Saturday, February 17, 2007

CUNG CHÚC TÂN XUÂN ĐINH HỢI !!!





























Nhân dịp đầu Năm Mới Đinh Hợi,
Mến chúc bạn mọi sự Thắng Lợi,
Cuộc sống ngày càng như mong đợi,
Hạnh Phúc chẳng còn mãi xa vời.
Năm mới mừng Chú Ục,
Cuộc sống được Sung Túc,
Gia đình luôn Hạnh Phúc,
Hưởng những lời Xuân Chúc.
Nguyện Chúa Xuân mang đến Hạnh Phúc, Bình An, Ân Sủng và Tình Yêu đến Mọi Người!
-------------------------------------------------------------
Truyện HEO và LỢN
Ngày xưa người Việt gọi giống heo là lợn, và chỉ có tên lợn. Nhưng từ khi mở mang bờ cõi, con cháu sinh sôi nảy nở. Kẻ thì lên xuôi, kẻ thì xuống ngược. Cho nên kể từ đó giọng nói và phong tục dân Việt cũng thay đổi theo vùng. Vì thời Vua Chúa nên đi đâu hay gặp ai cũng thưa với trình. Bẩm quan lớn, bẩm ông, bẩm thầy, bẩm vua, trình Vua, vân vân và vân vân.
Vì chất giọng thay đổi, nên người miền trung mỗi lần gặp vua thì thay vì bẩm quan lớn, họ nói là bẩm quan.... lợn... Quan nghe thấy, tức giận liền mắng: Sao mày dám gọi tao là quan lợn, coi như con lợn à?
Thế là quan sai lính bắt, phạt cho 20 hèo mỗi lần gọi là quan lợn.
Bị đòn oan, nên người dân mỗi khi nhìn thấy con lợn là nghĩ ngay đến cái hèo của quan lớn, và gọi là đồ con hèo.
Trải qua thời gian lâu dần, người ta gọi luôn cho con lợn là con hèo. Khi di chuyển vào Nam, họ bỏ dấu huyền và từ đó gọi là... con Heo...

Wednesday, February 14, 2007

Chúa Nhật 7 Thường Niên - 7th Sunday in Ordinary Time (Luke 6:27-38)

Bài Đọc I: 1Samuel 26:2,7-9,12-13,22-23 II: 1Cor 15:45-49
Phúc Âm Luca 6:27-38
(27) "Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, (28) hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. (29) Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. (30) Anh em muốn hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. (31) Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. (32) Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có ân nghĩa gì đâu? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. (33) Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. (34) Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. (35) Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác. (36) "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Đấng nhân từ. (37) Anh em đừng xét đóan, thì anh em sẽ không bị Thiên chúa xét đóan. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. (38) Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy".
Chi Tiết Hay
+ Đoạn Tin Mừng này nới rộng bài giảng các mối phúc thật và các mối họa tiếp theo tuần trước (6:20-26). Đây là một cách thực tiễn hóa bài giảng nàỷ
+ (c.27) Sứ điệp của Đức Giêsu nhắm vào các môn đệ và những người môn đệ dự bị, những người nghe Chúa giảng thuộc về giới khá giả vì họ mặc hai áo trong và ngoài (c.29), là mục tiêu cho người ăn xin và người ăn trộm, có tiền của để cho mượn (cc.34-25).
+ "Thương yêu kẻ thù" đi từ thái độ (thương yêu c.27), tới ngôn ngữ (chúc lành, cầu nguyện c.28), rồi sau đó tới hành động (đưa má bên kia, áo trong c.29). Đó là một tiến trình của yêu thương thật sự
+ (c.31) Giá trị đạo đức học của luật "khuôn vàng thước ngọc" là sự đáp trả, thường được chia ra làm ba loại: đáp trả sẵn lòng là sự chia sẻ của cải mà không cần đền đáp tiêu biểu trong liên hệ gia đình, đáp trả đồng đều là sự trao đổi dựa trên căn bản hổ tương va có lợi cho cả đôi bên thông thường trong mối liên hệ láng giềng, và đáp trả vô ơn khi người này lợi dụng người kia tiêu biểu trong sự liên hệ với người xa lạ. Luật "khuôn vàng thước ngọc" của Chúa Giêsu là biến đổi đáp trả vô ơn và đáp trả đồng đều tới đáp trả sẵn lòng.
+ Phúc Âm theo Luca và Matthêu có nhiều điểm hơi khác nhau về đoạn kinh thánh này
- (c.31) Mt 7:12 thêm vào "đây là luật Mosê và lời các ngôn sứ". Theo Luca ngôn sứ đích thật chính là Đức Giêsu (Lc 24:27,44).
- (c.32) Mt 5:46 so sánh với người thu thuế thay vì người tội lỗi. Có lẽ Luca tránh dùng ấn tượng của một tầng lớp người bị công kích trong xã hội Do Thái thời đó.
- (c.36) Mt 5:48 dùng "toàn thiện" thay vì "nhân từ". Toàn thiện trong Matthêu là một tiếng trong luật còn nhân từ trong Luca là một trạng thái của tâm hồn.Luca diễn tả sứ điệp của Đức Giêsu dể hiểu cho dân ngoại hơn là Matthêu.
+ (c.38) "Đầy tràn vạt áo" diễn tả hình ảnh món quà tràn đầy của Chúa khi mọi người chia sẻ những gì mình sở hữu.
Một Điểm Chính: Món quà lớn lao khi yêu thương kẻ thù là được làm con Đấng Tối, người đã yêu thương chúng ta không điều kiện, không đòi hỏi đáp trả.
Suy Niệm
1. Bạn có nghĩ lời dạy yêu thương của Đức Giêsu hơi thụ động chăng? Đưa má bên kia, cởi cả áo trong? Bạn có bao giờ dùng cách này để giải quyết những bất đồng? Kết quả ra sao?
2. Hãy nghĩ về một kẻ thù của bạn, tại sao người này trở thành kẻ thù? Lỗi của ai? Đâu là kẻ thù đích thực? Bạn có thể làm hòa và cầu nguyện cho người này không?
---------------------------------------------------
7th Sunday in Ordinary Time
Reading I: 1Samuel 26:2,7-9,12-13,22-23 II: 1Cor 15:45-49
Gospel Luke 6:27-38
(27) "But I say to you that hear, Love your enemies, do good to those who hate you, (28) bless those who curse you, pray for those who abuse you. (29) To him who strikes you on the cheek, offer the other also; and from him who takes away your coat do not withhold even your shirt. (30) Give to every one who begs from you; and of him who takes away your goods do not ask them again. (31) And as you wish that men would do to you, do so to them. (32( "If you love those who love you, what credit is that to you? For even sinners love those who love them. (33) And if you do good to those who do good to you, what credit is that to you? For even sinners do the same. (34) And if you lend to those from whom you hope to receive, what credit is that to you? Even sinners lend to sinners, to receive as much again. (35) But love your enemies, and do good, and lend, expecting nothing in return; and your reward will be great, and you will be sons of the Most High; for he is kind to the ungrateful and the selfish. (36) Be merciful, even as your Father is merciful. (37) "Judge not, and you will not be judged; condemn not, and you will not be condemned; forgive, and you will be forgiven; (38) give, and it will be given to you; good measure, pressed down, shaken together, running over, will be put into your lap. For the measure you give will be the measure you get back."
Interesting Details
+ This passage is an extension to the sermon of beatitudes and woes (6:20-26), it is a contemporary version of that teaching.
+ (v.27) Jesus' message is intended for the disciples or would-be disciples, and the audience is the elite who would have two coats (v.29), would be targets of beggars and thieves (v.30) or would have surplus of wealth (vv.34-35).
+ "Love of enemies" progresses from attitude (love v.27), to speech (blessing, praying v.28), then to action (offering the other cheek, the shirt v.29). It is a wholesome process of real love.
+ (v.31) The ethical value behind the golden rule is reciprocity. This principal can be categorized along three patterns: general reciprocity is the sharing of goods with no hope of return typical in family relationships, balanced or equal reciprocity is an exchange based on mutual and beneficial satisfaction of needs typical in neighborly relations, and in negative reciprocity a party takes advantage of the other party typical in relations with strangers. Jesus' golden rule is to turn the negative and balanced reciprocity toward the general reciprocity.
+ Luke and Matthew are slightly different in their accounts for this passage.
- (v.31) Mt 7:12 adds "this is the law and the prophets." To Luke the real prophet is Jesus (Lk 24:27,44).
- (v.32) Mt 5:46 compares with the tax collectors rather than the sinners. Luke possibly avoids using the stereotype popular in the Jewish community at that time.
- (v.36) Mt 5:48 uses "perfect" rather than "compassionate" or "merciful." Perfect in Matthew expresses a legal term, compassionate in Luke indicates a state of the heart.Jesus' message in the Gospel of Luke is more intelligible to the Gentiles rather than that of Matthew.
+ (v.38) "Overflowing the lap" shows the image of God's superabundant gifts to mere human generosity.
One Main Point: The great reward in loving one's enemies is to become children of the Most High who has loved us unconditionally and expected nothing in return.
Reflections
1. Don't you think Jesus' message of love (offering the other cheek) is passive? Did you ever take this approach to solve your conflict? What were the end results?
2. Do you have an enemy? How did this person become your enemy? Whose fault was that? What are your real enemies? Can you make peace and pray for this person?

THE VALENTINES ROSE



Red roses were her favorites, her name was also Rose.
And every year her husband had sent them, tied with pretty bows.
The year he died, the roses were delivered to her door.
The card said, "Be my Valentine," like all the years before.
Each year he'd sent her roses, and the note would always say,
"I love you even more this year, than last year on this day."
"My love for you will always grow, with every passing year.
"She knew this was the last time that the roses would appear.

She thought, "He'd ordered roses in advance before this day."
Her husband could not have known, that he would pass away.
He always liked to do things early; way before the time.
hen, if he got too busy, everything would work out fine.

She trimmed the stems, and placed them in a very special vase.
Then, sat the vase beside the portrait of his smiling face.
And then she sat for hours, in her husband's favorite chair;
While staring at his picture, and the roses sitting there.

A year went by, and it was hard to live without her mate.
With loneliness and solitude, that had become her fate.
Then, the very hour, as on Valentines before,
The doorbell rang, and there were roses, sitting by her door.

She brought the roses in, and then just looked at them in shock.
Then, went to get the telephone, to call the florist shop.
The owner answered, and she asked him, if he would explain,
Why would someone do this to her, causing her such pain?
"I know your husband passed away, more than a year ago,
The owner said, "I knew you'd call, and you would want to know."
The flowers you received today, were paid for in advance."
"Your husband always planned ahead, he left nothing to chance."

"There is a standing order, that I have on file down here,
And he has paid, well in advance, you'll get them every year.
There also is another thing, that I think you should know,
He wrote a special little card ... he did this years ago."

"Then, should ever, I find out that he's no longer here,
That's the card ... that should be sent, to you the following year."
She thanked him and hung up the phone, her tears now flowing hard.
Her fingers shaking, as she slowly reached to get the card.

Inside the card, she saw that he had written her a note.
Then, as she stared in total silence, this is what he wrote..."
Hello my love, I know it's been a year since I've been gone,
I hope it hasn't been too hard for you to overcome."

"I know it must be lonely, and the pain is very real.
For if it was the other way, I know how I would feel.
The love we shared made everything so beautiful in life.
I loved you more than words can say, you were the perfect wife."

"You were my friend and lover, you fulfilled my every need.
I know it's only been a year, but please try not to grieve.
I want you to be happy, even when you shed your tears.
That is why the roses will be sent to you for years."

"When you get these roses, think of all the happiness,
That we had together, and how both of us were blessed.
I have always loved you and I know I always will.
But, my love, you must go on, you have some living still."

"Please... try to find happiness, while living out your days.
I know it is not easy, but I hope you find some ways.
The roses will come every year, and they will only stop,
When your door's not answered, when the florist stops to knock."
"He will come five times that day, in case you have gone out.
But after his last visit, he will know without a doubt,
To take the roses to the place, where I've instructed him,
And place the roses where we are, together once again."


~"Roses For Rose" by
PoppyK1@aol.com ~

Monday, February 12, 2007

Chuyện tình đẹp nhất Trung Quốc 2006

Câu chuyện về ông lão Trung Quốc 70 tuổi tự tay đẽo hơn 6.000 bậc thang đá để giúp người vợ 80 tuổi của mình trèo lên núi đã đoạt giải thưởng năm 2006 về câu chuyện tình đẹp nhất Trung Hoa. Sau khi câu chuyện này lan rộng, chính quyền địa phương đã cam kết cấp điện vào chiếc hang nơi cặp vợ chồng sống từ 60 năm nay.
Cách đây gần nửa thế kỷ, chàng trai 20 tuổi Liu Guojiang đem lòng yêu Xu Chaoqing, một góa phụ đã có con. Gia đình và bạn bè không tán thành và ra sức can ngăn quan hệ của họ, phần vì tuổi tác chênh lệch, phần vì Xu đã có con. Mệt mỏi với những lời đàm tiếu của dân làng, cặp tình nhân bỏ lên núi sống trong hang động, thuộc huyện Jiangjing, gần thành phố Trùng Khánh. Cuộc phiêu lưu của họ làm bạn đọc cảm động đến mức nó đứng đầu trong danh sách 10 câu chuyện tình Trung Quốc do các phóng viên Tuần san phụ nữ viết lại sau khi lặn lội khắp đất nước ghi nhận.
"Anh có chắc là không hối tiếc không ?", Xu thường hỏi chồng như vậy mỗi khi cuộc sống gian khổ quá sức chịu đựng. Và câu trả lời luôn luôn là một: "Chừng nào chúng mình còn làm việc cần cù, cuộc sống sẽ chỉ tốt lên". Tại buổi lễ trao giải, con trai của họ Liu Mingsheng mang theo một chiếc đèn dầu và kể: "Vì yêu nhau, cha mẹ tôi sống ẩn dật từ hơn 50 năm nay. Ở nhà, chúng tôi không có điện, nên bố tôi làm ra cây đèn này. Mẹ tôi hiếm khi xuống núi, nhưng chính vì bà mà bố tôi đã đẽo hơn 6.000 bậc đá".
V.L (Theo CI & THANHNIÊN)

Sunday, February 11, 2007

NGHÈO VÌ NƯỚC TRỜI

Tết sắp đến, những lời chúc “an khang thịnh vượng”, “ăn nên làm ra” sắp được bung ra như pháo nổ đầu xuân. Đầu năm mới, các nước trên thế giới đều phấn đấu để kinh tế phát triển, tăng thu nhập cho toàn dân. Thế nhưng Lời Chúa hôm nay lại nói: “Hỡi anh em là những kẻ nghèo khó, anh em thật có phúc, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.” Phải chăng Chúa Giêsu phản lại tiến bộ, muốn nhân loại tụt hậu?
Không, Chúa Giêsu không nói về kinh tế, nhưng nói về hạnh phúc. Vật chất có thể góp phần vào hạnh phúc, nhưng vật chất tự nó chưa phải là hạnh phúc. Câu chuyện về công nương Diana là một minh họa rõ nét.
Mùa hè năm 1997, cả thế giới xôn xao về cái chết của công nương Diana. Công nương Diana là một phụ nữ xinh đẹp. Từ khi kết hôn với thái tử Charles, con của nữ hoàng nước Anh, công nương trở thành người có danh vọng và đồng thơi cũng có nhiều tiền của vào bậc nhất trên thế giới. Có lẽ ai cũng nghĩ rằng một phụ nữ đẹp đẽ, giàu sang, phú qúi như thế phải là người hạnh phúc nhất trên đời. Nhưng không đúng như thế. Công nương rất đau khổ vì cảnh gia đình thiếu tình yêu thương chân thực. Thái tử Charles vẫn lén lút quan hệ với người tình cũ. Đau khổ mà chẳng thể nói ra, vì cả gia đình bên chồng muốn giữ gìn uy tín cho hoàng gia. Chán nản với đời sống gia đình, công nương đã tìm vui bên người bạn trai mới. Trong một chuyến đi chơi ở Paris, cả hai bị thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi. Có nhiều người cho rằng chính hoàng gia Anh đã gây ra tai nạn. Không ai nghĩ rằng cuộc đời công nương có hạnh phúc, dù bà có tất cả: sắc đẹp, tiền của, danh vọng.
Chúa không lên án vật chất, nhưng chỉ lên án thái độ sử dụng vật chất. Vật chất do Chúa dựng nên để phục vụ con người. Chúa dựng nên và Chúa thấy mọi sự đều tốt đẹp. Nhưng con người đã làm sai chương trình của Chúa. Thay vì sử dụng vật chất như phương tiện, người ta đã biến nó thành mục đích. Thay vì sử dụng vật chất phục vụ đồng loại, người ta đã sử dụng đồng loại để phục vụ vật chất. Đó là những thái độ bị Chúa lên án. Những thái độ ấy biến vật chất thành chướng ngại ngăn cản ta đạt đến hạnh phúc Nước Trời.
Chúa không khuyến khích cảnh nghèo, càng không khuyến khích những người vì lười biếng mà trở nên nghèo. Chúa chỉ khuyến khích những người vì Nước Trời mà tự nguyện sống nghèo.
Những người vì Nước Trời mà tự nguyện trở nên nghèo là những người hiểu biết giá trị thực sự của tiền bạc. Biết rõ tiền bạc chỉ là phương tiện nên họ dùng tiền bạc mà không dính bén, có tiền mà không nô lệ cho đồng tiền, nhất là biết dùng tiền vào những việc hữu ích cho đồng loại. Vì tha nhân, vì Nước Trời mà tự nguyện sống nghèo.
Những người vì Nước Trời mà tự nguyện sống nghèo như thế không làm cho xã hội tụt lậu, trái lại giúp phát triển xã hội, đưa nhân loại tiến lên. Không chỉ tiến lên về văn minh vật chất mà còn tiến về nền văn minh tình thương.
Những người vì Nước Trời mà tự nguyện sống nghèo như thế giúp nâng cao nhân phẩm con người, đem niềm vui cho người sầu khổ, gieo niềm hy vọng cho những người bị bỏ quên, đem tình thương đến cho nhũng người bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Những người vì Nước Trời mà tự nguyện sống nghèo như thế không phải là những người lười biếng, hèn nhát, ủy mị, bạc nhược. Trái lại đó là thái độ của những tâm hồn dũng mãnh, luôn phấn đấu với chính mình để nâng tâm hồn mình và nâng cả thế giới lên.
Tự nguyện sống nghèo như thế là một mối phúc cho thế giới, cho nhân loại. Thế giới sẽ tốt đẹp biết bao nếu có nhiều người tự nguyện như thế.
Sau đám tang của công nương Diana một tuần lễ, thế giới lại xôn xao về một đám tang khác: đám tang của mẹ Têrêxa Cancutta. Khắc hẳn với công nương Diana, mẹ Têrêxa là một nữ tu già nua, sống một đời nghèo. Trong phòng của mẹ chỉ có một chiếc ghế và một chậu thau đựng nước. Người ta cho mẹ nhiều tiền, nhưng mẹ tự nguyện sống nghèo, dành hết tiền của để giúp những người nghèo, những trẻ mồ côi, tàn tật. Khi Đức Giáo hoàng sang thăm Ấn độ, thấy mẹ đi lại công tác nhiều, tặng mẹ một xe ô tô sang trọng. Nhưng khi Đức Giáo hoàng về, mẹ đã bán xe lấy tiền giúp người nghèo. Có 40 nguyên thủ quốc gia đến tham dự đám tang của mẹ. Và Ấn độ, một nước không ưa gì đạo Công giáo, đã cử hành quốc táng cho mẹ. Hai mươi mốt phát súng đại bác tiễn đưa linh hồn mẹ trong khi các vị nguyên thủ quốc gia quyền uy đứng cúi đầu kính cẩn trước thi hài vị nữ tu già nua, nghèo khó. Mẹ đã thực hành Lời Chúa: Phúc cho anh em là người nghèo khó, vì Nưóc Trời thuộc về anh em.”.
Lạy Chúa, chúng con sợ nghèo! Nghèo! như một hình phạt dành cho kẻ xấu số. Chúng con chạy trốn cảnh nghèo bằng cách ăn cướp thời giờ của vợ chồng, con cái, thời giờ phụng sự Chúa để ngày đêm làm việc, học hành, thậm chí đạp lên nhau... để thoát cảnh nghèo. Đâu ngờ rằng Chúa lại ban phước lành cho cái nghèo. Nghèo vật chất thì được Chúa chúc phúc, còn nghèo tâm hồn, nghèo tình thương mà cứ ngỡ mình giàu có thì sao hở Chúa. Lạy Chúa, xin giúp chúng con, những tâm hồn còn nặng tính xác phàm biết tập sống tinh thần nghèo khó, không dính bén với của cải thế gian, biết mở lòng chia sẻ với người nghèo để nhận thấy rằng mình không nghèo về tầm hồn và tình yêu. Amen!
TGM Ngô Quang Kiệt (Vietcatholic News)

Những Nẻo Đường Sống Hạnh Phúc

CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN NĂM C

Chúng ta đang sống trong những ngày cuối năm âm lịch 2006. Trong những ngày cuối năm này, ngoài những việc bận rộn trong đạọ cũng như ngoài đời, mỗi người chúng ta ai cũng có những khoảnh khắc lắng đọng để nhìn lại thời gian đã qua: Thời gian đã qua của năm cũ cũng là thời gian chúng ta bước thêm một chút trong cuộc hành trình tiến về nhà Cha.Thời gian đã qua của năm cũ cũng là tiếng kêu gọi chuẩn bị đón nhận thêm thời gian của năm mới, đón nhận thêm chặng hành trình về nhà Cha sao cho phù hợp với Thánh Ý của Thiên Chúa. Nhờ đó khi kết thúc hành trình của kiếp người, chúng ta được xứng đáng ra nghênh đón Chúa cùng với các Thánh trên trời.

Thế nhưng làm sao để xứng đáng đón nhận phần thưởng Chúa ban khi chúng ta kết thúc cuộc đời dương thế. Thưa ngay giây phút hiện tại của cuộc sống, chúng ta hãy can đảm sống theo lời Chúa chỉ dạy. Lời Chúa chỉ dạy chúng ta được dệt bằng những nẻo đuờng sau đây:

1/ Nẻo đường tin tưởng và cậy trông:

Bài đọc 1 chúng ta vừa nghe: Đó là sứ điệp của Tiên tri Giêrêmia kêu gọi dân tộc của mình phải luôn tin tưởng và cậy trông vào Thiên Chúa. Theo Tiên tri Giêrêmia ai tin tưởng vào Thiên Chúa thì người đó sẽ có phúc: Có phúc vì có Chúa là niềm vui, là niềm an ủi, là gia nghiệp, là sự sống, là Đấng cứu độ muôn người. Vì thế, cho dù có bị quyến rũ bởi sức mạnh đồng tiền, sức mạnh của quyền uy, sức mạnh của danh tiếng, mỗi người hãy tránh xa và đừng lệ thuộc vào những thứ mau qua ấy. Nhưng hãy luôn tin tưởng vào Thiên Chúa, hãy luôn phó thác vào Chúa. Chính niềm tin tưởng và lòng phó thác sẽ làm cho đời sống của mọi người sẽ sinh hoa kết quả. Đó là đời sống tràn đầy ơn thánh, tràn đầy hạnh phúc khi được hiệp thông với Đấng mà mình yêu mến.

Như thế, trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, cho dù đạt đến đỉnh cao của sự thành công của kiếp người, hay dù có gặp những thử thách nghiệt ngã, dù có gặp những đau khổ gần như tuyệt vọng nơi trần gian, chúng ta hãy tin tưởng và cậy trông vào Chúa. Vì niềm tin tưởng và lòng cậy trông nơi Chúa, sẽ là con đường đưa dẫn chúng ta đến đến gặp Thiên Chúa là niềm vui bất tận của đời mình.

2/ Nẻo đường niềm tin Phục Sinh:

Lòng tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa của chúng ta còn được củng cố bởi niềm tin nơi Đức Giêsu Kitô Phục Sinh. Tin Đức Giêsu Kitô Phục Sinh sẽ làm cho hành trình đức tin của chúng ta được toàn vẹn. Vì Thánh Phaolô trong Bài đọc 2 đã nói :”Nếu Đức Kitô đã không sống lại thì lòng tin của anh em cũng là hão huyền, và hiện anh em vẫn còn ở trong tội lỗi của anh em”(1Cr15,17). Như vậy, Đức Giêsu Kitô Phục Sinh là nền tảng đức tin của chúng ta, và Ngài còn là nguồn hy vọng cho sự sống mai sau của chúng ta. Vì Đức Giêsu Kitô Phục Sinh“là hoa quả đầu mùa cho những kẻ yên giấc”(1Cr15,20).

Chúng ta sẽ được đáp ứng niềm hy vọng sự sống đời đời khi mọi người phải có kinh nghiệm về việc gặp gỡ Đấng Phục Sinh, gặp gỡ Ngài nơi Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể là Bí tích hiện tại hoá cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Đức Giêsu Kitô . Mặt khác Bí Tích Thánh Thể còn liên kết chúng ta với Đức Giêsu Kitô khi chúng ta được hiệp thông vào sự sống của Ngài, sự sống bất diệt, sự sống mang lại sự sống mới cho người khác, theo như Lời Chúa nói: “Ai ăn thịt và uống máu tôi,thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết”(Ga6,54). Như thế thật là cần thiết khi đang dõi bước tiến về nhà Cha, chúng ta đã có nẻo đường thật chắc chắn dẫn đưa chúng ta đến gặp gỡ Thiên Chúa. Nẻo đường trung gian ấy là tin vào Đức Giêsu Phục Sinh, cùng với những kinh nghiệm thật sống động bằng việc gặp gỡ Ngài qua Bí Tích Thánh Thể.

3/ Nẻo đường sống niềm tin:

Sống niềm tin sẽ giúp cho đức tin của chúng ta hoạt động và tràn đầy sức sống. Vì nói theo Thánh Giacôbê Tông đồ thì:”Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết”(Gc2,17). Vậy để không bị lùi bước trên nẻo đường sống niềm tin, ta hãy trở về với tin mừng của Đức Giêsu Kitô và hãy kiên trì sống tin mừng cứu độ của Ngài. Tin mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô được dệt bằng những mối phúc mà Chúa đã dạy chúng ta qua trang Phúc âm của Thánh lễ hôm nay.

Mỗi cá nhân, mỗi Tôn giáo đều có quan niệm hay có đường lối riêng để đi tìm hạnh phúc cho mình. Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta cũng có những đường hướng riêng để giúp mọi người được hạnh phúc.Con đường mà Đức Giêsu Kitô chỉ dạy chúng ta đi tìm hạnh phúc đó là con đường của các mối phúc: Phúc cho người nghèo khó; phúc cho người đói khát; phúc cho người than khóc; phúc cho người bị oán ghét, khai trừ, sỉ vả vì tin mừng.

Theo quan niệm người đời ai cũng coi nghèo khó, đói khát, khổ đau, bách hại, là những tai hoạ. Ai cũng mong muốn đừng rơi vào trường hợp ấy. Nhưng với Đức Giêsu thì Ngài có những nét nhìn độc đáo hơn về những khổ đau trong kiếp người. Theo Đức Giêsu thì khổ đau tự nó không phải là tốt, nhưng chúng ta có thể biến cái không tốt ấy thành hạnh phúc cho bản thân mình.

Khi Chúa Giêsu dạy: Phúc cho người có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ. Điều này Chúa Giêsu không có ý khẳng định nghèo khó là có phúc, nhưng qua đó chúng ta nên hiểu theo ý Chúa là những ai chọn sống tinh thần nghèo khó sẽ đạt được nước trời. Nước trời là hạnh phúc.

Sống tinh thần nghèo khó nghĩa là bắt chước Đức Giêsu, biết lấy những gì mình có để chia sẻ cho người khác: Lấy cái giàu sang của mình để bù đắp cho người túng thiếu, lấy hạnh phúc của mình để san sẻ cho người bất hạnh. Như vậy người sống nghèo khó là người có cách sống quảng đại như Đức Giêsu. Về điều này chúng ta lại thấy có những người rất giàu nhưng lại rất nghèo, nghèo về lòng quảng đại. Ngược lại có những người rất nghèo túng nhưng họ lại rất giàu về tình yêu và lòng quảng đại. Chắc hẳn hai đồng tiền kẽm của bà goá túng thiếu khi dâng cúng trong Đền thờ mà Tin mừng kể lại, đó là sư đảo ngược thái độ sống giữa người giàu và người nghèo. Và sự đảo ngược ấy sẽ quyết định cho số phận của mỗi người khi kết thúc cuộc hành trình dương thế. Dụ ngôn ông phú hộ và anh Lazarô nghèo khó là một ví dụ rất cụ thể nói lên tình trạng đảo ngược này. Ông phú hộ thì giàu có sang trọng, chức quyền cũng không phải là nhỏ, nhưng ông không có con tim yêu thương và lòng quảng đại, không có cách sống nghèo khó. Sau khi chết ông ấy đã bị chìm vào biển lửa cực hình, mất hạnh phúc đời đời. Khi ấy ông nhìn lên trời thì thấy Lazarô người mà hôm nào mình đã từ chối lời van xin cứu giúp, nay đang được hưởng hạnh phúc khi ngồi trong lòng Tổ phụ Abraham.

Khi khám phá những điều độc đáo của Đức Giêsu nơi mối phúc nghèo khó này, tiếp theo chúng ta phải tin rằng: Các mối phúc còn lại cũng mang những ý nghĩa tích cực và độc đáo như mối phúc nghèo khó.

Như vậy các mối phúc của Chúa không phải là tiêu cực, hay gây nên bất hạnh cho con người theo như quan niệm của nhiều người. Nhưng đó là con đường đưa mọi người đến hạnh phúc. Bởi thế Chúa mới kêu gọi chúng ta bước theo Ngài để thực hiện các mối phúc, nhờ đó mọi người sẽ được Chúa ưu ái và đền bù cho những hy sinh của mình. Vì thế chúng ta khiêm tốn xin Chúa ban cho mình có một đức tin kỳ diệu. Vì chỉ có đức tin vững mạnh mới làm cho chúng ta kiên trì chịu đựng sống những mối phúc theo gương Đức Giêsu Kitô.

Trong những ngày đầu năm, chúng ta thường nghe và hay chúc cho nhau được hạnh phúc: Chúc cho ông bà, cha mẹ, anh chị, các em, và mọi người được hạnh phúc. Như vậy qua lời chúc của chúng ta cho thấy hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn và kiếm tìm. Và phải nói trọn cả cuộc đời của con người cũng là hành trình tìm về hạnh phúc đích thực. May mắn cho chúng ta là mình được có Chúa, và Chúa cũng là Đấng vạch ra những nẻo đường giúp chúng ta tìm về hạnh phúc. Những nẻo đường Chúa chỉ đó là: Nẻo đường tin tưởng và cậy trông vào Thiên Chúa. Bên cạnh đó niềm tin vào Đức Giêsu Kitô Phục Sinh vinh hiển vẫn là điều cơ bản cho hành trình dương thế. Và niềm tin này còn được củng cố bằng cách sống đức tin qua các mối phúc trong Tin mừng.

Khi sẵng sàng bước theo những nẻo đường Chúa chỉ, cho dẫu đó là điều nghịch lý theo nét nhìn phiến diện của nhiều người. Chắc chắn Thiên Chúa sẽ yêu thương chúng ta và Ngài sẽ mở cho chúng ta một lối thoát. Nhờ đó chúng ta sẽ chiếm được hạnh phúc vĩnh cửu, mà Chúa hứa ban cho những ai biết kiên tâm chịu đựng đi theo Chúa trên con đường qua đau khổ đến vinh quang. ]

LM Nguyễn Minh Chánh (Vietcatholic News)

Chúa Nhật 6 Thường Niên - 6th Sunday in Ordinary Time (Luke 6:17,20-26)

Bài Đọc I: Jer 17:5-8 II: 1Cor 15:12,16-20
Phúc Âm Luca 6:17,20-26
(17) Đức Giêsu đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđon (20) Đức Giêsu ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. (21) "Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. "Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. (22) "Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên hư đồ xấu xa. (23) Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế. (24) "Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi. (25) "Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. "Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than. (26) "Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.
Chi Tiết Hay
* Trong câu chuyện hôm nay, thánh Luca dùng một số những chi tiết tương tự như trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật của thánh Matthêu (5:1-12). Tuy nhiên thay vì giảng ở trên núi, Đức Giêsu xuống ở một chỗ đất bằng để giảng dạy cho đám đông dân chúng đến với Ngài.
* Bài giảng theo Luca ngắn hơn bài giảng theo Matthêu. Phúc Âm Matthêu có chín diều chúc phúc và không có lời đe dọa, trong khi đó Phúc Âm Luca có cả hai thứ và xếp thành từng cặp tương phản: nghèo-giàu, đói-no, khóc lóc-vui cười, oán ghét-ca tụng.
* Trong câu 20a, Đức Giêsu nói với các môn đệ của Ngài, tuy nhiên theo câu 24, Đức Giêsu hẳn đã không nhắm đến họ vì các môn đệ của Ngài không có ai giàu sang. Chia sẻ của cải, cho vay mà không hy vọng đòi lại, tha nợ cho người khác (c.34,35,37,38) là dấu chỉ của người có dư thừa của cải.
* (c.22) "Oán ghét, khai trừ, sỉ vả". Ba động từ đi từ thái độ (oán ghét) đến hành động (khai trừ) đến lời nói (sỉ vả). Một sự xua đuổi trọn vẹn.
* (c.24) Phần an ủi của người giầu có là của cải, đối chọi với sự an ủi của người nghèo khó là Nước Thiên Chúa. * Trong khung cảnh văn hóa xã hội Palestine thời đó, giầu và nghèo có ý nghiã khác so với ngày hôm nay. Thời đó quyền lực là phương tiện để làm giầu. Người có thế lực tước đoạt của cải của người yếu kém không tự bảo vệ được chính mình. Trái lại, thời nay quyền lực nằm trong tay những người giầu có.
Một Điểm Chính: Các Mối Phúc Thật của Đức Giêsu là lời an ủi và cũng là những đức tính mà chúng ta phải nhắm tới.
Suy Niệm
1. Tôi cảm thấy mình "giầu có" và "nghèo khó" ở những khía cạnh nào?
2. Lời hứa nào của Đức Giêsu mang nhiều ý nghiã nhất cho tôi? Tại sao?
3. Tôi cảm thấy gần gũi với điều bị nguyền rủa nào nhất trong lúc này? Tại sao?
------------------------------------------------------
6th Sunday in Ordinary Time
Reading I: Jer 17:5-8 II: 1Cor 15:12,16-20
Gospel Luke 6:17,20-26
(17) And he came down with them and stood on a level place, with a great crowd of his disciples and a great multitude of people from all Judea and Jerusalem and the seacoast of Tyre and Sidon, who came to hear him and to be healed of their diseases; (20) And he lifted up his eyes on his disciples, and said: "Blessed are you poor, for yours is the kingdom of God. (21) "Blessed are you that hunger now, for you shall be satisfied. "Blessed are you that weep now, for you shall laugh. (22) "Blessed are you when men hate you, and when they exclude you and revile you, and cast out your name as evil, on account of the Son of man! (23) Rejoice in that day, and leap for joy, for behold, your reward is great in heaven; for so their fathers did to the prophets. (24) "But woe to you that are rich, for you have received your consolation. (25) "Woe to you that are full now, for you shall hunger. "Woe to you that laugh now, for you shall mourn and weep. (26) "Woe to you, when all men speak well of you, for so their fathers did to the false prophets.
Interesting Details
* In this narrative, Luke incorporates part of the material Matthew had included in the Sermon on the Mount (Matt 5:1-12). But instead of staying on the mountain to deliver His discouse, Jesus came down on a level place to join a great multitude of people who came to hear Him.
* Luke's version of the sermon is shorter than Matthew's. And unlike Matthew's nine blessings and no woes, Luke has four each, set in parallels: poor-rich, hungry-full, weeping-laughing, and rejecting-accepted.
* It is widely held that although Luke explicitly says in v.20a that Jesus is speaking to his disciples, He cannot be addressing these same disciples in 6:24, for they are hardly "rich". Sharing possessions, lending without expecting a return, forgive debts (6:34,35,37,38) are instructions given to people with possessions.
* (v.22) "hate you, set you aside and scorn you". The three verbs move from attitude (hate) to action (setting aside), to speech (scorn). The exprerience of rejection is complete.
* (v.24) The "consolation" of the rich is their wealth, contrasting with the consolation of the poor which is the kingdom of God.
* In the cultural context of ancient Palestine, "rich" and "poor" have different meanings than for us in our time. Power was the means for acquiring wealth. The person who had power took wealth from those who were weaker and unable to defend themselves. By contrast, today wealth bestows power.
One Main Point: Jesus' Beatitudes are words of consolation and also are moral qualities that we should strive to achieve.
Reflections
1. In what way are you rich or poor today?
2. Which of the promises means the most to you? Why?
3. With which woe do you most identify with at the moment? Why?