Thursday, January 25, 2007

THÁNH PHAOLÔ: BIẾN CỐ VÀ THÁNH Ý

Từ biến cố trên đường đi Damas, Ca đoàn đang ôn hát cho Lễ Thánh Phao lô tông đồ trở lại 25-01: “Thánh Ý Chúa, thật nhiệm mầu thay. Thánh Ý Chúa thật nhiệm mầu thay, Một ngày nào Sao lê hung hổ như sói, mà bây giờ, Phaolo, ngoan ngoãn như chiên. Xin thương những con người thế kỷ hôm nay, đang mong chờ một luồng sáng mới. Luồng sáng ấy chiếu trên những người từng bắt bớ Ngài. từng bỏ tù Ngài, Chúa ơi. Những con người chưa tin nơi Ngài, từng xóa tên Ngài, Ngài ơi hãy chiếu luồng sáng mới, luồng sáng của Tình Yêu nồng cháy”, lòng tôi rộn lên những suy tư:
Ngày 25-01, Lễ Thánh Phao lô tông đồ trở lại hay đúng hơn là lễ kỷ niệm việc Chúa kêu gọi Ông Sao lê trở lại làm tông đồ cho Chúa.
Saole là một phần tử hăng say trong nhóm biệt phái, đã từng tham dự cuộc ném đá Stephano, và đang trên đường bách hại những người tin Chúa Kitô. Có thể nghĩ rằng Sao lê đáng bị các tín hữu Chúa Ki tô lên án hơn là được Chúa kêu gọi trở lại, vì Sao lê tiếp tay vào việc tiếp tục đóng đinh Chúa Ki tô, cản trở việc mở rộng Tin Mừng, hành hình những tín hữu tiên khởi… Thế mà biến cố trở lại của con người ấy, Sao lê, lại được Giáo Hội trân trọng nâng lên bậc lễ kính. Thiết tưởng Giáo Hội muốn đề cao một ơn gọi đặc biệt, và tôn vinh quyền năng vô biên của Chúa: “Chúa có thể làm cho loài sỏi đá, trở thành con cái thánh Abraham”, “Với Thiên Chúa, không gì không có thể” (Lc 1,37);,. Và quả thật, Ngài đã biến Sao lê đầy lòng nhiệt thành hăng say cho ngụy tưởng, thành một Phao lô trọn nghĩa tín trung cho Chân Lý. Nhưng thiết nghĩ, việc mời gọi Sao lê trở lại để Chúa dùng Thánh Phao lô cho chương trình Loan Báo Tin Mừng của Ngài, không chỉ hoàn toàn là việc của Thiên Chúa, mà còn có sự đóng góp của chính con người Phao lô: Đó là cuộc sống công chính của Ngài. Khi chưa nhận được ánh sáng thần linh chiếu soi, Ngài vẫn một mực trung thành với Giáo Lý Truyền Thống của Đạo Do Thái. Biến cố trên đường đi Damas là cuộc trùng phùng của Trời và Đất :phút tương phùng của lòng nhân ái, tín trung; giờ giao duyên của nền hòa bình công lý. Lòng thành lớn lên từ đất thấp, công bình của trời cao ngó xuống tận dương gian (Tv 84, 11-12).
Người có đời sống công chính, có lòng khát khao chân lý là người mà thánh kinh gọi là “được nghĩa cùng Chúa”, luôn được Chúa sắp xếp vào chương trình của Chúa; như các tiên tri, như Abraham-nhận lệnh bỏ xứ lên đường (stk 12,1), như Giuse -bị bán sang Ai cập (stk 39,1-6), như Maria-nhận cưu mang Đấng Cứu Thế (Lc 1,38)…và cả mỗi người chúng ta nữa. Thật là một vinh dự được cộng tác vào công cuộc cứu thế của Chúa- cứu chính mình và cứu nhân loại. Mỗi biến cố trên đời đều ẩn chứa một Thánh Ý Thiên Chúa mà điều quan trọng là khám phá cho được Thánh Ý siêu phàm ấy. Sao lê, với lòng chân thành tự bản chất, bị một luồng sáng bao phủ, và nghe tiếng lạ:” Sao lê, sao ngươi bách hại ta?” liền hỏi “Người là ai?” Có tiếng trả lời “Ta là Giêsu mà ngươi đang tìm bắt” và Sao lê đã quy thuận ngay, đã nhập cuộc tìm kiếm Thánh Ý Thiên Chúa ngay: “Lạy Chúa Chúa muốn con làm gì?”
Đến biến cố của mỗi đời người
Hồi còn học Giáo lý về Thánh Ý Thiên Chúa, có câu thuộc lòng rằng: “Ta có thể biết được Thánh Ý của Thiên Chúa qua việc lắng nghe và thực hành lời Chúa, qua tiếng lương tâm và qua các biến cố”. Nhưng thực là khó hiểu và khó áp dụng trong đời sống thiêng liêng, nhất là việc biết được Thánh Ý Thiên Chúa “qua các biến cố”. Rồi thời gian qua đi, lớn lên vào cuộc đời, trải qua bao biến cố thăng trầm trong đời, và có thời gian để gẩm suy lại, dần dần tôi mới hiểu ra được thánh ý Thiên Chúa: Được sinh ra trong một gia đình nầy, Cha Mẹ nầy, không phải Cha Mẹ khác; được giáo dục và cho đi học, đến nơi, hoặc không đến nơi đến chốn; hoàn cảnh gia đình sung túc hay khó khăn nghèo khổ; lập gia đình với người nầy mà không phải người kia; những chuyện vui buồn xảy đến trong đời…tất tất đều mang một thánh ý của Thiên Chúa. Chỉ tiếc là ít khi chúng ta nhận ra ngay Thánh Ý của Ngài để mà đón nhận và chấp nhận. Vì thế, ít lần nói được câu “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”
Sau này tôi mới hiểu ra rằng, người có đức tin trưởng thành là người luôn sẵn sàng đón nhận các biến cố và nhận ra Thánh Ý Chúa cách sớm nhất. Và đức tin trưởng thành là sự tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa thượng trí và toàn ái. Thêm vào đó là có một nhân đức tự nhiên hổ trợ: tính điềm tĩnh. Người nóng nảy hồ đồ khó nhận ra thánh ý hơn người điềm tĩnh trầm lắng. Việc nhận ra Thánh Ý càng không phải là một khả năng tự nhiên hay biệt tài Chúa ban, mà là kết quả của việc kết hợp chân thành giữa đương sự với Thiên Chúa, với chân lý, với khát khao những gì thuộc về Thiên Chúa. Con cái càng yêu Cha Mẹ bao nhiêu, càng hiểu được ý muốn của Cha Mẹ và luôn muốn thực hiện điều làm Cha Mẹ vui lòng. Sự khiêm tốn phục thiện cũng là một yêu cầu không thể thiếu. Thiết tưởng Thánh Phao lô hội đủ các điều kiện để nhận ra được Thánh Ý Chúa ngay sau biến cố được kêu gọi làm Tông Đồ cho Chúa.
Nhiều người trong chúng ta cũng đã đạt đến sự trưởng thành về Đức Tin về Đức mến để hiểu được ý Thiên Chúa qua các biến cố trong đời. Họ chấp nhận mọi biến cố cách vui vẻ: nghèo hay giàu, khỏe mạnh hay bệnh tật, được sủng ái, khen tặng, tán dương hay bị thất sủng, bị phê phán,bị dèm pha chê cười…tất cả với họ đều không quan trọng bằng việc họ đã tín thác vào sự quan phòng và lòng yêu thương của Chúa. Nhất là những người làm việc tông đồ cho Chúa, việc “nhận ra Thánh ý Thiên Chúa” trở thành một đòi hỏi khẩn thiết và luôn luôn có tầm quan trọng, để việc tông đồ đạt hiệu quả như ý Chúa muốn.
Và đến biến cố của vũ trụ, của xã hội
Những cơn sóng thần biết nói, những cơn động đất, những ngọn núi lửa làm tiên tri…những biến động, thay đổi của các ngôi sao, của các hành tinh, và nhất là của trái đất đang thay Lời của Đấng Tạo Hóa, và gửi đến cho trần gian bao nhiêu thông điệp đầy tình yêu thương của Thiên Chúa.Cả những biến cố đậm nét chính trị trong xã hội Việt Nam cũng như thế giới, cũng không ngoài ý Chúa. Có người nói, sao ta không tạ ơn Chúa, vì Ngài đã thương gửi đến cho Giáo Hội Việt Nam một chủ nghĩa Cộng Sản vô thần. Người thất nghiệp không có việc làm, mà không nhận ra công việc Chúa gửi đến để làm việc và để tạ ơn Chúa? Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, là ông bà tiên tổ, cũng góp phần quan trọng trong công việc Chúa gửi đến cho con cháu. Nhớ ngày phong thánh, 19-6-1988, trong khi phản đối việc phong thánh, thì cũng chính là lúc mà bao nhiêu người chưa biết Chúa có cơ hội tìm hiểu thêm về Đạo Thánh Chúa. Sau hơn 30 năm, đại đa số Giáo dân Việt Nam đã sống và làm chứng cho Thiên Chúa- một cuộc làm chứng kiên trì giữa bao gian nan thử thách, thì việc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng gặp Đức Giáo Hoàng Benedict 16, cho dù là mục đích chính trị nào, thì cũng là một tín hiệu vui mừng, theo cái nhìn đức tin giữa biến cố và Thánh Ý…
Mời quí vị tiếp dòng suy tư…
Để kết
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn tín thác vào Chúa là Thiên Chúa toàn năng, là Cha toàn ái, để chúng con biết đón nhận và chấp nhận mọi biến cố trong đời và hiểu được Tình yêu và hồng ân Chúa cho mỗi người, mỗi gia đình chúng con.
Lạy Chúa hôm nay, lễ Thánh Phaolo tông đồ trở lại, và hôm nay, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng triều yết Đức Giáo Hoàng Benedict 16 - Vị Đại Diện Tối Cao của Chúa trên trần gian; con không nghĩ đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng con muốn nghĩ ràng mọi việc Chúa Thượng Trí đã sắp xếp. Xin Ca tụng Chúa. Và xin luồng sáng ngày xưa chiếu dọi trên Sao lê, hôm nay cũng chiếu dọi trên vị Thủ tướng thân yêu của chúng con, và trên tất cả những con người chân thành khao khát chân lý mà chưa nhận ra Thiên Chúa đáng tôn thờ. Xin sức mạnh quyền năng Chúa biến đổi những con người ấy thành những tiếng loa cứu chuộc, thành bàn tay của Chúa nối dài, thành những nhà truyền giáo hăng say như thánh Phao lo, trên quê hương Việt Nam của chúng con.
Cao Huy Hoàng (Vietcatholic News)

Những điểm chính trong sứ điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới 2007

Trong sứ điệp ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhấn mạnh đến nhu cầu hình thành thích đáng hai lãnh vực: giáo dục trẻ em và đường hướng của truyền thông.
Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội được cử hành hàng năm vào ngày 20/5. Tuy nhiên, theo truyền thống các sứ điệp ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội được công bố vào ngày 24/1 lễ kính Thánh Phanxicô đệ Salê, bổn mạng của giới ký giả. Việc công bố trước là để toàn thể Giáo Hội có thời gian suy tư về lãnh vực quan trọng này.
Ghi nhận sự gia tăng ảnh hưởng của truyền thông trong một xã hội giờ đây lệ thuộc nặng nề vào việc di chuyển tự do của thông tin, Đức Thánh Cha nhận định: “Thực tại, đối với nhiều người, là những gì mà truyền thông cho là thật”.
Khả năng đáng kể của truyền thông trong việc hình thành cảm nhận và niềm tin của công chúng đòi hỏi những người Kitô hữu phải đưa ra ảnh hưởng của mình bằng hai cách: giúp con người ngày nay dùng các phương tiện truyền thông cách thông minh, với một ý thức phê bình mạnh mẽ; và thúc đẩy giới truyền thông chịu trách nhiệm thích đáng trước những vấn đề của thế giới.
Tại các gia đình, trường học và giáo xứ, Đức Thánh Cha nói tiếp: “huấn luyện việc sử dụng thích hợp các phương tiện truyền thông là điều thiết yếu cho sự phát triển văn hóa, đạo đức và tinh thần của trẻ em”. Các bậc làm cha mẹ có trách nhiệm chủ yếu trong vấn đề này và “cần phải được khích lệ và trợ giúp của trường học và giáo xứ để bảo đảm rằng khía cạnh khó khăn nhưng phải được thực hiện đến nơi đến chốn của công việc phụ đạo này được sự nâng đỡ của cộng đoàn rộng lớn hơn”.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhận định rằng việc sử dụng có trách nhiệm các phương tiện truyền thông là một “thực thi quyền tự do”. Tuy nhiên, quá thường khi, thế giới đương đại hiểu tự do không gì khác hơn là sự phóng túng không kiềm chế “trong sự tìm kiếm không mệt mỏi lạc thú hay những kinh nghiệm mới. Nhưng điều này là một bản án không phải là tự do!”. Tự do thật sự liên quan đến sự chọn lựa cố ý “những gì là thiện hảo, chân thực và đẹp đẽ”.
Trong khi các bậc cha mẹ giúp con cái họ đạt được sự tự do này, nỗ lực của họ sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu các phương tiện truyền thông tự nó đề cao phẩm giá con người. Thành ra, hoạt động để ảnh hưởng truyền thông theo các đường hướng tích cực có “một ích lợi đặc biệt và ngay cả một tính chất cấp bách” trong thời buổi này. Trong thế giới truyền thông, các nhà truyền thông phải đối diện với “những áp lực tâm lý đặc biệt và những mâu thuẫn về luân lý” nảy sinh từ những áp lực cạnh tranh, cám dỗ thêm mắm dặm muối vào các tường thuật, và đòi hỏi cho sự ly kỳ và giải trí hời hợt. Tính chất “giải trí” cung cấp bởi nhiều phương tiện truyền thông xoay quanh việc đề cao bạo lực, và sự tầm thường hóa tính dục. Những khuynh hướng này tối hậu sẽ dẫn tới “bạo lực, bóc lột, và lạm dụng”.
Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo truyền thông “bảo vệ thiện ích chung, đề cao sự thật, để bảo vệ phẩm giá cá nhân con người và đề cao sự tôn trọng các nhu cầu của gia đình”.
Đặng Tự Do (Vietcatholic News)

Wednesday, January 24, 2007

Sứ điệp Ngày Truyền Thông Xã Hội (Anh Ngữ)

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI
Cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Lần Thứ 41

Chủ đề: “Trẻ em và Truyền Thông: Một Thách Đố cho Giáo Dục”

Anh chị em thân mến,
1. Chủ đề của ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 41, “Trẻ em và Truyền Thông: Một Thách Đố cho Giáo Dục” mời gọi chúng ta suy tư về hai đề tài có liên quan với nhau và có một tầm quan trọng rộng lớn. Trước hết là sự hình thành của trẻ em. Thứ hai, có lẽ kém hiển nhiên hơn, nhưng không kém quan trọng, là sự định hình của các phương tiện truyền thông.
Những thách đố phức hợp giáo dục ngày nay phải đối diện thường được liên kết với ảnh hưởng bao trùm của các phương tiện truyền thông trong thế giới chúng ta. Là một khía cạnh của hiện tượng toàn cầu hóa, và được hưởng thuận lợi từ sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, các phương tiện truyền thông định hướng sâu sắc môi trường văn hóa (x. Tông Thư Sự Phát Triển Nhanh Chóng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 3). Thật vậy, nhiều người cho rằng những ảnh hưởng có tính cách định hình của các phương tiện truyền thông mạnh mẽ hơn của trường học, của Giáo Hội, và ngay cả của gia đình. “Thực tại, đối với nhiều người, là những gì truyền thông cho là thật” (Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, Aetatis Novae, 4).
2. Quan hệ giữa trẻ em, các phương tiện truyền thông, và giáo dục có thể được xem xét dưới hai khía cạnh: sự hình thành của trẻ em bởi các phương tiện truyền thông; và sự đào tạo trẻ em nhằm đáp trả thích hợp với các phương tiện truyền thông. Một hình thức tương tác xuất hiện ở đây hướng đến những trách nhiệm của các phương tiện truyền thông như một kỹ nghệ; và đến nhu cầu cho sự dự phần tích cực và có phê phán của những độc giả, khán giả và thính giả. Trong khuôn khổ này, việc huấn luyện sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp là cần thiết cho sự phát triển về văn hóa, đạo đức và tinh thần của trẻ em.
Làm sao để thiện ích chung này được bảo vệ và đề cao? Giáo dục trẻ em trở nên biết phân biệt khi dùng các phương tiện truyền thông là một trách nhiệm của các bậc cha mẹ, Giáo Hội và nhà trường. Vai trò của cha mẹ là quan yếu nhất. Họ có quyền và nghĩa vụ bảo đảm việc sử dụng thận trọng các phương tiện truyền thông bằng cách huấn luyện ý thức của trẻ em để bày tỏ các phán đoán đúng và khách quan là những điều giúp chúng lựa chọn hay từ chối những chương trình sẵn có ( x. Tông Huấn Familiaris Consortio của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 76). Để làm điều này, các bậc cha mẹ đáng được khích lệ và trợ giúp từ các trường học và giáo xứ để bảo đảm rằng khía cạnh phụ đạo khó khăn nhưng đáng hài lòng này được nâng đỡ bởi một cộng đoàn rộng lớn hơn.
Các phương tiện truyền thông giáo dục cần phải là tích cực. Khi được tiếp cận với những gì thật đẹp đẽ và đạo đức, trẻ em được trợ giúp để phát triển khả năng đánh giá, sự thận trọng và những năng khiếu về nhận thức. Ở đây, điều quan trọng là chúng ta cần nhận ra giá trị căn bản của mẫu gương của bậc cha mẹ và những lợi ích khi giới thiệu với các thiếu nhi những tác phẩm văn học cổ điển, những hình thức nghệ thuật tốt đẹp, và âm nhạc có tính cách hướng thượng. Trong khi văn chương bình dân luôn có chỗ đứng của nó trong văn hóa, cám dỗ thêm mắm dặm muối vào không thể được chấp nhận cách thụ động trong các học đường. Thẩm mỹ, một hình thức phản ánh Thiên Chúa, linh hứng và làm sống động con tim và tâm trí những người trẻ, trong khi sự xấu xí và thô tục có một tác động gây chán nản trên thái độ và hành vi.
Giáo dục nói chung và giáo dục truyền thông nói riêng đòi hỏi việc huấn luyện trẻ em sử dụng tự do của chúng. Đây là một nghĩa vụ cam go. Quá thường khi tự do được trình bày như một cuộc truy tìm không ngừng những lạc thú và những kinh nghiệm mới. Nhưng đây là một gông cùm chứ không phải là tự do! Tự do đích thật không bao giờ xiềng xích cá nhân - đặc biệt là một trẻ em – vào một cuộc truy tìm cái mới không bao giờ thỏa mãn. Trong ánh sáng chân lý, tự do đích thật được cảm nhận như một đáp trả dứt khoát lời mọi gọi nói tiếng xin vâng mà Thiên Chúa đưa ra cho nhân loại, khi Ngài mời gọi chúng ta lựa chọn không phải một cách chung chung nhưng một cách cố ý những gì là thiện hảo, chân thật và đẹp đẽ. Các bậc cha mẹ, khi đó, như những người bảo vệ tự do, khi trao ban dần cho con trẻ nhiều tự do hơn sẽ giới thiệu với chúng niềm vui sâu xa của cuộc sống (x. Diễn văn cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới lần thứ 5 tại Valencia, 8/7/2006).
3. Mong ước chân thành của các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo muốn giáo dục trẻ em trong những nẽo đường chân thiện mỹ chỉ có thể được nâng đỡ bởi kỹ nghệ truyền thông nếu nó đề cao phẩm giá căn bản của con người, giá trị đích thực của hôn nhân và đời sống gia đình, những thành quả và mục tiêu tích cực của nhân loại. Vì thế, không chỉ các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo mà cả những ai có ý thức trách nhiệm dân sự cũng thấy một nhu cầu đặc biệt có ích và thậm chí cấp bách là truyền thông phải gắn bó với việc đào tạo có hiệu quả, và với những tiêu chuẩn đạo đức.
Trong khi khẳng định tin tưởng cho rằng đa số những người dự phần vào truyền thông xã hội muốn làm điều đúng đắn (x Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, Đạo Đức trong Truyền Thông, 4), chúng ta cũng phải nhận rằng những ai hoạt động trong lãnh vực này phải đương đầu với “những áp lực tâm lý và những tình huống luân lý khó xử” (Aetatis Novae, 19) mà đôi khi cho thấy sự cạnh tranh thương mại buộc các nhà truyền thông hạ giảm các tiêu chuẩn. Bất cứ khuynh hướng sản xuất những chương trình và những sản phẩm – bao gồm những phim hoạt họa và những trò chơi băng hình – nhân danh giải trí để đề cao bạo lực và mô tả những hành vi chống xã hội hay sự tầm thường hóa tính dục con người đều là một sự thối tha, và càng đáng nguyền rủa hơn hết khi những chương trình này nhắm vào thanh thiếu niên. Làm sao ta có thể giải thích cái thứ “giải trí” này với cơ man những người trẻ vô tội phải thật sự gánh chịu bạo lực, khai thác và lạm dụng? Về phương diện này tất cả cần suy tư kỹ lưỡng về sự tương phản giữa Đức Kitô Đấng “ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng” (Mc 10:16) và kẻ “nên cớ vấp ngã… cho những trẻ này” vì với kẻ đó “thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó” (Lc 17:2). Lần nữa tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo của kỹ nghệ truyền thông hãy giáo dục và khích lệ các nhà sản xuất bảo vệ thiện ích chung này, đề cao sự thật, bảo vệ phẩm giá cá nhân, và đề cao những nhu cầu của gia đình.
4. Chính Giáo Hội, trong ánh sáng của thông điệp cứu độ được ủy thác cho mình, cũng là thầy dạy của nhân loại và hoan nghênh cơ hội đưa ra sự trợ giúp cho các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, các nhà truyền thông, và thanh niên. Ngay nay, giáo xứ và trường học của Giáo Hội cần phải trên tuyến đầu của giáo dục truyền thông. Trên tất cả, Giáo Hội ao ước chia sẻ một viễn kiến về phẩm giá nhân loại là trọng tâm của mọi truyền thông xứng đáng của loài người “Khi nhìn với đôi mắt của Chúa Kitô, tôi có thể trao cho tha nhân nhiều hơn những nhu cầu bề ngoài của họ; tôi có thể trao cho họ ánh mắt yêu thương mà họ thèm khát”. (Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, 18).
Từ Vatican, 24 tháng Giêng 2007, lễ Thánh Phanxicô Đệ Salê
+Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
J.B. Đặng Minh An dịch (
Vietcatholic News)
-------------------------------------------------------------------------------

MESSAGE OF THE HOLY FATHER BENEDICT XVI
FOR THE 41st WORLD COMMUNICATIONS DAY

Theme: "Children and the Media: A Challenge for Education"

May 20, 2007

Dear Brothers and Sisters,
1. The theme of the Forty-first World Communications Day, "Children and the Media: A Challenge for Education", invites us to reflect on two related topics of immense importance. The formation of children is one. The other, perhaps less obvious but no less important, is the formation of the media.
The complex challenges facing education today are often linked to the pervasive influence of the media in our world. As an aspect of the phenomenon of globalization, and facilitated by the rapid development of technology, the media profoundly shape the cultural environment (cf. Pope John Paul II, Apostolic Letter The Rapid Development, 3). Indeed, some claim that the formative influence of the media rivals that of the school, the Church, and maybe even the home. “Reality, for many, is what the media recognize as real" (Pontifical Council for Social Communications, Aetatis Novae, 4).
2. The relationship of children, media, and education can be considered from two perspectives: the formation of children by the media; and the formation of children to respond appropriately to the media. A kind of reciprocity emerges which points to the responsibilities of the media as an industry and to the need for active and critical participation of readers, viewers and listeners. Within this framework, training in the proper use of the media is essential for the cultural, moral and spiritual development of children.
How is this common good to be protected and promoted? Educating children to be discriminating in their use of the media is a responsibility of parents, Church, and school. The role of parents is of primary importance. They have a right and duty to ensure the prudent use of the media by training the conscience of their children to express sound and objective judgments which will then guide them in choosing or rejecting programmes available (cf. Pope John Paul II, Apostolic Exhortation Familiaris Consortio, 76). In doing so, parents should have the encouragement and assistance of schools and parishes in ensuring that this difficult, though satisfying, aspect of parenting is supported by the wider community.
Media education should be positive. Children exposed to what is aesthetically and morally excellent are helped to develop appreciation, prudence and the skills of discernment. Here it is important to recognize the fundamental value of parents’ example and the benefits of introducing young people to children's classics in literature, to the fine arts and to uplifting music. While popular literature will always have its place in culture, the temptation to sensationalize should not be passively accepted in places of learning. Beauty, a kind of mirror of the divine, inspires and vivifies young hearts and minds, while ugliness and coarseness have a depressing impact on attitudes and behaviour.
Like education in general, media education requires formation in the exercise of freedom. This is a demanding task. So often freedom is presented as a relentless search for pleasure or new experiences. Yet this is a condemnation not a liberation! True freedom could never condemn the individual – especially a child – to an insatiable quest for novelty. In the light of truth, authentic freedom is experienced as a definitive response to God’s ‘yes’ to humanity, calling us to choose, not indiscriminately but deliberately, all that is good, true and beautiful. Parents, then, as the guardians of that freedom, while gradually giving their children greater freedom, introduce them to the profound joy of life (cf. Address to the Fifth World Meeting of Families, Valencia, 8 July 2006).
3. This heartfelt wish of parents and teachers to educate children in the ways of beauty, truth and goodness can be supported by the media industry only to the extent that it promotes fundamental human dignity, the true value of marriage and family life, and the positive achievements and goals of humanity. Thus, the need for the media to be committed to effective formation and ethical standards is viewed with particular interest and even urgency not only by parents and teachers but by all who have a sense of civic responsibility.
While affirming the belief that many people involved in social communications want to do what is right (cf. Pontifical Council for Social Communications, Ethics in Communications, 4), we must also recognize that those who work in this field confront "special psychological pressures and ethical dilemmas" (Aetatis Novae, 19) which at times see commercial competitiveness compelling communicators to lower standards. Any trend to produce programmes and products - including animated films and video games - which in the name of entertainment exalt violence and portray anti-social behaviour or the trivialization of human sexuality is a perversion, all the more repulsive when these programmes are directed at children and adolescents. How could one explain this ‘entertainment’ to the countless innocent young people who actually suffer violence, exploitation and abuse? In this regard, all would do well to reflect on the contrast between Christ who “put his arms around [the children] laid his hands on them and gave them his blessing” (Mk 10:16) and the one who “leads astray … these little ones” for whom "it would be better… if a millstone were hung round his neck" (Lk 17:2). Again I appeal to the leaders of the media industry to educate and encourage producers to safeguard the common good, to uphold the truth, to protect individual human dignity and promote respect for the needs of the family.
4. The Church herself, in the light of the message of salvation entrusted to her, is also a teacher of humanity and welcomes the opportunity to offer assistance to parents, educators, communicators, and young people. Her own parish and school programmes should be in the forefront of media education today. Above all, the Church desires to share a vision of human dignity that is central to all worthy human communication. "Seeing with the eyes of Christ, I can give to others much more than their outward necessities; I can give them the look of love which they crave" (Deus Caritas Est, 18).
From the Vatican, 24 January 2007, the Feast of Saint Francis de Sales.
+BENEDICTUS XVI
© Copyright 2007 - Libreria Editrice Vaticana

Học thuyết xã hội Công Giáo và sự phát triển kinh tế Á Châu

Những thách đố mà các dân tộc Á Châu phải đối diện ngày nay rất lớn lao. Tình trạng nghèo đói mới; bạo lực khủng bố từ mọi phía kể cả từ phía nhà nước; việc tìm kiếm thành công bằng mọi giá; những hậu quả thê thảm của sự phát triển đang được gia tốc nhưng mất cân bằng sẽ được nghiên cứu rộng rãi qua lăng kính học thuyết xã hội Công Giáo trong hội nghị trong hai ngày 25 và 26 tháng Giêng 2007.
Trước những thách đố lớn lao mà các dân tộc Á Châu cũng như các Giáo Hội tại Á Châu phải đương đầu, Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đã phối hợp với Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) tổ chức cuộc họp này tại Bangkok với sự tham dự của 16 Hội Đồng Giám Mục các quốc gia Á Châu.
Tình trạng nghèo đói mới
Khi gia nhập WTO, các quốc gia Á Châu, vựa lúa của thế giới đã phải ký một thỏa thuận về nông nghiệp (Agreement on Argriculture – viết tắt là AoA) theo đó những hỗ trợ của chính quyền cho nông sản địa phương phải bị hạ giảm và hàng rào thuế quan phải được hạ giảm đến mức gần như gỡ bỏ hoàn toàn bất kể đến những khó khăn của các nhà nông tại các quốc gia này.
Trong báo cáo cuối năm 2006, Asian Farmers Association (AFA) ghi nhận rằng trong năm 2006 tình trạng bỏ đất không canh tác nữa tại các quốc gia Á Châu ngày càng trở nên trầm trọng và tình trạng có khuynh hướng nghiêm trọng theo kiểu xoáy trôn ốc. Thật vậy, do sản xuất nông nghiệp không đem lại thu nhập bao nhiêu, người nông dân bỏ ra thành thị kiếm ăn. Khi sản lượng nông nghiệp hạ giảm đến mức không đủ cung cấp cho thị trường nội địa nữa, các chính quyền phải quyết định nhập cảng lương thực. Trong nhiều trường hợp, lương thực nhập cảng trong thực tế còn rẻ hơn lương thực sản xuất trong nước khiến cho việc sản xuất nông nghiệp không những không đem lại thu nhập bao nhiêu mà người nông dân còn bị lỗ nặng. Với phương thức sản xuất nông nghiệp còn chậm tiến, chi phí sản xuất nông nghiệp và sản lượng nông nghiệp của các nước đang phát triển tại Á Châu không thể nào cạnh tranh nổi với các cường quốc trên thế giới. Tình trạng bỏ đất trống không canh tác nữa càng nghiêm trọng thêm theo khuynh hướng cấp số nhân. AFA cảnh cáo rằng 840 triệu người nông dân Á Châu ngày nay đang đứng trước những tương lai rất mờ mịt nếu không có những chính sách phát triển kinh tế lưu ý đặc biệt đến họ.
Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân trong phiên họp thường niên 2006 đã phải lên tiếng báo động về một tình trạng xơ xác của nông thôn, đặc biệt nơi những nông dân ít học.
Bạo lực tràn lan
Tình trạng bỏ nông thôn ra thành thị kiếm ăn là khuynh hướng không thể cản nổi tại các quốc gia Á Châu. Việc tập trung một lực lượng lao động to lớn trong một thời gian ngắn đã khiến cho chính quyền các nước không trở tay kịp và không có những biện pháp thích đáng để cung cấp công ăn việc làm cho số người lao động này. Nhiều chính quyền tỏ ra không thức thời và duy ý chí đã không nghĩ đến phương cách giải quyết công ăn việc làm cho người di dân thì chớ lại còn đề ra những biện pháp nhằm đẩy ngược số người này về nguyên quán, nơi họ đã thấy là không sống nổi nữa. Chính những hình thức bạo lực này của các chính quyền đã đẩy một số lớn người di dân vào con đường hoạt động phi pháp: mãi dâm, ma tuý, băng đảng. Đó là những thực tại ở hầu hết các nước Á Châu ngày nay.
Nhân danh phát triển, các chiêu bài “ổn định để phát triển” cũng được các chế độ độc tài tại Á Châu như Việt Nam và Trung quốc triệt để lợi dụng hầu có cớ đàn áp thẳng tay những người dám có ý kiến trái ngược với mình.
Thành công bằng mọi giá
Một xu hướng chung của các chính quyền Á Châu ngày nay là phát triển kinh tế bằng mọi giá. Kỹ nghệ mãi dâm tại Thái Lan là một điển hình. Hiện tượng phá hủy đất canh tác, phá rừng để lấy đất, hủy hoại thiên nhiên xảy ra tại hầu hết các nước Á Châu là một thí dụ khác. Trong cơn sốt kiếm thật nhiều đô la, cả nhà nước lẫn nhân dân nhiều quốc gia Á Châu đang sẵn sàng bán tất cả mọi thứ có thể bán được.
Các chương trình phát triển kinh tế không cân bằng và không có viễn tượng lâu dài đã để lộ ra nhiều kẻ hỡ trong luật pháp khiến cho tại các nước Á Châu ngày nay nhiều thủ đoạn làm ăn bất chính trong xã hội xuất hiện. Người ta cố gắng làm giàu bằng mọi giá trước khi các luật lệ chặt chẽ được ban hành. Hiện tượng “kẻ ăn không hết người lần không ra” xuất hiện nhan nhãn trong xã hội Việt Nam. Ít người làm giầu bằng chính tài năng của họ nhưng nhiều người trở nên giàu có chủ yếu nhờ những mối quen biết. Tình trạng tham ô, hối lộ lan tràn công khai trong xã hội.
Học thuyết xã hội Công Giáo
Trước tình trạng đó, học thuyết xã hội Công Giáo được trình bày như một phương thế đưa ra những đường hướng và những chuẩn mực cho các Giáo Hội tại Á Châu nhằm tìm kiếm những cách thế phát triển cân bằng trong công lý và hòa bình.
Trong Tông Huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Tôi kêu gọi các Giáo Hội ở khắp nơi, đặc biệt các Giáo Hội tại các nước Tây phương hoạt động sao cho học thuyết xã hội Công Giáo của Giáo Hội có tác dụng như lòng mong muốn đối với việc hình thành những chuẩn mực đạo đức và luật pháp, kiểm soát thị trường tự do và chi phối các phương tiện truyền thông xã hội. Các nhà lãnh đạo Công Giáo và các nhà chuyên môn phải thúc giục các nhà cầm quyền tuân giữ các chuẩn mực này.”
Hội nghị sẽ được tổ chức tại Trung Tâm Huấn Luyện Mục Vụ Baan Phu Waan tại Sampran, gần thủ đô Bangkok. Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình sẽ khai mạc hội nghị. Đức Hồng Y Michael Michai Kitbunchu, Tổng Giám Mục Bangkok và Đức Tổng Giám Mục Orlando B. Quevedo, chủ tịch FABC sẽ chào mừng đại hội.
Hội nghị sẽ nghe báo cáo của Đức Hồng Y Gioan Baoitixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sàigòn, giáo sư Felix Wilfred, giám đốc trung tâm nghiên cứu Kitô Giáo tại Đại Học Madras, Ấn Độ, cô Lina Chan, tổng thư ký ủy ban Công Lý và Hòa Bình Hương Cảng, ký giả Allwyn Fernandes của Ấn Độ, cô Wendy Louis, giám đốc trung tâm mục vụ Singapore và một số các báo cáo khác của Indonesia, Nam Hàn, Nhật, Ấn Độ, Mông Cổ, Pakistan, Việt Nam và Philippines.
Đặng Tự Do (Vietcatholic News)

Tuesday, January 23, 2007

CHỨNG NHÂN: Abbé Pierre – Linh Mục Pierre

Chứng nhân: Abbé Pierre – Linh Mục Pierre – “Người cha già” của những người nghèo vô gia cư
Ngày 22 tháng giêng năm 2007, “Abbé Pierre”, Linh mục Henri Grouès đã qua đời hưởng thọ 94 tuổi và lễ quốc táng sẽ được tổ chức tại Nhà Thờ Notre Dame de Paris. Khi được tin Tổng Thống Chirac đã tuyên bố: “ Sự ra đi vỉnh viễn của Abbé Pierre, làm cho toàn thể nước Pháp xúc động tận đáy con tim. Nước Pháp mất đi một khuôn mặt vĩ đại, một lương tâm ngay chính, một tấm lòng nhân ái cao cả.”
Linh mục Pierre được bầu là người được quần chúng yêu mến nhất trong 17 lần. Ngài có dáng người mãnh khảnh, có bộ râu trắng bạc, luôn đội trên đầu một chiếc mũ bêret đen và đeo một đôi kính cận to vành. Vào năm 2003, ngài cũng được bầu là người được dân chúng mê thích vượt trên cả những anh hùng thể thao và những tài tử xi nê của nước Pháp.
Linh mục Pierre suốt đời dấn thân làm việc cho người nghèo, người vô gia cư và những người thất nghiệp. Công việc bác ái được thực hành qua phong trào Emmaus mà ngài đã sáng lập. Phong trào này giúp cho người nghèo sống thành những cọng đoàn giúp đỡ lẫn nhau tự túc và tự lập. Phong trào này đã lan tràn ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Abbé Pierre tên thật là Henri Grouès, sinh vào ngày 15 tháng 8 năm 1912 ở Lyon trong miền Nam nườc Pháp, ngài là con thứ ba trong một gia đình có bảy người con. Từ lúc nhỏ ngài thường theo cha vào các bệnh viện thăm viếng bệnh nhân trong nhóm “Thăm Viếng bệnh nhân” của phong trào Công giáo Tiến hành.
Đến năm 16 tuổi ngài gia nhập Dòng Phanxicô ở Crest như một Thầy Trợ sĩ. Bảy năm sau ngài được thụ phong linh mục Đến tháng 4 năm 1939, cuộc đời ngài chuyển sang một đường hướng mới, ngài phải rời đời sống chiêm niệm trong thanh vắng để đến một thành phố kỷ nghệ náo nhiệt Grenoble làm cha sở. Chỉ vài tháng sau thì cuộc Thế Chiến II bùng nổ và quân Đức đã tràn qua chiếm đóng nước Pháp. Vị linh mục trẻ tuổi hăng hái gia nhập Phong trào Kháng Chiến, làm những giấy tờ giả mạo để giúp những người Do Thái trốn khỏi chế độ Đức Quốc Xã qua đường Thụy sĩ.. Năm 1943 ngài gặp một nhân vật kháng chiến khác là Lucie Coutaz, sau này cùng dấn thân làm việc cho Phong Trào Emmaus. Trong thời gian này cha Henri mang bí danh là “Abbé Pierre” và tên này trở thành như tên riêng của ngài.
Tên này nằm trong danh sách những người rất nguy hiểm cần phải hủy diệt của cơ quan Mật Vụ Gestapo. Năm 1944, Abbé Pierre trốn thoát được qua nước Tây Ban Nha và từ đó gia nhập Đội quân Giải Phóng của Pháp tại Algers và trở thành Tuyên Úy Hải quân. Khi chiến trận chấm dứt ngài trở về Pháp vào tháng 10 năm 1945, trong cảnh tranh sáng tranh tối, cần có những người trung kiên, Tướng De Gaulle khuyến khích ngài ra ứng cử dân biểu. Ngài đắc cử như một ứng viên độc lập nhưng lại thiên về nhóm xã hội cấp tiến.
Chiến tranh đã biến nước Pháp trở thành một xứ với nhiều người nghèo đói. Bắt đầu Cha Pierre đã mở cửa nhà xứ đón tiếp những người thiếu thốn và vô gia cư mà ngài gặp đang vất vưởng ngoài đường phố. Ngài liền tìm cách tu sửa lại ngôi nhà bỏ trống đang bị hư hỏng ngoại thành Paris ở Neuilly Plaisance, thành một cư xá sinh viên nhờ sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm. Lần đầu có 18 người vô gia cư đến cư ngụ... Cha Pierre dùng tất cả tiền lương dân biểu của mình mua vật dụng và lương thực và làm thêm một nhà tạm trú trong khu vườn.
Một người đã cọng tác hết mình với ngài tên là Goerge, một cựu tù nhân đã giúp ngài thành lập Phong Trào Emmaus. Sau đó thì có nhiều nhà đuợc tạm thời sửa sang và xây cất dùng nơi tạm trú cho nhiều cọng đoàn Emmaus, và họ được gọi với danh xưng thân mật là “Những người lượm rác Emmaus” (Les Chiffonniers d’Emmaus’), họ tỏ ra rất đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau trong các cọng đoàn bằng cách học nghề để nuôi sống. Họ đi lượm những dụng cụ sa thải đem sửa chữa để dùng hoặc đem bán lại và dành số tiền đóng góp chung lại với cọng đoàn để có thể tự túc và tự lập.
Trong Quốc Hội, Abbé Pierre, luôn lên tiếng tranh đấu cho những người vô gia cư, không nơi trú ẩn và quyền lợi tối thiểu cho những người bị thất nghiệp đang tràn ngập trong thủ đô Paris, và nêu lên những tệ trạng của xã hội cần phải chấn chỉnh như quyền lợi của những người thợ hầm mỏ ở Meurthe-et-Moselle.
Vào mùa đông năm 1954, thời tiết lạnh bất thường chưa hề từng xẩy ra, mức lạnh xuống dưới 20 độ C. Khi có một người đàn bà vô gia cư vì qúa lạnh nên máu đông lại đã nằm chết ngoài đường phố, thì Abbé đã loan báo tin này trên các Đài Phát thanh cho toàn nước Pháp, làm cho toàn dân bị kích động mạnh và họ đã gởi tới tấp những tiền cứu trợ đến cho Cọng đoàn Emmaus. Câu chuyện này được đóng thành phim vào năm 1989 do đạo diển Denis Amer ‘Un hiver 54’ (Một Mùa Đông 54).
Abbé Pierre nhận biết uy lực của phát thanh và truyền hình, và từ đó ngài dùng các phuơng tiện thông tin trên và chính thức làm phát ngôn viên của những người thiếu may mắn. Dùng tài hùng biện cũng như tâm tình thương yêu những kẻ nghèo đói thiếu may mắn, ngài thúc đẩy các nhà chính trị yễm trợ những công việc của ngài. Ngài thường dùng thời gian kêu gọi trước những cuộc bầu cử để đưa ra những kế hoạch và chương trình của ngài.
Từ lòng nhiệt thành của Abbé Pierre và những nhóm “Đòi quyền có nơi cư trú" nhận thấy bất công và phí phạm khi có rất nhiều nhà cửa bỏ trống ở Paris cũng như ở những thành phố khác của nước Pháp mà hàng triệu người không nơi trú ẩn, họ phải sống ngoài đường phố, dưới gầm cầu, dưới hầm tàu điện hoặc chui rúc trong những ổ chuột quá tải dơ dáy đầy bệnh tật.
Khi nêu lên điểm đó, Abbé Pierre đến Paris và cho những người vô gia cư đến chiếm một nhà trống ở dường phố Rue Du Dragon. Lúc bây giờ Jacques Chirac là Thị trưởng Paris, và Bộ trưởng Nội vụ Balladur bắt buộc phải phản ứng. Hai ông đành phải đến điều đình với Abbé Pierre, vì họ biết nếu dùng luật mà làm mạnh thì cuộc đời chính trị của họ sẽ tiêu tan. Do đó Chirac hứa sẽ tịch thu những nhà bỏ trống vô chủ như một đạo luật của thời 1945 là chính phủ có quyền tịch thâu căn nhà bỏ trống vô chủ để giải quyết nạn vô gia cư.
Mặc dù chính phủ cảm thấy khó chịu vì những đòi hỏi của Abbé Pierre nhưng luôn kính trọng và đối xử tốt với ngài và gọi ngài là “Linh hồn quảng đại của nước Pháp”. Năm 1981 ngài đưọc ân thưởng Huy chương cao quý nhất của nước Pháp là Legion d’Honneur (Bảo quốc Huân chương).
Năm 1988, lúc đã 70 tuổi, ngài trở về sống trong tu viện Saint Wandrille. Vào năm sau khi Đức Gioan Phao lồ II đến thăm nước Pháp ngài được xếp ngồi bên phải của Đức Giáo Hoàng. Đến năm 1992 ngài đem trả lại huy chương Legion d’Honneur cho chính phủ vì họ không gấp rút giải quyết vấn đề nơi cu trú cho người vô gia cư.
Một khủng hoảng khác nữa đã xẩy ra vào năm 1996, là có một vài nhóm quá khích người Do Thái lên án ngài là có tinh thần kỳ thị Do thái, vì ngài đã có vài nhận xét khi bình luận sách của người bạn củ Roger Gadaury khi nhà triết học này viết là trong quá khứ người Do thái cũng có hành động diệt chủng và đã được lịch sử đã ghi lại.
Ở Hoa Kỳ các hội đoàn người Do thái đòi hỏi Giáo Hội Công giáo lên án nhận xét cùa Abbé Pierre. Lúc này ngài đã 83 tuổi, ngài khước từ những lời buộc tội và đã lánh vào trong một tu viện ở Ý để tĩnh tâm trong hai tuần lễ. Ngài nói là ngài phải rời nước Pháp để tránh dư luận “một cuộc vận động phi lý chống đối ngài”.
Những người bênh vực ngài nêu lên người linh mục già nua này một thời đã can đảm, bất chấp mọi nguy hiểm đến tánh mang để đưa người Do thái trốn khỏi chế độ Đức Phát xít không thể là một người chống Do Thái. Họ nói là lời bình luận về quyển sách đã bị xuyên tạc vì câu nói của ngài đã được tách ra khỏi toàn bài khi ngài kêu gọi đem lại hòa bình và công lý cho người dân Palestine.
Sau vụ đó Tổng Thống Chirac đã đền bù lại cho ngài bằng một lần nữa trao tặng ngài huy chương Legion d’Honneur.
Ngày nay các Cộng đoàn Emmaus đang phát triển mạnh ở Âu châu, ở Bắc Mỹ và tại Phi Châu. Với khẩu hiệu “Hãy giúp đỡ cho người vô gia cư một nơi trú ẩn...” Mọi người xin ra tay giúp đỡ, san sẽ cơm ăn áo mặc, hãy đến với Cọng đoàn trong tâm tình khuyến khích những kẻ thiếu may mắn này có một chổ ở, một nghề tầm thường để sinh sống và tự túc.”
Trung tâm điểm của phong trào Emmaus là tình tương thân tương trợ vì chúng ta là người sống trong xã hội chúng ta có bổn phận giúp đỡ những người khác kém may mắn hơn chúng ta.Trong nếp sống thường nhật chúng ta nên chỉ xử dụng những gì cần thiết mà thôi những gì dư thừa thì nên ban bố cho những người đang cần thiết để sinh sống”.
PT Huỳnh Mai Trác (Vietcatholic News)

Monday, January 22, 2007

SỐNG ÐỨC TIN Ở ÐÂY VÀ BÂY GIỜ

Chúa Nhật 3 Thường Niên, Năm C

NKm 8:2-4, 5-6, 8-10; 1Cr 12:12-30; Lc 4:1-4,14-21


Theo truyền thống tại giáo đường Do thái, thì trong việc thờ phượng, người ta thường cho đọc một bài sách Luật, một bài sách Ngôn sứ, theo sau là bài giảng. Trong Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu được mời vừa làm người đọc sách Thánh, vừa là người diễn giảng trong giáo đường tại Nadarét. Chúa chọn đọc bài trích sách ngôn sứ Isaia như sau: Thánh thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa (Lc 4:18). Rồi Người ban lời huấn dụ, những lời đơn giản, nhưng quan hệ, những lời vượt quá trí hiểu của người nghe. Phúc âm thuật lại: Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người (Lc 4:20). Gấp sách lại, Người phán bảo: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh qúi vị vừa nghe (Lc 4:21).
Thực ra thì không phải chỉ có đoạn Thánh kinh này mới được ứng nghiệm, mà tất cả toàn bộ Thánk kinh Cựu ước được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là Người đã hoàn tất mọi điều viết trong Thánh kinh Cựu ước. Bằng việc tỏ ra là Người ứng nghiệm lời Thánh kinh Cựu ước, Chúa Giêsu biểu lộ căn tính thực sự của Ngưòi. Người biết rõ Người là ai, và tại sao Người đến trong thế gian.
Cho tới lúc này, người Do thái tự vinh quang hoá dĩ vãng của họ. Họ được nhắc nhở họ là dòng dõi được lựa chọn, hàng tư tế vương giả, chủng tộc thánh thiện và dân riêng của Chúa (1). Họ được dạy bảo về Ápraham mà họ coi là tổ phụ. Họ lắng nghe những câu chuyện lạ lùng về Môsê, người đã đưa họ thoát khỏi vòng nô lệ bên Ai cập, vượt qua biển đỏ. Họ học biết về vua Solomon đã xây dựng đền thờ Giêrusalem đồ sộ và nguy nga, và làm sao Nơkhemia đi tiên phong trong việc tái thiết Ðền thờ sau cuộc lưu đầy bên xứ Babilon. Dân Do thái phải mất 46 năm mới xây xong Ðền thờ. Quan sát Ðền thờ, một môn đệ Chúa nói với Người: Thưa Thầy, Thầy xem kìa: khối đá thật vĩ đại, đền thờ thật khổng lồ (Mc 13:1). Chúa Giêsu đáp: Tại đây sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào, tất cả sẽ bị phá huỷ (Mc 13:2).
Vào năm 70 công nguyên, quân đội La mã do tướng Titô dẫn đầu, đến phá huỷ Ðền thờ. Titô phải nghe biết về lời tiên đoán của Chúa về việc phá huỷ Ðến thờ. Tuy vậy ông cố ý để chừa lại một phần bức tường chung quanh Ðền thờ để chứng minh cho hậu thế biết rằng quân đội La mã hùng mạnh như thế nào, đã có thể phá huỷ Ðền thờ mà không có bom, không chất nổ, không xe tăng như ngày nay, ngay cả xe ủi cũng chưa có. Chín năm sau, Titô trở thành Hoàng đế của Ðế quốc La mã. Phần bức tường được chừa lại ngày nay được gọi là Bức tường Than khóc. Có linh mục kia, khi đi du lịch đến quan sát Bức tường, ghé vào tai một linh mục cùng đồng hành nói nhỏ: Sao người ta có thể phá được bức tường này vậy?
Cũng vào thời đó, người Do thái mơ tưởng về tương lai của họ. Ðiều họ chú tâm và tầm quan trọng của họ trong lịch sử xem ra nằm trong tương lai. Họ hướng về ngày tái thiết vương quốc của họ. Vì thế chính Ðấng cứu thế đang ở giữa họ, mà họ không nhìn thấy, hay không chấp nhận. Cho nên họ vẫn mong đợi vị cứu tinh khác.
Những niềm tự hào của người Do thái cổ xưa một phần nào cũng giống những nét tự hào riêng của nhiều người tín hữu đời nay. Người ta có thể tự hào là gia đình tôi theo đạo gốc, gia đình tôi có người làm ma Sơ, làm linh mục, làm giám mục. Tôi đã được chụp hình và bắt tay với giám mục nọ, hồng y kia, ngay cả với đức giáo hoàng. Tổ tiên tôi là thánh tử đạo nọ, thánh tử đạo kia. Quê tôi có nhà thờ lớn được kiến trúc theo kiểu này kiểu nọ. Tự hào như vậy thì cũng là điều tốt, vì trong đời đôi khi người ta cũng cần có ai hay có gì cao đẹp để nhắm nhớ, để mơ hoặc để nhắm tới hay để nhìn lên. Tuy nhiên tự hào như vậy để biện hộ hay để che đậy những điều sai quấy của mình, thì e rằng mình sẽ bị hố và bị lộ tẩy. Tự hào như vậy để bào chữa những việc làm sai quấy của mình thì sợ rằng người họ hàng làm đến chức quyền cao cũng không bênh vực nổi cho mình, hay đúng hơn không muốn bênh vực.
Những niềm tự hào trên đây là tốt bao lâu giúp cho mình sống theo mẫu gương đạo hạnh của tiền nhân. Tuy nhiên những tự hào đó có thể khiến cho ta trở nên tự mãn và dựa thế, không muốn tiến thân trên cuộc hành trình đức tin và sống đạo. Ta để cho mình sống như cây tầm gửi. Việc tổ tiên ta là người thế nọ thế kia, hay làm được chuyện nọ việc kia là một chuyện. Còn việc chính ta có sống đạo và thực thi đức tin hay không lại là chuyện khác.
Trong khi ta đang sống trong thời gian ở giữa, giữa thời gian Chúa cứu thế đã đến trong lịch sử loài người và thời gian Người sẽ đến để kết thúc lịch sử nhân loại, ta không được ngồi đó với thái độ tự mãn hoặc thờ ơ lãnh đạm hoặc mơ tưởng hão huyền. Trong khi ta nhìn về dĩ vãng để noi theo truyền thống và gương lành của tiền nhân, và nhìn về tương lai với niềm hi vọng tươi sáng, ta phải sống đức tin hiện tại ở đây và bây giờ với khả năng và phương tiện có thể.
Ðức tin của ta không phải chỉ là đức tin dựa trên quá vãng hay hướng về tương lai. Trong thực tế thì ta lại có thể để đức tin dựa trên quá vãng khi ta coi việc Ðấng cứu thế đã đến như một biến cố thuộc dĩ vãng, không ăn nhập gì tới nếp sống hiện tại. Hoặc ta đặt đức tin vào tương lai khi ta tự nhủ mình: Ngày nào đó tôi sẽ làm hoà với Chúa, tôi sẽ làm lại cuộc đời và sẽ sống đạo hạnh hơn. Tiếc thay khi hoàn cảnh thay đổi thì không còn thuận tiện cho việc làm lại cuộc đời. Và cũng tiếc thay ngày đó sẽ không bao giờ đến, hay đến quá trễ vì bất thình lình ta đã có thể trở thành người thiên cổ.
Lời cầu nguyện xin cho biết sống đức tin hiện tại:
Lạy Chúa là Ðấng con thờ và đặt niềm hi vọng.
Cảm tạ Chúa đã ban cho con ơn nhận lãnh đức tin.
Xin đừng để con chỉ cậy thế vào thế được rửa tội từ nhỏ.
Cũng đừng để con mơ hồ vào tương lai không định hướng.
Xin dạy con biết sống đức tin hiện tại cụ thể và thực tế. Amen.
LM. Trần Bình Trọng (Vietcatholic News)
(1). Kinh Tiền Tụng Chúa Nhật Thường Niên 1

Sunday, January 21, 2007

Chúa Nhật 3 Thường Niên - 3rd Sunday in Ordinary Time (Luke 1:1-4,4:14-21)

Bài Đọc I: Nehemia 8:2-4,5-6,8-10 II: 1Cor 12:12-30
Phúc Âm Luca 1:1-4,4:14-21
(1) Thưa ngài Thêôphilô đáng kính, có nhiều người đã ra công biên soạn bản tường thuật những điều đã được thực hiện giữa chúng ta. (2) Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. (3) Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc. (4:14) Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. (15) Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và được mọi người tôn vinh. (16) Rồi Đức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. (17) Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: (18) Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, (19) công bố một năm hồng ân của Chúa. (20) Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. (21) Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe".
Chi Tiết Hay
+ (c. 14) Thánh Luca dùng câu "được quyền năng Thần Khí thúc đẩy" để giúp người đọc hiểu rằng đoạn tiên tri Isaiah trong câu 18 ám chỉ chính Đức Giêsu (Thần Khí Chúa ngự trên tôị..)
+ (c. 15) Hôị đường là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của người Do Thái. Luật thời đó chép rằng nơi nào có mười gia đình Do Thái trở lên thì phải có một hội đường. Nghi thức tôn giáo tại hội đường thường có ba phần:
a. Dâng lời cầu nguyện.
b. Một vài giáo dân đứng lên đọc các đoạn Kinh Thánh. Có lẽ Đức Giêsu đã được chọn trước để đọc đoạn Kinh Thánh trong ngày đó.
c. Phần giảng dạy do một người thông thạo Kinh Thánh trình bày, và sau đó là bàn luận.
+ (c.18) Đức Giêsu dùng đoạn Isaia để nói vềcông cuộc cứu độ của Ngài. Đoạn trích dẫn này được viết theo lối hành văn thời đó:
a. loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo
b. kẻ giam cầm được tha
c. người mù được sáng mắt
b'. trả tự do cho người bị áp bức
a'. công bố năm hồng ân của Chúa
Trong lối hành văn cổ này người đọc thấy câu a và a' giống nhau, câu b và b' giống nhau. Nhờ đó câu c được làm nổi bật lên thành điểm chính trong năm câu.
+ (c.19) Cứ cách 50 năm, người Do Thái tổ chức 1 năm hồng ân. Trong năm này, các nô lệ được thả, và các món nợ được tha. Những người nghèo khổ đều trông chờ năm hồng ân này. Đức Giêsu đến , mang ý nghĩa mới cho năm hồng ân: tha thứ và cứu thoát con người khỏi xiềng xích của tội lỗi.
+ (c. 20) Đọc xong Đức Giêsu ngồi xuống. Người đọc có cảm tưởng là Ngài đã làm xong việc. Thực ra, lúc đó Đức Giêsu mới khởi sự bài giảng. Những người giảng dạy (thí dụ như các rabbi) thường ngồi xuống trước khi bắt đầu giảng.
Một Điểm Chính: Thiên Chúa luôn trung thành với dân Ngài. Ngài đã hứa sẽ cứu thoát, và mang ánh sáng hiểu biết đến để mở mắt cho chúng ta là những kẻ mù lòa. Lời hứa đó đã được Đức Giêsu thực hiện.
Suy Niệm
1. Đối với tôi, thế nào là tự do? Trong tôn giáo của tôi, tôi đang tự do , hay đang bị giam cầm như thế nào?
2. Thế nào là mù lòa? Tôi nhắm mắt vài phút và thử xem tôi có thể nhớ rõ các màu sắc quanh tôi, những khuôn mặt thân quen? Tôi xin Chúa Giêsu chữa những mù lòa của tâm hồn tôi, xin cho tôi được ánh sáng và hiểu biết mới.

-----------------------------------------------
3rd Sunday in Ordinary Time
Reading I: Nehemia 8:2-4,5-6,8-10 II: 1Cor 12:12-30
Gospel Luke 1:1-4,4:14-21
(1) Inasmuch as many have undertaken to compile a narrative of the things which have been accomplished among us, (2) just as they were delivered to us by those who from the beginning were eyewitnesses and ministers of the word, (3) it seemed good to me also, having followed all things closely for some time past, to write an orderly account for you, most excellent The-oph'ilus,4 that you may know the truth concerning the things of which you have been informed. (4:14) And Jesus returned in the power of the Spirit into Galilee, and a report concerning him went out through all the surrounding country. (15) And he taught in their synagogues, being glorified by all. (16) And he came to Nazareth, where he had been brought up; and he went to the synagogue, as his custom was, on the sabbath day. And he stood up to read; (17) and there was given to him the book of the prophet Isaiah. He opened the book and found the place where it was written, (18) "The Spirit of the Lord is upon me, because he has anointed me to preach good news to the poor. He has sent me to proclaim release to the captives and recovering of sight to the blind, to set at liberty those who are oppressed, (19) to proclaim the acceptable year of the Lord." (20) And he closed the book, and gave it back to the attendant, and sat down; and the eyes of all in the synagogue were fixed on him. (21) And he began to say to them, "Today this scripture has been fulfilled in your hearing."
Interesting Details
+ (v.14) "in the power of the Spirit". Luke prepares his readers to appreciate that the passage from Isaiah in verse 18 applies to Jesus ("The Spirit of the Lord is upon me...").
+ (v.15) The synagogue was the real center of religious life in Israel. The law at that time was that wherever there were ten Jewish families there must be a synagogue. The synagogue service has three parts:
a. The worship part, where a prayer is offered.
b. The readings of the scriptures by members of the congregation. It is likely that Jesus' reading is by pre-arrangement.
c. The teaching part, whereby a distinguished person in the congregation is invited to speak, followed by a discussion.
+ (v. 18) Jesus is the Spirit-bearer foretold in this Isaiah passage. The goal of his ministry is spelled out here. Luke arranges the verses in a pattern commonly found in ancient literature:
a. good news to the poor
b. release to the captives
c. sight to the blind
b'. freedom to the oppressed
a'. proclaim year of the Lord's favor
This concentric arrangement helps the reader see that lines a and a' are similar, b and b' are similar. Line c stands out as the focus of the verses.
+ (v. 19) In ancient Jewish tradition, at an interval of every fifty years, a "jubilee" year was celebrated where all debts are forgiven and slaves regain their freedom. For obvious reasons, the poor look toward this jubilee year with much hope. Jesus brings new meanings to the jubilee year: freedom from and forgiveness of sins.
+ (v. 20) Jesus sits down. This gives the readers the impression that he is finished. Actually he is about to start. The speaker usually gives his address while seated.
+ (v. 21) "Today this scripture has been fulfilled". The word "today" should not be taken to mean "at the time of Jesus". It refers to the present time of fulfillment of God's promise.
One Main Point: God is ever faithful to his people. In Jesus he fulfills his promise: to set us free, to bring awareness to our unenlightened (and thus blind) state.
Reflections
1. What does the word "freedom" mean to me? As a Christian, how am I free or not free?
2. I close my eyes to 'see' what blindness is like. I attempt to remember the colors around me, to remember the faces of people I know. As Jesus has restored the sight of the blind, I ask Jesus to restore the sight of my soul, to give me new understanding and awareness.