Sunday, October 28, 2007

Giải Mã (Chúa Nhật XXX TNC…)

I. Có hai người lên đền thờ cầu nguyện:
Xin được tặng cho mỗi người 10 điểm, vì việc làm đạo đức hai ông đang làm. Giữa một xã hội lúc nào cũng xô bồ và tấp nập đến chóng mặt, thế mà hai ông cũng biết sắp xếp thời gian để đến được với điểm hẹn là nhà thờ, đến được với Chúa để dâng lời cầu nguyện.
Hẳn hai ông đã ý thức được một cách sâu sắc rằng: chính việc đi lễ, đi đọc kinh cầu nguyện tại nhà thờ là điều hệ trọng, bởi điều ấy, sẽ làm tăng giá trị cao cả của con người. Bởi lẽ vũ trụ này, có con vật nào biết đi lễ, đọc kinh đâu cơ chứ.
Xin được tặng tiếp cho mỗi người 10 điểm nữa. Vì cái ý thức chững chạc khi đến nhà thờ của các ông. Đến nhà thờ là vào nhà thờ ngay, không có lang thang bên ngoài như nhiều người trẻ ngày nay đang làm. Hay có khi tệ hơn, đi lễ nhưng có ý đứng ở bên ngoài, hoặc kiếm một xó xỉnh nào đó, ngồi vật vờ cho hết giờ lễ. Rồi chờ đến lúc rước lễ là đã vội vã ra về.
Và lần thứ ba, xin được tiếp tục tặng điểm cho các ông, nhưng lần này, chỏ 5 điểm thôi, bởi cung cách cầu nguyện của các ông chưa đạt lắm. Tuy nhiên, cũng tạm chấp nhận được, vì cầu nguyện trong định nghĩa là một cuộc thưa chuyện với Chúa, như đứa con tâm sự với cha mình, kể cho cha nghe những lo sầu, những vui cười, những toan tính. Nói tắt là tâm sự với cha về cả cuộc sống của mình.
Nghe giọng các ông cầu nguyện, cũng nhận thấy con mắt đức tin của các ông đã gặp được Chúa rồi.25 điểm ấy là nhận xét và đánh gía của người phàm mắt thịt. Còn về ý nghĩa đích thực, phần cốt lõi của vấn đề, thì xin dành lại cho Chúa, vị chánh chủ khảo, đối tượng cuối cùng và duy nhất của mọi cuộc cầu nguyện.
II. Chúa bật mí:
Lời cầu nguyện riêng tư của mỗi người là một bí mật. Bởi thường ra, đó là những nỗi tâm sự của mỗi người. Tâm sự thì ai muốn nói to. Chỉ nói nhỏ để cho Chúa nghe thôi. Thường thì những chuyện ấy, có bao giờ Chúa kể ra đâu, thế nhưng hôm nay, một trường hợp ngoại lệ. Chúa kể ra cho mọi người nghe.
Ta hãy chú ý lắng nghe!
Chúa điểm mặt một người là người biệt phái, một người là người thu thuế. Em biệt phái, quần chùng áo dài, nghênh ngang tiến hẳn lên gần cung thánh. Em thu thuế thì lại lụi hụi ở cuối nhà thờ.
- cho em thu thuế 10 điểm. Em biệt phái không được điểm nào.
- Em biệt phái không được điểm nào.
Không được điểm nào cũng đúng thôi, bởi vì điều hệ trọng mà lại không nhớ: Ra trước mặt Thiên Chúa, người ta bao giờ cũng phải khiêm tốn, bởi Thiên Chúa là đấng quyền phép vô cùng, là đấng Tạo Hóa, còn con người chỉ là tạo vật, được Ngài dựng nên bằng bụi đất tầm thường.
Người thu thuế được điểm, bởi ông ta biết mình là ai và Chúa là ai?
Rồi đến nội dung của cuộc cầu nguyện.
Ta nghe Chúa kể tiếp:
Người biệt phái thưa với Chúa rằng: Lạy Chúa, tôi không như người thu thuế kia. Một tuần tôi ăn chay hai lần, tôi dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của tôi.
Còn người thu thuế, vừa cúi mặt vừa đấm ngực thân thưa: Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con, vì con là người tội lỗi.
Là một người khách, tôi đi tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật tại một cộng đoàn hải ngoại. Chẳng riêng gì tôi mà cả nhà thờ hôm đó khoảng 5,600 người tham dự. Mọi người được nghe vị Linh Mục chủ tế nói sau Thánh lễ rằng:
“Tôi ra đi để lại cho Cộng đoàn gần 600,000 (úc Kim), cũng như đồ lễ và nhiều thứ khác... Cha nào về không phải mua sắm gì cả.
Ngồi trong xe trên đường về nhà, tôi nói với người thân của tôi rằng: Gia đình ông Cha này chắc giầu có lắm hay sao mà ông quá tốt như vậy, ông để lại cho Cộng đoàn gần 600,000. Người thân tôi trả lời: Đó là tiền của giáo dân đóng góp, chứ ông có bỏ ra đồng nào đâu.
Cho điểm thế nào được đây?
Người biệt phái không cầu nguyện mà đang khoe công với Chúa đấy chứ. Ông ta tự hào về những việc lành mình đã làm. Qua những việc làm ấy, nhất định ông ta phải là người đạo đức, không cách khác được. Trong giọng điệu ấy có cái gì như nghênh ngang, toát ra cái gì đó như một niềm tự hào. Nhưng trong thái độ ấy, nó lòi ra một sự thật, mà ông ta không muốn lộ ra, đó là, ông ta làm mọi việc, không phải là làm vì Chúa, mà là làm vì mình. Ong ta làm để lấy tiếng khen với thiên hạ, chứ có phải vì lòng đạo đức đâu. Người ta khen ông ta rồi, cho điểm ông ta rồi, cho nên giờ này ông ta không được Chúa cho điểm nào hết. Cho 0 điểm.
Còn người thu thuế được 50 điểm, bởi vì anh ta đã nhìn thấy bộ mặt thật của mình cái thực tế bẽ bàng đời mình, nên anh ta hối hận, anh ta ăn năn, và tha thiết xin Chúa tha thứ.
III. Chúa giải mã.
Tổng cộng người biệt phái chỉ được có 25 điểm, còn người thu thuế được 85 điểm, nhưng đấy chưa là điểm quan trọng. Điều quan ttrọng nhất là lời kết luận của Chúa:
- Người thu thuế ra về, và được tha hết mọi tội. Tâm hồn thành trắng trong.
- Người biệt phái ra về, và tội ác vẫn cứ còn đấy. Cái tôi nặng qúa đã đành, còn phải gánh thêm sức nặng của tội lỗi nữa, nghĩ mà thương mà tội nghiệp, cho đời của một người quá tự kiêu và tự mãn.
Linh mục Đỗ-Văm-Thiêm _ Chánh xứ Kim-Long địa phận Long-Xuyên
(trích bài từ VietCatholic News)

Chúa Nhật 30 Thường Niên (Luca 18:9-14)

Bài Đọc I: Sirach 35:12-14,16-18 II: 2 Timothy 4:6-8,16-18
Phúc Âm Luca 18:9-14
9 Đức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác:10 "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế.11 Người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia.12 Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con".13 Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi".14 Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên".
Chi Tiết Hay
Đức Giêsu giảng bài này cho một nhóm Pharisêu. Pharisêu là một hội của những người muốn sống đạo hơn bình thường. Thí dụ như luật (Levi 16:29-31) chỉ đòi ăn chay một năm một lần, nhưng họ ăn chay mỗi thứ hai và thứ năm; sách Đệ Nhị Luật (14:22-29) chỉ đòi dâng một phần mười hoa lợi nông nghiệp, nhưng họ dâng một phần mười của mọi loại thu nhập (câu 12). Tuy nhiên trong lòng họ chạy theo tiền (16:14) tham lam của cải và độc ác (11:39).
Người Pharisêu bắt đầu lời nguyện rất hay, "xin tạ ơn Chúa," giống như kinh Magnificat của Đức Mẹ (1:46-56) hay kinh "An bình ra đi" của ông Simeon (2:29-31). Nhưng chỉ được bấy nhiêu, rồi ông ta chỉ kiêu ngạo ca tụng chính mình, chê bai và lánh xa người khác vì ông ta cho tất cả là hèn kém hơn ông. Tuy nhiên ông cũng không đứng xa lắm và nói lớn đủ để mọi người nghe ông tự đắc và lên án người khác.
Có ba cấp người thu thuế: có kẻ trả cho chính quyền một số tiền để mua lấy quyền thu thuế; dưới đó là các ông quản đốc thu thuế, như Zacchaeus; rồi tới các nhân viên thu thuế theo mức đã định (tuy nhiên một số nhân viên lộng quyền thu trên số này).
Cử chỉ khoanh tay và nhìn xuống của người thu thuế là theo thông lệ khi cầu nguyện. Còn đấm ngực là cử chỉ của phái yếu (23:27); chỉ khi nào khổ não lắm mấy ông mới đấm ngực (23:48).
Chuyện trớ trêu ở chỗ là ông Pharisêu cho mình là công chính còn người thu thuế thì bất chính, nhưng kết quả ra ngược lại.
Một Điểm Chính: Chúng ta được trở nên công chính nhờ trung thành trong giao ước với Chúa và nhờ vậy được Chúa cứu độ. Không có Chúa, ta không tự trở nên công chính được.
Suy Niệm
1. Tôi làm sao để "trung thành trong giao ước với Chúa"? Tôi có làm vậy không? Cái gì giúp tôi? (Thánh lễ và kinh nguyện "Lạy Chúa Giêsu xin thương con tội lỗi", kinh sáng tối, kinh trước bữa ăn v.v... có giúp gì không?)
2. Tôi có tự mãn, tự kiêu mà không cần Chúa không? Nền văn hóa này có khyến khích tôi làm vậy không?
3. Tôi khinh thường ai? Ai là "kẻ thu thuế" đối với tôi?
---------------------------------------------------------
30th Sunday in Ordinary Time
Reading I: Sirach 35:12-14,16-18 II: 2 Timothy 4:6-8,16-18
Gospel Luke 18:9-14
9 He also told this parable to some who trusted in themselves that they were righteous and despised others:10 "Two men went up into the temple to pray, one a Pharisee and the other a tax collector.11 The Pharisee stood and prayed thus with himself, 'God, I thank thee that I am not like other men, extortioners, unjust, adulterers, or even like this tax collector.12 I fast twice a week, I give tithes of all that I get.'13 But the tax collector, standing far off, would not even lift up his eyes to heaven, but beat his breast, saying, 'God, be merciful to me a sinner!'14 I tell you, this man went down to his house justified rather than the other; for every one who exalts himself will be humbled, but he who humbles himself will be exalted."
Interesting Details
(v.9) "trusted in themselves that they were righteous" is incontrast to Paul's statement in (2 Cor 1:9) "being righteous". The state of being is important for it is who you are, not who you THINK you are. The charaterization tells us at once that the audience is made up of Pharisees, even without the identification in the bible (v.10)
(v.11) The Pharisee's prayer started out beautifully, thanking God, "God, I thank you...," much like Mary's Magnificat (Lk 1:46-56) and Simeon's Canticle (Lk 2:29-31). Beyond this facade, however, it was clear that his prayer was not between him and God but praying with peripheral vision knowing well that others surrounding him and even makes reference to "this tax collector."
There were three levels of tax collectors: those who purchased the right to collect tax, collection directors like Zacchaeus, and agents who collected specific taxes at a set rate (though some exceeded the rate for their own gain).
The tax collector's posture of crossed-over arms and down-casting eyes was customary for prayer. Beating one's breast was more commonly for women (23:27); men only did it in extreme anguish (23:48).
The irony of the story is that the Pharisee considered himself righteous and the tax collector unrighteous, but the results were just the opposite.
One Main Point: Righteousness comes from being faithful to the covenant relationship with God, through which God justifies us.
Reflections
1. What does "being faithful to the covenant relationship with God" mean for me? Am I faithful to that relationship? What helps? (Consider the liturgy of the Eucharist; the Jesus prayer, "Lord, Jesus Christ, Son of the living God, have mercy on me"; prayers before meals; prayers at bed time and at dawn)
2. To what extent am I proudly self-sufficient without God? Does my culture encourage this?
3. Whom do I think I am superior to? Who is the "tax collector" in my eyes?