆ NHÃN

Thấy được Thần Chúa trong mọi sự là mục đích của linh thao. Mọi chuyện, mọi cảnh vật, mọi người, đều là những "ngôi sao" dẫn đường, đều là những dấu chỉ cho thấy Chúa vẫn đang hiển linh hiện diện, như Tin Vui tuần này:
"Khi Đức Giêsu giáng sinh tại Bê-lem thuộc xứ Giu-đê, vào thời đại vua Hêrốt trị vì, có mấy vị hiền sĩ từ Đông phương tới Giêrusalem nói rằng: "Ấu Chúa Do-thái ở đâu, chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện và chúng tôi tìm đến chầu Người."
Đức Maria đúng là sư mẫu của những nhà chụp hình: nhìn kỹ những chuyện xẩy ra để thấy được Chúa. Trong câu chuyện Giáng Sinh, giữa bao trái ngược không thể hiểu được, Thánh Luca viết lại:
"Riêng Maria, nhất thiết chuyện gì xảy ra đều ghi lại và suy tưởng trong lòng" (Lc 2:19). Và đoạn khác, giữa những khủng hoảng trong chuyện lạc mất con, "Mẹ Người ghi mọi chuyện vào lòng" (Lc 2:51).
PHÚT TỊNH TÂM
Như vậy, mỗi người đều có thể là một nhà chụp hình, chụp bắt lại được nhịp điệu an bình của Thần Khí, tìm lại được nét thắm tươi hứng khởi của cuộc sống. Mọi sự đang là những ngôi sao dẫn đường chỉ lối. Nhà chụp hình thấy được dáng nét Chúa hiện hình qua mọi người, mọi sự, mọi biến cố lớn nhỏ trong cuộc sống. Con đang thấy Chúa hiển hiện ngay trước mặt:
Người đây mừng quá chụp đi
Mỗi hình mỗi nét trọn ghi dáng Thần.
Lm. Trần Cao Tường (trích từ tác phẩm Nhịp Múa Sông Thanh, Thời Điểm xuất bản)

Lễ Hiển Linh - Epiphany (Matthêu 2:1-12)

Bài Đọc I: Isa 60:1-6 II: Eph 3:2-3,5-6
Phúc Âm Matthêu 2:1-12
(1) Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, (2) và hỏi: "Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người" (3) Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao (4) Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu. (5) Họ trả lời: "Tại Bê lem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: (6) Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ítraen dân Ta sẽ ra đời" (7) Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện (8) Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người" (9) Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đế tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại (10) Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng (11) Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến (12) Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
Chi Tiết Hay
* (c.1) Thượng Viện La-Mã phong cho Hêrôđê làm Vua dân Do-thái vào năm 40 trước công nguyên. Ông ta là một chính trị gia nhiều mưu mô, tàn nhẫn ngay cả với gia đình, và nổi tiếng về xây cất nhiều công trình đồ sộ. Khi các chiêm tinh gia tìm hỏi "Vua dân Do Thái" là tước hiệu của chính ông, ông sợ có kẻ cướp ngai vàng.
* (c.1 và 11) Tiếng "nhà chiêm tinh" không lột hết ý nghiã. Các vị này còn biết giải thích giấc mộng và làm tư tế trong đền thờ xứ Ba-tư. Các món quà của họ có vẻ là sản phẩm của Ả-rập. Vì có 3 món quà, nên tục truyền thành 3 chiêm tinh gia. Họ được đặt tên là Caspar, Balthasar, và Melchior, và Caspar trở thành da đen. Các ngài đại diện cho toàn thể dân ngoại từ khắp nơi.
* (c.5) Bêlem là một thành nhỏ quãng 5 dặm về phía nam của Giêrusalem, và là quê của vua Đa-vít. Dấu Chúa sanh ở đây chỉ rằng Ngài là dòng vương giả.
* (c.11). Ý nghĩa các tặng vật: - Vàng: kim loại quý trong triều đình. Chúa là vua.- Nhũ hương: thường dùng trong việc tế tự. Khói hương bay lên như những lời khấn nguyện. Chúa Giêsu là Chúa.- Mộc dược: để tẩm liệm xác chết. Chúa là người, đấng chịu chết để cứu thiên hạ.
Một Điểm Chính: Các nhà chiêm tinh từ khắp thế giới dến bái lạy Chúa, còn Hê-rô-đê chỉ kiếm cớ bái lạy để tìm giết Chúa. Chuyện các nhà chiêm tinh ngoại giáo ở đầu Phúc Âm liên quan trực tiếp tới cảnh kết thúc của Phúc Âm này, khi các môn đệ bái lạy Chúa và Chúa sai các ngài "làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (28:17-20).
Suy Niệm
1. Tôi nhận ra Chúa bằng dấu nàỏ Tôi cảm thấy sao khi nhận ra các dấu ấỵ Rồi tôi làm gì?
2. Tôi đã tìm và đã thấy Chúa chưa? Ngài ra saỏ Ngài nói gì?
3. Tôi tặng Chúa lễ vật gì? Chúa phản ứng ra sao?
---------------------------------------------
Epiphany
Is 60:1-6 II: Eph 3:2-3,3:5-6
Gospel Matthew 2:1-12
(1) Now when Jesus was born in Bethlehem of Judea in the days of Herod the king, behold, wise men from the East came to Jerusalem, saying, (2) "Where is he who has been born king of the Jews? For we have seen his star in the East, and have come to worship him." (3) When Herod the king heard this, he was troubled, and all Jerusalem with him; (4) and assembling all the chief priests and scribes of the people, he inquired of them where the Christ was to be born. (5) They told him, "In Bethlehem of Judea; for so it is written by the prophet: (6) 'And you, O Bethlehem, in the land of Judah, are by no means least among the rulers of Judah; for from you shall come a ruler who will govern my people Israel.'" (7) Then Herod summoned the wise men secretly and ascertained from them what time the star appeared; (8) and he sent them to Bethlehem, saying, "Go and search diligently for the child, and when you have found him bring me word, that I too may come and worship him." (9) When they had heard the king they went their way; and lo, the star which they had seen in the East went before them, till it came to rest over the place where the child was. (10) When they saw the star, they rejoiced exceedingly with great joy; (11) and going into the house they saw the child with Mary his mother, and they fell down and worshiped him. Then, opening their treasures, they offered him gifts, gold and frankincense and myrrh. (12) And being warned in a dream not to return to Herod, they departed to their own country by another way.
Interesting Details
* (v.1) Herod was appointed King of the Jews by the Roman senate in 40 B.C. He was cunning politically, cruel to his family, and famous for constructing massive buildings and fortresses. When the Magi asked for the newborn "King of the Jews" (v.2) which was official title of Herod, Herod was afraid of a rival.
* (v.1, 11) The Magi were a priestly caste in Persia. Their knowledge of astrology probably came from Babylon, and their gifts from Arabia. Because of three gifts, tradition settled on three Magi, eventually named Caspar, Balthasar, and Melchior. Caspar also became a black. They represent the whole diverse Gentile world.
* (v.5) Bethlehem, a small town five miles south of Jerusalem, was the ancestral home of David. Jesus' birth there indicates that he is "Son of David."
* (v.11) The meanings of the gifts:1. Gold: a precious metal reserved only for royalty. Jesus is king.2. Frankincense: a favorite part of religious rituals. Its smoke rises like prayer. Jesus is God.3. Myrrh: used to heal and embalm a dead body. Jesus is man, whose suffering saves the world.
One Main Point: THE REVELATION OF GOD TO THE WORLD. The Magi from around the world search for Jesus and pay him homage, while Herod only pretends to do so. At the beginning of the Gospel, these Gentile Astrologers point to the conclusion of the Gospel, when the disciples pay Jesus homage, and Jesus told them to "make disciples of all the Gentiles." (28:17-20)
Reflections
1. By what signs do I recognize Jesus? How do I feel when I recognize these signs? Then what do I do?
2. Have I looked for and found Jesus? What does Jesus look like? What does he say?
3. What gifts do I bring Jesus? How does Jesus receive my gifts?

Wednesday, January 03, 2007

Phút tĩnh lặng

Có lẽ cuộc sống muốn chúng ta chọn lầm người trước khi gặp được đúng người để rồi chúng ta mới biết cảm ơn món quà của cuộc sống.Khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác mở ra, nhưng thường thì người ta nhìn rất lâu vào cánh cửa đã đóng mà không để ý cánh cửa kia đã mở ra rồi.
Đôi khi một cái gì đó vuột khỏi tầm tay chúng ta rồi ta mới biết rằng mình đã từng có nó, và mới cảm nhận được rằng điều đó quan trọng và có ý nghĩa biết bao với mình.
Hãy yêu một người bằng trọn vẹn trái tim mình mà không cần đáp lại. Đừng vội trông mong tình yêu đến mau chóng mà hãy kiên trì chờ cho đến khi tình yêu hiện hữu trong trái tim họ; nếu không thì bạn hãy an lòng vì trong tim bạn đã có nó rồi.
Có thể bạn chỉ mất một phút để say mê một người, một giờ để thích một người, và một ngày để yêu một người, nhưng phải mất cả một đời mới có thể quên được một người.
Đừng vì dáng vẻ bên ngoài, vì đó là lừa dối. Đừng vì của cải vật chất, vì có thể mất đi. Hãy tìm người nào có thể làm bạn mỉm cười, bởi vì chỉ có nụ cười mới có thể làm một ngày âm u trở nên tươi sáng.
Có những giây phút trong đời khi bạn nhớ thương một người nào đó tha thiết đến nỗi bạn muốn mang người đó ra khỏi giấc mơ để ôm họ trong vòng tay thực tại. Hãy mơ những gì bạn ước mơ; đi nơi nào bạn muốn đi; làm những gì bạn khát khao; trở thành những ai mà bạn mong muốn, bởi vì bạn chỉ có một cuộc đời và một cơ hội để làm tất cả những gì bạn mơ ước.
Hãy tự đặt mình trong vị trí của người khác. Nếu trong hoàn cảnh ấy bạn cảm thấy bị tổn thương, thì người khác cũng sẽ cảm nhận như vậy.
Một người hạnh phúc nhất không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất; mà là người biết tận hưởng và chuyển biến những gì xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất.
Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khát khao và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng tình cảm những người và những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.
Tình yêu bắt đầu bằng một nụ cười, đơm hoa kết trái bằng một nụ hôn và kết thúc bằng những giọt nước mắt... dù đó là giọt lệ buồn hay vui, thì tình yêu ấy đã đem đến cho bạn những kỷ niệm thật ấn tượng và sâu sắc, là dấu ấn của tâm hồn và cho từng bước trưởng thành của bạn.
Một tương lai tươi sáng luôn đứng lên trên một quá khứ đã lãng quên.
Bạn không thể nào thẳng tiến bước trên đường đời cho đến khi bạn biết cho qua đi và học hỏi những thất bại và những sai lầm, đau buồn trong quá khứ.
Nguyễn Mạnh Thảo - Theo The Lesson of Life _ TUỔITRẺ ONLINE

Bạn là ai?

* Bạn là ai? - Tên tôi là Peter.
* Nếu bạn đến từ Nicaragua, bạn sẽ được gọi là Pedro. Vậy Pedro và Peter là một hay là hai? - Một, bởi vì tôi là tôi thôi.
* Bạn là một cái tên sao? - Không, dĩ nhiên là không.
* Vậy thì bạn là ai? - Tôi là một người đàn ông.
* Bạn muốn nói bạn không phải là một đàn bà? - Không. Tôi nói rằng tôi là một người đàn ông.
* Nhưng bạn là đàn ông chỉ khi bạn không phải là đàn bà. Bạn là ai? - Tôi là một đàn ông người Anh.
* Nếu bạn đến từ Nhật, Bạn sẽ là đàn ông Nhật Bản chứ? - Không.
* Tại sao? - Bởi vì tôi sinh ra ở Anh và nói tiếng Anh.
* Nếu bạn sinh ra ở Anh nhưng lớn lên ở Trung Quốc, bạn sẽ là người Trung Quốc hay người Anh. - Sẽ là người Anh.
* Ồ, vậy… bạn không phải là người, bạn là quốc gia thì phải hơn chứ . Bạn là ai? - Tôi là cháu nội của một nhà thám hiểm Bắc cực nổi tiếng. Ông tôi đã từ vùng Cực Bắc trở về, mang theo con gấu Bắc cực trong vỏ tàu của ông.
* Và những thứ đó, bạn đã nghĩ là nhờ nó mà bạn được minh định thêm, là ông nội bạn hay là con gấu Bắc Cực đó? - Làm sao mà tôi phải được công nhận bởi gia đình tôi? Tôi là tôi chứ.
* Vậy ra bạn thích làm một con gấu Bắc cực “mồ côi’? - Không! Tôi là một người đàn ông thông minh, tháo vát, mọi người đã nhận xét như vậy.
* Bây giờ, hãy nhìn tôi đây, này Peter, người thông minh, tháo vát và đặc biệt nữa bởi ông nội là nhà thám hiểm Bắc cực nổi tiếng. Còn gì khác nữa để phân biệt bạn với người khác? - Con gái út của tôi là chuyên viên thể thao quốc tế và mẹ tôi đã mất khi tôi hãy còn là một đứa trẻ.
* À, bạn vừa là một Peter tội nghiệp, vừa là một Peter may mắn. Cái gì đích thực là bạn: một bé trai sớm mất mẹ hay một người cha có đứa con gái thành đạt? - Cả hai đều có trong tôi.
* Ở đâu? - Bạn muốn nói ở đâu?
* Tôi muốn nói có phải nó ở bên trong bạn, gần phía trên đầu bạn hay phía chân bạn? - Có lẽ ở giữa, gần trái tim tôi.
* Nó là một thứ cảm giác chăng? - Phải rồi.
* Nó to như thế nào? - Tôi không rõ.
* Nó màu gì? - Không có màu gì cả.
* Vậy thì hình dáng? - Không có.
* Nhưng nó ở bên trong bạn mà? - Vâng.
* Nếu chúng tôi cắt lấy tim bạn ra, chúng tôi có thể thấy không? - Tôi không giả thiết như vậy.
* Vậy thì nó ở đâu? - Tôi không biết.
* Bạn có chắc rằng nó ở bên trong bạn không? - Nó còn có thể ở đâu nữa?
* Nhìn lại đi. Lại đây. Hãy nhìn vào gương xem. Bạn thấy có thông minh, có ông nội, có sự tháo vát, có chuyên viên thể dục không? - Không.
* Bạn thấy có người Anh không? - Không.
* Có thấy Peter không? - Không biết.
* Tốt. Bây giờ chúng ta có thể bắt đầu rồi. Bạn là ai?
Nguồn: Joseph Goldstein - Tạp chí Văn hóa Phật giáo _ TUỔITRẺ ONLINE

Monday, January 01, 2007

LỜI SỐNG Tháng Giêng 2007

Đức Giêsu lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đon, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tình. Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giêsu, và xin Người đặt tay trên anh. Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Epphata”, nghĩa là: hãy mở ra! Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. Đức Giêsu truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra. Họ hết sức kinh ngạc và nói: “Ông ấy làm
việc gì cũng tốt đẹp cả: làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.” (Mác-cô 7:37)


“Người làm việc gì cũng tốt đẹp cả: cho kẻ điếc nghe được và kẻ câm nói được” (Mác-cô 7:37)
Đang khi Đức Giêsu đi đường, người ta dẫn đến cho Người một người vừa điếc vừa ngọng và Người nói lên: “Effatà”, nghĩa là “Hãy mở ra” để chữa anh. Thấy việc đó, dân chúng kinh ngạc cùng vui mừng la lên:
“Người làm việc gì cũng tốt đẹp cả: cho kẻ điếc nghe được và kẻ câm nói được”
Những vìệc lạ Đức Giêsu làm nói lên tình thương của Người đối với những kẻ Người gặp trên đường. Đó cũng là những “dấu” chỉ về thế giới mới Người đã đến để thiết lập. Việc chữa người câm điếc là dấu chỉ Đức Giêsu đã đến để ban cho ta một khả năng mới để hiểu biết cùng nói năng.
“Effatà” là lời cũng được nói lên với chúng ta khi nhận phép Rửa.
“Effatà”: và Người mở ra để ta nghe Lời Chúa, ngõ hầu ta để cho Lời ấy thấm nhập vào nơi mình.
“Effatà” là lời Người mời gọi ta mở ra để lắng nghe tất cả những kẻ mà Người đồng hoá với mình: đó là mỗi con người, nhất là những kẻ bé mọn, những người nghèo, người thiếu thốn, và tạo nên một cuộc đối thoại yêu thương với tất cả mọi người, cuộc đối thoại đi đến chỗ chia sẻ kinh nghiệm về Tin mừng của mình.
Cảm tạ Đức Giêsu về những gì Người tiếp tục làm nơi mình, chúng ta nói lên, như đám đông thời đó rằng:
“Người làm việc gì cũng tốt đẹp cả: cho kẻ điếc nghe được và kẻ câm nói được”
Làm sao ta thực hành Lời này?
Bằng cách đập tan cái “điếc” của mình và làm im đi những tiếng động bên trong cùng chung quanh ta, chúng ngăn cản ta nghe tiếng Thiên Chúa, tiếng lương tâm, tiếng của anh chị em ta.
Từ nhiều nơi chúng ta nghe được những yêu cầu thường ngầm hiểu là xin trợ giúp: đó là một em bé đòi sự chú ý, một cặp vợ chồng gặp khó khăn, một người đau yếu, một người già nua, một người tù cần trợ giúp. Chúng ta nghe tiếng kêu gào của những công dân xin cho họ một thành phố nơi có thể sống được, tiếng kêu gào của những công nhân đòi công bằng hơn, tiếng kếu gào của cả một dân tộc không được quyền hiện hữu... Bị hàng ngàn chú ý cùng hấp dẫn quấy nhiễu, thường cái tai của tâm hồn ta không để ý đến những người chung quanh mình. Hoặc vì quá lo lắng đến những nhu cầu của mình, ta có thể giả điếc không nghe gì.
Lời Sống đòi ta phải “lắng nghe” để cùng với người khác nhận lấy những bận tâm cùng những khó khăn, cũng như chia sẻ những niềm vui cùng những chờ đợi, trong tình liên đới ta tìm lại được. Lời Sống mời gọi ta đừng “câm” miệng, mà can đảm nói lên: để chia sẻ những kinh nghiệm cùng những xác tín sâu xa nhất; để can thiệp bênh vực người không có tiếng nói; để tác động hoà giải; để đưa ra những ý tưởng, những giải pháp, những kế hoạch... mới.
Và khi cảm tưởng mình không đương đầu nổi với những cảnh huống làm ta cảm thấy mình thấp kém, thì một niềm chắc chắn sẽ nâng đỡ ta: đó là Đức Giêsu, Đấng đã mở mắt và miêng ta:
“Người làm việc gì cũng tốt đẹp cả: cho kẻ điếc nghe được và kẻ câm nói được”
Đó là kinh nghiệm của chị Lucy Shara ở Nam Phi châu. Khi cùng với gia đình rời đến thành phố Durban, chị đã phải đương đầu với cuộc sống tại một thành phố lớn và bắt đầu một việc làm mới, với trách nhiệm. Lúc đó là những năm dưới chế độ phân biệt chủng tộc và một phụ nữ Phi châu giữ những chỗ điều khiển là điều hiếm hoi.
Một hôm chị nhận thấy giữa những công nhân đang lan tràn một thứ bệnh suyễn nặng, do điều kiện làm việc tồi tệ gây nên. Nhiều công nhân bất thình lình biến mất hay vắng mặt trong nhiều tháng. Chị nói với ông phó giám đốc điều đó và đề nghị một giải pháp là đặt một máy tốt để lọc khí nơi làm việc. Đó là một chi phí nặng và hãng từ chối.
Là người tìm cách sống Lời Chúa từ lâu, chị Lucy đã tìm được ở đó sức mạnh cùng ánh sáng cho mình. Chị cảm thấy nơi mình như một ngọn lửa đem lại cho chị lòng can đảm, giữ cho chị bình tĩnh trong mọi cuộc điều đình và đặt chị trong thái độ lắng nghe thành thực ý kiến của ban giám đốc. Chị kể “Đến một lúc những lời nói đúng lúc nở trên miệng tôi để bênh vực những người không có tiếng nói. Tôi đã làm cho người ta hiểu rằng giá ban đầu phải trả sẽ được giảm bớt nhờ những điều kiện sức khoẻ của các công nhân được tốt hơn, họ không còn bó buộc phải vắng mặt vì bệnh tật nữa.
Những lời của chị là những lời thuyết phục người khác. Hãng gắn máy lọc khí, bệnh suyễn giảm từ 12% xuống 2% và tình trạng vắng mặt cũng giảm. Ban giám đốc cám ơn chị, và tặng chi cả số tiền thưởng thêm vào tiền lương. Niềm vui chuyền đi giữa các công nhân và tại nhà máy người ta thở một “bầu khí” mới theo tất cả mọi nghĩa!
Chiara Lubich, Lm. JB Vượng, chuyển ngữ

Mẹ hiền - biển rộng tình thương

Được tặng dĩa nhạc thánh ca “Chúa vẫn yêu con” của hội dòng Con Đức Mẹ Mân Côi (Chí Hòa) nên tôi có dịp thưởng thức Biển rộng tình thương trong ngày Hiền Mẫu. Biển rộng tình thương là ca khúc của Trầm Hương, FMSR phổ nhạc từ bài thơ của một linh mục Dòng Tên:
Bàn tay nào đáng hôn
hơn bàn tay của MẸ
giọng nói nào dễ nghe
hơn tiếng MẸ ầu ơ.
Ðố em biết tự bao giờ,
trái tim MẸ rộng hơn bờ đại dương.
Dù cho bão tố bốn phương,
cũng không lay nổi tình thương MẸ hiền.
Mẹ cho em ngủ bình yên,
cho em sức mạnh dong thuyền ra khơi,
cho em giữ mãi nụ cười,
dù trong giông tố hay trời tối đêm.
Mẹ là ánh sáng dịu êm,
đưa thuyền em tới tận miền bình an.
Linh mục Nguyễn Công Đoan được thi hứng những vần thơ trên từ quan hệ Mẫu- tử thiêng liêng nhất trong dung mạo của Đức Maria! Mồ côi mẹ từ thuở lọt lòng, hơn ai hết chính linh mục tác giả đã vượt qua bão tố bốn phương bằng tình thương của Đức Maria và tình thương ấy được hâm nóng lên hôm nay một cảm nghiệm sâu sắc hiền dịu nhất về Mẹ như biển rộng của tình thương.
Ai trong đời cũng có mẹ. Đã sinh ra đời ắt phải có mẹ. Nhưng có những người được sống với mẹ và nhiều người phải sống thiếu mẹ. Có những người được sống trong tình thương của mẹ, nhưng có những người sống xa rời tình thương ấy.
Những người được sống trong tình thương của mẹ thì phải cảm nghiệm được một điều thế gian chẳng dễ kiếm tìm, đó là cảm nghiệm mình được yêu thương. Những người từng ngày lớn lên trong tình thương của mẹ cũng sẽ phải kinh nghiệm một điều mà dòng đời khó lòng trao tặng, đó là kinh nghiệm được tha thứ đỡ nâng.
Phúc âm Luca tường thuật nỗi lo đau đáu của Mẹ Maria khi lạc mất Đức Giêsu cho thấy tâm lòng của người mẹ luôn âu lo thổn thức về con.
Xem phim “Cuộc Thương khó của Đức Kitô,” đoạn Đức Maria đến bên Đức Giêsu khi Mẹ thấy Con vác thập giá nhọc ngã đã có nhiều người bật khóc khi ống kính chiếu xen cảnh hồi ức cậu bé Giêsu chạy nhanh vấp ngã được mẹ Maria ào tới đỡ và ôm vào lòng.
Đọc Kinh Thánh, nghe cụ già Si-mê-on nói tiên tri (Luca 2, 33-35) mới thấy được lòng Mẹ bao la dù biết tương lai hậu vận cậu Con duy nhất sẽ bị chống báng lên án và chính bản thân Mẹ sẽ “bị lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn” vẫn một mực tin yêu phó thác.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh kinh nghiệm được “tai nạn lớn đã xảy ra” khi cảm giác mất mẹ. Ông tường thuật kỉ niệm trên đất Kinh Đô Nhật Bản khi có người tặng bông hoa trắng, dấu của kẻ sống trên đời không còn mẹ, mới thấu hiểu “thân phận trẻ mồ côi”.
Có mẹ là có tất cả. Bởi mẹ là suối nguồn yêu thương
cho con khôn lớn nên người,
cho con ân nghĩa mặn nồng thâm sâu.
Kính nhớ ngày của mẹ là tưởng nhớ không chỉ ơn nghĩa sinh thành mà còn là nhắc nhớ đoan hứa sống đời yêu thương. Yêu mẹ không chỉ là bổn phận mà là còn là quyền lợi. Quyền yêu và được yêu. Ai đã từng trải thói yêu ở đời mới thấy giá trị tự do trong tình yêu của mẹ.
Thánh ca nhà đạo có bài than thở “Mẹ yêu, con yêu Mẹ nói sao cho vừa” âu cũng là tình yêu đáp trả. Vì mẹ yêu ta nên ta thương mẹ. Thế nhưng tình mẫu- tử là tình độc nhất chẳng cần báo đền.
Mẹ yêu ta tự nhiên như nắng sớm mưa chiều nào có mong tình con đáp trả! Ta có yêu mẹ thì cũng chỉ là đong đếm báo đền.
Mừng ngày của mẹ như ca khúc Biển rộng tình thương không chỉ là mừng với bó hoa câu chúc nhưng còn là cảm nghiệm tình thương của mẹ như
Mẹ là ánh sáng dịu êm,
đưa thuyền em tới tận miền bình an.
Mừng ngày của mẹ, hiền mẫu, là biết lấy gì cảm mến chi bằng dâng lên lời tụng ca nguyện chúc:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa sống trong đời cũng đã từng có Mẹ. Mẹ Chúa cũng là mẹ của con, nhưng mẹ của chúng con lại cũng là con cái Chúa.Ước chi nguyện chúc mẹ luôn được Chúa nâng niu phù trì để mẹ luôn song bước bên connhư hình với bóng trong khuôn mẫu của Đức Maria thâm sâu thầm kín luôn dõi theo từng bước con thơ từ lâm bồn vất vả khổ đau cho đến ngày Con yêu lâm tử cứu đời. Xin cho các bà mẹ, hiền như từ mẫu yêu thương như biển trời lai láng cho con học biết nên người cho con khôn lớn dạt dào yêu thương.

HAPPY NEW YEAR 2007 !!!


Sunday, December 31, 2006

Lễ Thánh Gia - Holy Family Sunday (Luca 2:41-52)

Bài Đọc I: Sir 3:3-7,14-17 II: Col 3:12-21
Phúc Âm Luca 2:41-52
(41) Hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. (42) Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, theo tập tục ngày lễ. (43) Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. (44) Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. (45) Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm. (46) Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. (47) Ai nghe cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu. (48) Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!" (49) Người đáp: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" (50) Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói. (51) Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. (52) Còn Đức Giêsu, ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến.
Chi Tiết Hay
* Nadarét cách Giêrusalem khoảng 85 dặm.
* Chỉ có Thánh Luca kể lại chuyện này. Đây cũng là mầu nhiệm vui thứ năm trong chuỗi Mân Côi.
* (c. 41) Thánh Luca kể lại hai lần Chúa Giêsu hành hương lên Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Đây là lần đầu tiên. Lần thứ hai là trước cuộc khổ nạn của Ngài. Trong cả hai lần, Chúa Giêsu đều bị "lạc mất" trong ba ngày. Lần đầu đánh dấu sự trưởng thành của Ngài cũng như sứ mệnh của Ngài. Lần sau cùng kết thúc sứ mệnh của Chúa Giêsu khi Ngài sống lại vinh hiển sau ba ngày từ cõi chết.
* Trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu, người phụ nữ trong gia đình (mẹ, cô, dì, chị, v.v.) có nhiệm vụ nuôi nấng và dạy dỗ con cái, cả trai và gái, cho đến tuổi dậy thì. Bởi vậy con trai thường rất khắng khít với người mẹ ngay cả khi đã trưởng thành.
* (c. 42) Khi người con trai đến mười hai tuổi, luật Maisen bắt buộc cậu phải hành hương lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Cậu sẽ được phép đọc Kinh Thánh lần đầu tiên trong đền thờ, đánh dấu sự trưởng thành. Trách nhiệm dạy dỗ cậu bấy giờ chuyển qua cho người cha.
* (c. 44) Trong những cuộc hành hương này, người Do thái chia ra làm hai đoàn. Đàn ông và các cậu trai 12 tuổi trở lên một đoàn, phụ nữ và các trẻ em nhỏ đi chung với nhau trong một đoàn khác.

* (cc 48-49) Đức Mẹ có lẽ rất hân hoan khi không thấy trẻ Giêsu đi với mình trên đường về, tin rằng con mình đã ý thức sự trưởng thành của mình và đã chọn đi với đoàn người nam. Thánh Giuse có lẽ đã thở dài khi thấy con mình vắng mặt trong đoàn người nam, nghĩ rằng trẻ Giêsu vẫn còn muốn theo mẹ. Trong khi đó trẻ Giêsu đã đánh dấu sự trưởng thành tâm linh của mình, quyết định ở lại đền thờ, "nhà" của Thiên Chúa, Cha của Ngài.
Một Điểm Chính: Vào một thời điểm nào đó của cuộc đời, chúng ta phải trưởng thành trên phương diện tâm linh, nhận Thiên Chúa là Cha, và sẵn sàng đón nhận ý Ngài.
Suy Niệm
1. Đức Mẹ và Thánh Giuse dạy dỗ trẻ Giêsu về phần tâm linh để Ngài có thể nhận định rằng: "Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?". Hồi tưởng lại hành trình đức tin của bạn. Ai là người đã dưỡng dục tâm hồn của bạn? Họ đã làm sao? Lúc nào và làm sao bạn đã nhận định được phạm vi đặc biệt của bạn trong tim của Thiên Chúa?
2. Gia đình là nơi đầu tiên để dưỡng dục đời sống nội tâm. Đọc thêm Luca 2:21-40 và chiêm niệm sự chăm sóc mà Đức Mẹ cùng Thánh Giuse dành cho trẻ Giêsu trong thời thơ ấu của Ngài. Suy niệm về trách nhiệm tâm linh của bạn trong gia đình: những khó khăn, những lúc thối chí, và sứ mệnh trong việc dưỡng dục con cái sao cho chúng lớn lên trong ánh sáng và tình yêu của Thiên Chúa.


Theo ĐỒNGHÀNH Org
---------------------------------------------------------
Holy Family Sunday

Reading I: Sir 3:3-7,14-17 II: Col 3:12-21
Gospel Luke 2:41-52
(41) Now his parents went to Jerusalem every year at the feast of the Passover. (42) And when he was twelve years old, they went up according to custom; (43) and when the feast was ended, as they were returning, the boy Jesus stayed behind in Jerusalem. His parents did not know it, (44) but supposing him to be in the company they went a day's journey, and they sought him among their kinsfolk and acquaintances; (45) and when they did not find him, they returned to Jerusalem, seeking him. (46) After three days they found him in the temple, sitting among the teachers, listening to them and asking them questions; (47) and all who heard him were amazed at his understanding and his answers. (48) And when they saw him they were astonished; and his mother said to him, "Son, why have you treated us so? Behold, your father and I have been looking for you anxiously." (49) And he said to them, "How is it that you sought me? Did you not know that I must be in my Father's house?" (50) And they did not understand the saying which he spoke to them.51 And he went down with them and came to Nazareth, and was obedient to them; and his mother kept all these things in her heart. (52) And Jesus increased in wisdom and in stature, and in favor with God and man.
Interesting Details
* Nazareth is about 85 miles from Jerusalem.
* Only St. Luke reports this event. It is the fifth joyful mystery of the Rosary.
* St. Luke reports only two journeys that Jesus made to Jerusalem for the feast of Passover. This event is the first, and the other immediately precedes his Passion. He was "lost" for three days in both events. The first marks the beginning of Jesus' adulthood as well as his mission. The last one marks the end of his mission as he rose victoriously after three days.
* In Jewish society at the time of Jesus, boys and girls were at first primarily brought up by the women of the family. At the age of puberty, the boys made a transition and were reared primarily by their fathers or the men in the family.
* When a boy reaches the age of twelve, the law of Moses requires that he journeys to Jerusalem for the Passover where, for the first time, he would be allowed to read the Words of God in the temple. This marks the beginning of his adulthood, and his care is transferred to the men in the family. It is a harsh transition for boys.
* For such trips as the journey during the feast of Passover, the Jews traveled in large groups separate according to genders. Men and boys older than twelve travel together, while the women and smaller children travel in a separate group.
* Mary must be joyful not finding the young Jesus with her thinking that he successfully made the transition to adulthood, electing to be with Joseph and all other boys. Joseph, on the other hand, felt disappointed to discover that Jesus was absent among the men. Joseph probably believed that the young Jesus still felt attached to his mother Mary. The young Jesus on the other hand made a spiritual transition into the care of God the Father.
One Main Point: One must, at some point in life, mature spiritually into the providence of God the Father and discover his own unique relation with God.
Reflections
1. Mary and Joseph nurtured the young Jesus spiritually so that he could reach the conclusion: "Did you know that I have to be in my Father's house?" Reflect on your one journey of faith. Who has nurtured you spiritually, and how? How and when did you discover your unique place in God's heart?
2. A family is the primary place to nurture spirituality. Read Luke (2:21-40) and contemplate the care that Mary and Joseph had for Jesus during his childhood. Contemplate your own spiritual responsibility in your family: the obstacles, the doubt, and the mission in bringing up your own children so that they will be able to grow into the wisdom and love of God.


By DONGHANH Org