I. Có hai người lên đền thờ cầu nguyện:
Xin được tặng cho mỗi người 10 điểm, vì việc làm đạo đức hai ông đang làm. Giữa một xã hội lúc nào cũng xô bồ và tấp nập đến chóng mặt, thế mà hai ông cũng biết sắp xếp thời gian để đến được với điểm hẹn là nhà thờ, đến được với Chúa để dâng lời cầu nguyện.
Hẳn hai ông đã ý thức được một cách sâu sắc rằng: chính việc đi lễ, đi đọc kinh cầu nguyện tại nhà thờ là điều hệ trọng, bởi điều ấy, sẽ làm tăng giá trị cao cả của con người. Bởi lẽ vũ trụ này, có con vật nào biết đi lễ, đọc kinh đâu cơ chứ.
Xin được tặng tiếp cho mỗi người 10 điểm nữa. Vì cái ý thức chững chạc khi đến nhà thờ của các ông. Đến nhà thờ là vào nhà thờ ngay, không có lang thang bên ngoài như nhiều người trẻ ngày nay đang làm. Hay có khi tệ hơn, đi lễ nhưng có ý đứng ở bên ngoài, hoặc kiếm một xó xỉnh nào đó, ngồi vật vờ cho hết giờ lễ. Rồi chờ đến lúc rước lễ là đã vội vã ra về.
Và lần thứ ba, xin được tiếp tục tặng điểm cho các ông, nhưng lần này, chỏ 5 điểm thôi, bởi cung cách cầu nguyện của các ông chưa đạt lắm. Tuy nhiên, cũng tạm chấp nhận được, vì cầu nguyện trong định nghĩa là một cuộc thưa chuyện với Chúa, như đứa con tâm sự với cha mình, kể cho cha nghe những lo sầu, những vui cười, những toan tính. Nói tắt là tâm sự với cha về cả cuộc sống của mình.
Nghe giọng các ông cầu nguyện, cũng nhận thấy con mắt đức tin của các ông đã gặp được Chúa rồi.25 điểm ấy là nhận xét và đánh gía của người phàm mắt thịt. Còn về ý nghĩa đích thực, phần cốt lõi của vấn đề, thì xin dành lại cho Chúa, vị chánh chủ khảo, đối tượng cuối cùng và duy nhất của mọi cuộc cầu nguyện.
II. Chúa bật mí:
Lời cầu nguyện riêng tư của mỗi người là một bí mật. Bởi thường ra, đó là những nỗi tâm sự của mỗi người. Tâm sự thì ai muốn nói to. Chỉ nói nhỏ để cho Chúa nghe thôi. Thường thì những chuyện ấy, có bao giờ Chúa kể ra đâu, thế nhưng hôm nay, một trường hợp ngoại lệ. Chúa kể ra cho mọi người nghe.
Ta hãy chú ý lắng nghe!
Chúa điểm mặt một người là người biệt phái, một người là người thu thuế. Em biệt phái, quần chùng áo dài, nghênh ngang tiến hẳn lên gần cung thánh. Em thu thuế thì lại lụi hụi ở cuối nhà thờ.
- cho em thu thuế 10 điểm. Em biệt phái không được điểm nào.
- Em biệt phái không được điểm nào.
Không được điểm nào cũng đúng thôi, bởi vì điều hệ trọng mà lại không nhớ: Ra trước mặt Thiên Chúa, người ta bao giờ cũng phải khiêm tốn, bởi Thiên Chúa là đấng quyền phép vô cùng, là đấng Tạo Hóa, còn con người chỉ là tạo vật, được Ngài dựng nên bằng bụi đất tầm thường.
Người thu thuế được điểm, bởi ông ta biết mình là ai và Chúa là ai?
Rồi đến nội dung của cuộc cầu nguyện.
Ta nghe Chúa kể tiếp:
Người biệt phái thưa với Chúa rằng: Lạy Chúa, tôi không như người thu thuế kia. Một tuần tôi ăn chay hai lần, tôi dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của tôi.
Còn người thu thuế, vừa cúi mặt vừa đấm ngực thân thưa: Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con, vì con là người tội lỗi.
Là một người khách, tôi đi tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật tại một cộng đoàn hải ngoại. Chẳng riêng gì tôi mà cả nhà thờ hôm đó khoảng 5,600 người tham dự. Mọi người được nghe vị Linh Mục chủ tế nói sau Thánh lễ rằng:
“Tôi ra đi để lại cho Cộng đoàn gần 600,000 (úc Kim), cũng như đồ lễ và nhiều thứ khác... Cha nào về không phải mua sắm gì cả.
Ngồi trong xe trên đường về nhà, tôi nói với người thân của tôi rằng: Gia đình ông Cha này chắc giầu có lắm hay sao mà ông quá tốt như vậy, ông để lại cho Cộng đoàn gần 600,000. Người thân tôi trả lời: Đó là tiền của giáo dân đóng góp, chứ ông có bỏ ra đồng nào đâu.
Cho điểm thế nào được đây?
Người biệt phái không cầu nguyện mà đang khoe công với Chúa đấy chứ. Ông ta tự hào về những việc lành mình đã làm. Qua những việc làm ấy, nhất định ông ta phải là người đạo đức, không cách khác được. Trong giọng điệu ấy có cái gì như nghênh ngang, toát ra cái gì đó như một niềm tự hào. Nhưng trong thái độ ấy, nó lòi ra một sự thật, mà ông ta không muốn lộ ra, đó là, ông ta làm mọi việc, không phải là làm vì Chúa, mà là làm vì mình. Ong ta làm để lấy tiếng khen với thiên hạ, chứ có phải vì lòng đạo đức đâu. Người ta khen ông ta rồi, cho điểm ông ta rồi, cho nên giờ này ông ta không được Chúa cho điểm nào hết. Cho 0 điểm.
Còn người thu thuế được 50 điểm, bởi vì anh ta đã nhìn thấy bộ mặt thật của mình cái thực tế bẽ bàng đời mình, nên anh ta hối hận, anh ta ăn năn, và tha thiết xin Chúa tha thứ.
III. Chúa giải mã.
Tổng cộng người biệt phái chỉ được có 25 điểm, còn người thu thuế được 85 điểm, nhưng đấy chưa là điểm quan trọng. Điều quan ttrọng nhất là lời kết luận của Chúa:
- Người thu thuế ra về, và được tha hết mọi tội. Tâm hồn thành trắng trong.
- Người biệt phái ra về, và tội ác vẫn cứ còn đấy. Cái tôi nặng qúa đã đành, còn phải gánh thêm sức nặng của tội lỗi nữa, nghĩ mà thương mà tội nghiệp, cho đời của một người quá tự kiêu và tự mãn.
Linh mục Đỗ-Văm-Thiêm _ Chánh xứ Kim-Long địa phận Long-Xuyên
(trích bài từ VietCatholic News)
No comments:
Post a Comment