Sứ Điệp Mùa Chay 2007 của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI
Anh chị em thân mến!
“Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19:37). Đó là chủ đề Kinh Thánh mà năm nay hướng dẫn việc suy niệm Mùa Chay của chúng ta. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để học với Đức Maria và Thánh Gioan, người môn đệ được yêu mến, gần gũi với Người, là Đấng trên thánh giá đã hoàn thành hy sinh mạng sống của Người cho toàn thể nhân loại (x. Ga 19:25). Do đó với một sự tham gia sốt sắng hơn trong thời gian sám hối và cầu nguyện này, chúng ta hãy hướng cái nhìn của chúng ta lên Chúa Kitô chịu đóng đinh, Đấng hấp hối trên núi Sọ, đã mặc khải trọn vẹn cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa. Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” (Deus Caritas Est), tôi đã đề cập đến chủ đề này về tình yêu bằng cách nhấn mạnh hai hình thức cơ bản của nó: đức bác ái và ái tình (agape và eros)
Tình yêu của Thiên Chúa: đức bác ái và ái tình
Danh từ đức bác ái (agape), nhiều lần xuất hiện trong Tân Ước, biểu lộ tình yêu hiến mình của một người chỉ nghĩ đến lợi ích kẻ khác. Trái lại, tiếng ái tình (eros), có nghĩa là tình yêu của một người muốn chiếm hữu điều họ thiếu và ao ước kết hợp với người yêu. Tình yêu mà Thiên Chúa bao bọc chúng ta chắc chắn là đức bác ái. Trên thực tế, con người có thể cho Thiên Chúa một lợi ích nào mà Người đã không có chăng? Tất cả những gì con người có và là, đều là hồng ân Thiên Chúa. Bởi đó, chính tạo vật mới cần Thiên Chúa trong mọi sự. Nhưng tình yêu của Thiên Chúa cũng là ái tình (eros).Trong Cưu Ước, Đấng Sáng Tạo vũ trụ tỏ cho dân Người đã tuyển chọn làm của riêng mình, một sự ưa chuộng vượt trên mọi động cơ nhân bản. Tiên tri Hosea diễn tả sự đam mê thần linh này với những hình ảnh táo bạo như tình yêu của một người nam đối với một người nữ ngoại tình (x. 3:1-3). Về phần mình khi nói về tương quan của Thiên Chúa với dân Israel, tiên tri Edêkien không sợ sử dụng đến ngôn ngữ một cách kiên quyết và say đắm (x. 16:1-22). Những bản văn Kinh Thánh này chứng tỏ ái tình (eros) là thành phần của chính con tim Thiên Chúa: Đấng Toàn Năng chờ đợi tiếng “xin vâng” của các tạo vật mình như một chàng rễ trẻ chờ đợi tiếng “xin vâng” của nàng dâu mình.
Vô phúc thay, từ nguyên thủy, loài người bị những giả trá kẻ dữ lừa gạt, đã loại trừ tình yêu của Thiên Chúa trong sự ảo tưởng về một sự tự mãn là điều không thể xảy ra được (x. St 3:1-7). Quay về trong chính mình, Adam rời khỏi nguồn gốc sự sống này là chính Thiên Chúa, và trở thành kẻ đầu tiên trong những “kẻ vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ.” (Dt 2: 15). Tuy nhiên, Thiên Chúa không thua cuộc. Nhưng trái lại tiếng “không” của con người là một sự thúc đẩy quyết định xúi giục Người bày tỏ tình yêu của Người trong tất cả cường độ cứu chuộc của nó.
Anh chị em thân mến!
“Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19:37). Đó là chủ đề Kinh Thánh mà năm nay hướng dẫn việc suy niệm Mùa Chay của chúng ta. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để học với Đức Maria và Thánh Gioan, người môn đệ được yêu mến, gần gũi với Người, là Đấng trên thánh giá đã hoàn thành hy sinh mạng sống của Người cho toàn thể nhân loại (x. Ga 19:25). Do đó với một sự tham gia sốt sắng hơn trong thời gian sám hối và cầu nguyện này, chúng ta hãy hướng cái nhìn của chúng ta lên Chúa Kitô chịu đóng đinh, Đấng hấp hối trên núi Sọ, đã mặc khải trọn vẹn cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa. Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” (Deus Caritas Est), tôi đã đề cập đến chủ đề này về tình yêu bằng cách nhấn mạnh hai hình thức cơ bản của nó: đức bác ái và ái tình (agape và eros)
Tình yêu của Thiên Chúa: đức bác ái và ái tình
Danh từ đức bác ái (agape), nhiều lần xuất hiện trong Tân Ước, biểu lộ tình yêu hiến mình của một người chỉ nghĩ đến lợi ích kẻ khác. Trái lại, tiếng ái tình (eros), có nghĩa là tình yêu của một người muốn chiếm hữu điều họ thiếu và ao ước kết hợp với người yêu. Tình yêu mà Thiên Chúa bao bọc chúng ta chắc chắn là đức bác ái. Trên thực tế, con người có thể cho Thiên Chúa một lợi ích nào mà Người đã không có chăng? Tất cả những gì con người có và là, đều là hồng ân Thiên Chúa. Bởi đó, chính tạo vật mới cần Thiên Chúa trong mọi sự. Nhưng tình yêu của Thiên Chúa cũng là ái tình (eros).Trong Cưu Ước, Đấng Sáng Tạo vũ trụ tỏ cho dân Người đã tuyển chọn làm của riêng mình, một sự ưa chuộng vượt trên mọi động cơ nhân bản. Tiên tri Hosea diễn tả sự đam mê thần linh này với những hình ảnh táo bạo như tình yêu của một người nam đối với một người nữ ngoại tình (x. 3:1-3). Về phần mình khi nói về tương quan của Thiên Chúa với dân Israel, tiên tri Edêkien không sợ sử dụng đến ngôn ngữ một cách kiên quyết và say đắm (x. 16:1-22). Những bản văn Kinh Thánh này chứng tỏ ái tình (eros) là thành phần của chính con tim Thiên Chúa: Đấng Toàn Năng chờ đợi tiếng “xin vâng” của các tạo vật mình như một chàng rễ trẻ chờ đợi tiếng “xin vâng” của nàng dâu mình.
Vô phúc thay, từ nguyên thủy, loài người bị những giả trá kẻ dữ lừa gạt, đã loại trừ tình yêu của Thiên Chúa trong sự ảo tưởng về một sự tự mãn là điều không thể xảy ra được (x. St 3:1-7). Quay về trong chính mình, Adam rời khỏi nguồn gốc sự sống này là chính Thiên Chúa, và trở thành kẻ đầu tiên trong những “kẻ vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ.” (Dt 2: 15). Tuy nhiên, Thiên Chúa không thua cuộc. Nhưng trái lại tiếng “không” của con người là một sự thúc đẩy quyết định xúi giục Người bày tỏ tình yêu của Người trong tất cả cường độ cứu chuộc của nó.
Thánh Giá mạc khải sự trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa.
Chính trong mầu nhiệm Thánh Giá mà quyền lực áp đảo của lòng thương xót của Cha trên trời được mặc khải trong tất cả sự viên mãn của nó. Để chuộc lại tình yêu của tạo vật Người, Người đã chấp nhận trả một giá rất cao: máu của chính Con Một Người. Sự chết, đối với Adam đầu tiên là một dấu tột đỉnh đến sự cô độc và sự bất lực, như vậy đã biến thành hành vi yêu thương và tự do tột đỉnh của Adam mới.
Do đó người ta có thể khẳng định rất đúng với Thánh Maximus Hiển Tu rằng Chúa Kitô “đã chết, nếu người ta có thể nói được theo cách thần linh, vì Người đã chết cách tự do” (Ambigua. 91, 1956). Trên thánh giá, ái tình (eros) của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu hiện. Trên thật tế ái tình (eros) như Pseudo-Dionysius diễn tả- là sức mạnh “không cho phép người yêu ở một mình nhưng thúc giục họ trở nên một với người mình yêu” (De divinis nominibus, iV,13: PG 3, 712). Có “ái tình (eros) điên dại” nào hơn (N. Cabasilas, Vita in Cristo, 648) là khiến Con Thiên Chúa biến mình thành một người với chúng ta đến nỗi chịu những hậu quả của những tội lỗi chúng ta như chính là của mình?
“Người là Đấng họ đã đâm”
Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy nhìn xem Chúa Kitô chịu đâm thâu qua trên thập giá ! Người là sự mặc khải tình yêu của Thiên Chúa không thể vượt qua được, một tình yêu trong đó ái tình (eros) và đức bác ái (agape), thay vì đối nghịch nhau nhưng lại soi sáng cho nhau. Trên thánh giá, chính Thiên Chúa là Đấng nài xin tình yêu của tạo vật Người: Người khao khát tình yêu của mỗi người chúng ta. Tông đồ Thomas đã công nhận Chúa Giê su là “Đức Chúa và là Thiên Chúa” khi ngài đặt tay mình vào trong vết thương cạnh sườn Người. Thật không lạ gì, nhiều vị thánh đã gặp trong tim của Chúa Giêsu sự diễn đạt sâu xa nhất của mầu nhiện tình yêu này.
Người ta có thể nói rằng sự mặc khải về ái tình (eros) của Thiên Chúa đối với con người, trên thực tế là sự diễn đạt tuyệt vời về đức ái (apape) của Người. Trong tất cả sự thật, duy chỉ tình yêu nào kết hợp sự tận hiến tự do chính mình với sự ao ước tha thiết nhân nhượng lẫn nhau, làm thấm nhuần một niềm vui, làm dịu đi những gánh nặng nề nhất. Chúa Giêsu đã nói: “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12:32). Trên hết tất cả mọi sự, câu trả lời mà Thiên Chúa mong muốn mãnh liệt nơi chúng ta là chúng ta đón nhận tình yêu của người và cho phép chính chúng ta được thu hút đến với Người. Tuy nhiên chấp nhận tình yêu của Người thì chưa đủ. Chúng ta cần đáp trả lại đến tình yêu như thế và hiến thân mình để truyền đạt tới người khác. Đức Kitô “kéo tôi đến chính Người” để kết hiệp chính người với tôi, cho tôi học biết để yêu người anh em với chính tình yêu của Người.
Máu và nước
“Họ sẽ nhìn xem Đấng họ đã đâm.” Chúng ta hãy nhìn xem với lòng tin cẩn nơi cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu, từ đó “máu và nước” chảy ra” (Ga 19:34)! Các Giáo Phụ coi những yếu tố này như là những biểu trưng các bí tích rửa tội và Thánh Thể. Qua nước rửa tội, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, chúng ta được tiếp xúc tới chỗ thân mật của tình yêu Ba Ngôi. Trong cuộc hành trình Mùa Chay, kỷ niệm bí tích rửa tội của chúng ta, chúng ta được khích lệ thoát ra khỏi chính chúng ta hầu mở rộng chính mình, trong sự phó thác đầy tin cẩn, cho sự ôm ấp thương xót của Cha (x. Thánh Chrysostom, Catecheses, 3, 14ff).
Máu, biểu trưng tình yêu của vị Mục Tử Tốt Lành, chảy vào trong chúng ta nhất là trong mầu nhiệm thánh thể: “Thánh Thể lôi kéo chúng ta đi vào hành vi dâng mình của Chúa Giêsu … chúng ta đi vào trong chính động lực của sự hiến mình của Người” (Deus Caritas Est,” 13). Vậy chúng ta hãy sống mùa Chay, như là một thời gian “thánh thể” trong đó, đón chào tình yêu của Chúa Giêsu, chúng ta học biết làm lan rộng tình yêu ấy chung quanh chúng ta trong mọi lời nói và việc làm.
Sự chiêm ngắm” Đấng họ đã đâm” kích động chúng ta trong cách này là mở lòng chúng ta cho những kẻ khác, bằng cách nhận thức đến những vết thương giáng xuống trên phẩm gíá con người; sự ấy kích động chúng ta, nhất là chiến đấu với mọi hình thức khinh miệt sự sống và sự khai thác con người, và làm giảm đi những thảm kịch của tình trạng cô đơn và bị bỏ rơi của rất nhiều người. Mong sao mùa Chay đối với mọi Kitô hữu là một kinh nghiệm mới về tình yêu của Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Chúa Kitô, một tình yêu mà mỗi ngày tới phiên mình chúng ta phải “ban lại” cho người thân cận chúng ta, cách riêng cho người nào chịu đau khổ nhiều nhất và đang gặp túng thiếu. Chỉ bằng cách này chúng ta sẽ có khả năng tham gia đầy đủ trong niềm vui Phục Sinh. Xin Đức Maria, Mẹ của tình yêu tốt đẹp, dẫn dắt chúng ta trong cuộc hành trình Mùa Chay này, một cuộc hành trình trở lại đích thực với tình yêu của Chúa Kitô. Tôi cầu chúc cho anh chị em, hỡi những anh chị em yêu dấu, một cuộc hành trình Mùa Chay hiệu quả, và ban cho tất cả anh chị em với lòng thương yêu một phúc lành tông tòa đặc biệt.
Chính trong mầu nhiệm Thánh Giá mà quyền lực áp đảo của lòng thương xót của Cha trên trời được mặc khải trong tất cả sự viên mãn của nó. Để chuộc lại tình yêu của tạo vật Người, Người đã chấp nhận trả một giá rất cao: máu của chính Con Một Người. Sự chết, đối với Adam đầu tiên là một dấu tột đỉnh đến sự cô độc và sự bất lực, như vậy đã biến thành hành vi yêu thương và tự do tột đỉnh của Adam mới.
Do đó người ta có thể khẳng định rất đúng với Thánh Maximus Hiển Tu rằng Chúa Kitô “đã chết, nếu người ta có thể nói được theo cách thần linh, vì Người đã chết cách tự do” (Ambigua. 91, 1956). Trên thánh giá, ái tình (eros) của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu hiện. Trên thật tế ái tình (eros) như Pseudo-Dionysius diễn tả- là sức mạnh “không cho phép người yêu ở một mình nhưng thúc giục họ trở nên một với người mình yêu” (De divinis nominibus, iV,13: PG 3, 712). Có “ái tình (eros) điên dại” nào hơn (N. Cabasilas, Vita in Cristo, 648) là khiến Con Thiên Chúa biến mình thành một người với chúng ta đến nỗi chịu những hậu quả của những tội lỗi chúng ta như chính là của mình?
“Người là Đấng họ đã đâm”
Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy nhìn xem Chúa Kitô chịu đâm thâu qua trên thập giá ! Người là sự mặc khải tình yêu của Thiên Chúa không thể vượt qua được, một tình yêu trong đó ái tình (eros) và đức bác ái (agape), thay vì đối nghịch nhau nhưng lại soi sáng cho nhau. Trên thánh giá, chính Thiên Chúa là Đấng nài xin tình yêu của tạo vật Người: Người khao khát tình yêu của mỗi người chúng ta. Tông đồ Thomas đã công nhận Chúa Giê su là “Đức Chúa và là Thiên Chúa” khi ngài đặt tay mình vào trong vết thương cạnh sườn Người. Thật không lạ gì, nhiều vị thánh đã gặp trong tim của Chúa Giêsu sự diễn đạt sâu xa nhất của mầu nhiện tình yêu này.
Người ta có thể nói rằng sự mặc khải về ái tình (eros) của Thiên Chúa đối với con người, trên thực tế là sự diễn đạt tuyệt vời về đức ái (apape) của Người. Trong tất cả sự thật, duy chỉ tình yêu nào kết hợp sự tận hiến tự do chính mình với sự ao ước tha thiết nhân nhượng lẫn nhau, làm thấm nhuần một niềm vui, làm dịu đi những gánh nặng nề nhất. Chúa Giêsu đã nói: “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12:32). Trên hết tất cả mọi sự, câu trả lời mà Thiên Chúa mong muốn mãnh liệt nơi chúng ta là chúng ta đón nhận tình yêu của người và cho phép chính chúng ta được thu hút đến với Người. Tuy nhiên chấp nhận tình yêu của Người thì chưa đủ. Chúng ta cần đáp trả lại đến tình yêu như thế và hiến thân mình để truyền đạt tới người khác. Đức Kitô “kéo tôi đến chính Người” để kết hiệp chính người với tôi, cho tôi học biết để yêu người anh em với chính tình yêu của Người.
Máu và nước
“Họ sẽ nhìn xem Đấng họ đã đâm.” Chúng ta hãy nhìn xem với lòng tin cẩn nơi cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu, từ đó “máu và nước” chảy ra” (Ga 19:34)! Các Giáo Phụ coi những yếu tố này như là những biểu trưng các bí tích rửa tội và Thánh Thể. Qua nước rửa tội, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, chúng ta được tiếp xúc tới chỗ thân mật của tình yêu Ba Ngôi. Trong cuộc hành trình Mùa Chay, kỷ niệm bí tích rửa tội của chúng ta, chúng ta được khích lệ thoát ra khỏi chính chúng ta hầu mở rộng chính mình, trong sự phó thác đầy tin cẩn, cho sự ôm ấp thương xót của Cha (x. Thánh Chrysostom, Catecheses, 3, 14ff).
Máu, biểu trưng tình yêu của vị Mục Tử Tốt Lành, chảy vào trong chúng ta nhất là trong mầu nhiệm thánh thể: “Thánh Thể lôi kéo chúng ta đi vào hành vi dâng mình của Chúa Giêsu … chúng ta đi vào trong chính động lực của sự hiến mình của Người” (Deus Caritas Est,” 13). Vậy chúng ta hãy sống mùa Chay, như là một thời gian “thánh thể” trong đó, đón chào tình yêu của Chúa Giêsu, chúng ta học biết làm lan rộng tình yêu ấy chung quanh chúng ta trong mọi lời nói và việc làm.
Sự chiêm ngắm” Đấng họ đã đâm” kích động chúng ta trong cách này là mở lòng chúng ta cho những kẻ khác, bằng cách nhận thức đến những vết thương giáng xuống trên phẩm gíá con người; sự ấy kích động chúng ta, nhất là chiến đấu với mọi hình thức khinh miệt sự sống và sự khai thác con người, và làm giảm đi những thảm kịch của tình trạng cô đơn và bị bỏ rơi của rất nhiều người. Mong sao mùa Chay đối với mọi Kitô hữu là một kinh nghiệm mới về tình yêu của Thiên Chúa ban cho chúng ta trong Chúa Kitô, một tình yêu mà mỗi ngày tới phiên mình chúng ta phải “ban lại” cho người thân cận chúng ta, cách riêng cho người nào chịu đau khổ nhiều nhất và đang gặp túng thiếu. Chỉ bằng cách này chúng ta sẽ có khả năng tham gia đầy đủ trong niềm vui Phục Sinh. Xin Đức Maria, Mẹ của tình yêu tốt đẹp, dẫn dắt chúng ta trong cuộc hành trình Mùa Chay này, một cuộc hành trình trở lại đích thực với tình yêu của Chúa Kitô. Tôi cầu chúc cho anh chị em, hỡi những anh chị em yêu dấu, một cuộc hành trình Mùa Chay hiệu quả, và ban cho tất cả anh chị em với lòng thương yêu một phúc lành tông tòa đặc biệt.
Đức Ông Nguyễn Quang Sách chuyển ngữ (vietcatholic.net)
No comments:
Post a Comment