Friday, December 08, 2006

Lẽ Sống: Thiên Chúa Vẫn Tiếp Tục Yêu Thương

(Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8.12.2006)
Ðời người, có lẽ ai cũng có một lần trải qua một biến cố lớn trong lịch sử thế giới hay dân tộc...

Một ít cụ già hiện còn sống sót có lẽ đã trải qua cuộc đại chiến thứ nhất. Nhiều người đã có thể chứng kiến những tàn phá khốc liệt của thời đệ nhị thế chiến, cộng với nạn đói kinh hoàng ở Bắc Việt năm 1945. Và đa số chúng ta đã trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến không biết bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu cuộc chiến trong nước cũng như tại các nước khác trong những năm gần đây... Thêm vào đó, còn có biết bao nhiêu thiên tai và tai nạn khủng khiếp đã xảy ra cho con người.

Chiến tranh và sự sa đọa của con người có lẽ mang lại cho chúng ta cái cảm tưởng rằng sự dữ, tội ác đã lan tràn khắp cả mặt đất; thế giới ngày nay không còn biết đến Thiên Chúa nữa. Cùng với tất cả một đoàn người mà Ðức cố Giáo Hoàng Gioan 23 gọi là "các tiên tri chuyên loan báo thảm họa", có lẽ chúng ta chỉ nhìn vào thế giới bằng đôi mắt của bi quan, thất vọng, chúng ta chỉ nhìn thấy thảm họa, tang tóc... để rồi loan báo ngày tận cùng của thế giới như kề bên.

Thế giới có tội lỗi đó, thế giới có tang thương đó, thế giới có nhiều thảm họa đó, nhưng chúng ta đừng quên rằng chương trình của Thiên Chúa đang được thực hiện dọc theo chiều dài của lịch sử nhân loại. Giữa hai cực: một bên là sự sa ngã ở khởi đầu lịch sử và một bên là ngày tận cùng của thế giới, đã có cuộc nhập thể làm người của Con Thiên Chúa: Ngài đã làm người ngay giữa lòng của một nhân loại tội lỗi của thời đại Ngài...

Thế giới của chúng ta đầy dẫy tội lỗi, Thiên Chúa vẫn yêu thương thế giới ấy. Thay vì chỉ nhìn thấy hận thù, bạo động và sa đọa dưới mọi hình thức, chúng ta hãy cố đọc được những dấu chỉ của thời đại để thấy rằng Thiên Chúa vẫn luôn có mặt trong lịch sử con người, Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương con người.

Mừng lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, hôm nay Giáo Hội cũng muốn lập lại với chúng ta chân lý ấy: Thiên Chúa đã yêu thương con người và không có gì Thiên Chúa không làm được. Thiên Chúa đã tạo dựng Mẹ và gìn giữ Mẹ khỏi mọi tỳ vết của tội lỗi. Mẹ là nền tảng của niềm hy vọng của chúng ta, Mẹ là bình minh của nhân loại mới, một nhân loại được Thiên Chúa cứu chuộc và ban cho sức mạnh để vươn lên không ngừng.

Chúng ta hãy chiêm ngắm Mẹ với tất cả niềm cậy trông và lạc quan ấy. Qua Mẹ, Thiên Chúa muốn tỏ bày tình yêu không hề lay chuyển của Ngài cho nhân loại và qua Mẹ, Ngài cũng muốn chúng ta bước đi trong vâng phục và yêu mến, cậy trông.

Thân phận yếu hèn của chúng ta được dệt bằng những vấp ngã và chỗi dậy không ngừng. Chúa ban cho chúng ta một người Mẹ không tỳ vết để chúng ta không ngừng ngước mắt nhìn lên. Chúa ban cho chúng ta một người Mẹ luôn "Thưa, xin vâng!" giữa muôn ngàn đớn đau thử thách, để chúng ta tiếp tục chỗi dậy sau những lần vấp ngã.

Chúng ta hãy nhìn lên Mẹ. Mẹ luôn có đó để giúp chúng ta khỏi vấp ngã và nếu chúng ta có vấp ngã, Mẹ sẽ đỡ chúng ta dậy và giúp chúng ta tiếp tục "Thưa, xin vâng!" với Chúa để chúng ta bước đi theo Chúa Giêsu...


Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội: Niềm hy vọng của nhân loại

Vào tháng 11 năm 1848, các cuộc cách mạng bạo động sôi xục diễn ra trên khắp Âu Châu cuối cùng đã lan tràn tới Rome. Những người quá khích đã ám sát thống đốc tiểu bang và bao vây Tòa Thánh. Ðức Thánh Cha Piô 9 phải thoát đi lánh nạn ở Ghêta, thuộc vương quốc Naples.

Ba tháng sau đó, ngay trong khi còn đang phải đi tị nạn, Ðức Piô 9 đã gửi cho tất cả các Giám Mục trên khắp thế giới một bức thư tựa đề Ubi Primum. Điều đáng ngạc nhiên là Đức Piô đã không dùng lá thư để nói đến việc ngài đi tị nạn hoặc những khủng hoảng chính trị và xã hội đang đe dọa Giáo Hội, nhưng là để mời tất cả các Giám Mục cùng cầu nguyện và góp ý với ngài trong việc công bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Chọn thời điểm này để công bố một tín điều quan trọng, Đức Piô 9 đã chứng tỏ rằng Giáo Hội không hề bị lay chuyển bởi những xáo trộn chính trị và những khủng hoảng xã hội.

Nhờ lòng sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt, ngài đã đem Giáo Hội đi từ những lo âu đến vui mừng.

Đức Thánh Cha Piô 9 viết: "Đức Maria đã luôn luôn che chở các tín hữu khỏi những hoạn nạn lớn lao nhất, khỏi những cạm bẫy và tấn công của kẻ thù, đã cứu vớt họ khỏi mọi đổ vỡ... Và tương tự như vậy, trong tình hình hiện tại, Đức Mẹ mong muốn ngăn cản và xóa tan mọi bão tố hiểm nguy của ác thần đang chống phá Giáo Hội."

Trải qua nhiều thế hệ, qua nhiều bàn luận có khi rất gay go sôi nổi trong Giáo Hội, niềm tin nơi sự vô nhiễm nguyên tội của Đức Mẹ vào thời gian đó đã trở nên hiển nhiên. Chẳng hạn, trước đó ngay tại Mỹ vào năm 1846, các Đức Giám Mục đã nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm là bổn mạng của quốc gia Hoa Kỳ. Vì thế đối với Đức Piô 9, trên phương diện đức tin, thời điểm để công bố tín điều quan trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã chín mùi.

Trong khi đó tại Âu Châu, các cuộc cách mạng ý thức hệ, các ảnh hưởng gia tăng của chủ thuyết vô thần, sự tôn thờ khoa học và vật chất đã liên tục gây ra những khủng hoảng lớn liên tiếp xảy ra từ Paris qua Frankfurt, Vienna, BudapestRome. Do đó tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm đã chẳng được chú ý đến. Tuy nhiên, Đức Piô vững lòng tin nơi một sức mạnh âm thầm nhưng rất mạnh mẽ đang che chở Giáo Hội, dựa vào một sự kiện mà ngài đã biết, là vào năm 1830, một nữ tu trẻ ở Paris đã được diện kiến Đức Maria.

Đức Trinh Nữ hiện ra đầu mang vương miện và mặc áo trắng tuyền, đứng trên quả địa cầu, chân đạp trên đầu con rắn. Một vòng sáng hình bầu dục bao quanh Trinh Nữ, trên đó có hàng chữ "Lạy Mẹ Maria tinh tuyền lúc thụ thai, cầu cho chúng con là những người chạy đến xin Mẹ che chở."

Nữ tu, mà sau này trở thành thánh nữ Catherine Labouré, đã nghe trong lòng một lời chỉ bảo hãy làm mẫu ảnh dựa trên những gì đã được diện kiến.

Đức Piô rất tôn kính mẫu ảnh này và lòng tôn kính đó đã thúc đẩy ngài khi thảo bức thư cho các giám mục như đã nêu trên. Mẫu ảnh đó đúng là một hào quang huy hoàng nổi bật giữa những tăm tối đang đe dọa Giáo Hội. Đức Maria đã tỏ mình ra ứng nghiệm với tất cả những điều đã được viết về Mẹ trong Kinh Thánh: một Evà mới trong sách Sáng Thế Ký và một Hoàng Hậu trong sách Khải Huyền, nghĩa là từ đầu cho đến cuối của toàn bộ Kinh Thánh.

Đức thánh cha Piô 9 trở lại Rome vào năm 1850 với lòng cảm tạ Đức Mẹ đã che chở Giáo Hội trong những sóng gió vừa qua. Ngài bắt tay ngay vào việc soạn thảo tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, sau khi được các Đức Giám Mục nồng nhiệt phúc đáp thư của ngài. Đã có tổng cộng 603 giám mục ưng thuận và chỉ có 4 vị không đồng ý.

Bốn năm sau đó, vào ngày 8 tháng 12, 1854 cùng với sự hiện diện của các giám mục trên thế giới, Đức Thánh Cha Piô 9 đã chính thức công bố niềm tin của Giáo Hội nơi việc Thiên Chúa đã tạo sinh Đức Mẹ tinh tuyền, vô nhiễm nguyên tội.

Ngày nay giữa một thế giới khủng hoảng lan tràn vì sa đọa và chiến tranh hận thù, tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là niềm hy vọng của nhân loại.

Đức cha Fulton Sheen nói: "Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được công bố vào thời điểm mà thế giới văn minh đang mù quáng chạy theo những thần tượng đối nghịch. Kác-Mác cho ra đời chủ thuyết cộng sản vô thần và đấu tranh giai cấp; Darwin phổ biến thuyết tiến hóa, theo đó con người bắt nguồn từ loài vật, và John Stuart Mill chủ trương một quan niệm cực đoan về quyền lợi cá nhân. Những chủ thuyết này có cùng một ước vọng muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi niềm tin của nhân loại, cho rằng con người không cần đến Thiên Chúa. Họ phủ nhận tội tổ tông và cho rằng con người tự mình có khả năng trở nên toàn thiện.

Đức cha Fulton Sheen kết luận rằng: "Nói cách khác, con người tự vỗ ngực cho rằng họ tất cả đều vô nhiễm nguyên tội". Trong những ngày đi tị nạn, Ðức Piô đã thấy trước chiều hướng nguy hiểm này. Do đó khi soạn thảo tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngài muốn soạn một hiến chương mới cho thế giới, để kháng cự lại những tà thần của thời đại.

Tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội luôn nhắc nhở chúng ta về sự nguy hiểm của ma quỷ và tội lỗi, đồng thời cũng cho ta một hy vọng, một lời hứa là chúng ta được che chở và bảo vệ.

Tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã khởi sự một thế kỷ mới trong việc kính mến và tôn sùng Ðức Trinh Nữ Maria, mà cao điểm là việc công bố tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác lên Trời vào năm 1950. Hai tín điều thật quan trọng: tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội khởi đầu và tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời kết thúc cuộc đời Ðức Mẹ ở trần gian. Qua hai tín điều này Giáo Hội nhắn nhủ chúng ta nhìn vào gương của Ðức Mẹ để nhận ra ý nghĩa và cùng đích của cuộc đời. Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta được cứu khỏi tội lỗi, được thánh hóa, được ban cho khả năng biết yêu mến và được hứa cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu.

Sau cùng, chính Ðức Mẹ là người đã xác tín với chúng ta về tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ðầu năm 1858, tức là chỉ 4 năm sau khi tín điều được công bố, Bernadette một cô gái quê mùa và thất học tại Lộ Ðức, một làng nhỏ nơi miền núi Pyréné bên Pháp đã được diện kiến Ðức Mẹ. Khi được Bernadette hỏi tên, Ðức Mẹ mỉm cười trả lời: "Ta là Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội."

Vũ Tiến (theo ĐồngHành Org)

Wednesday, December 06, 2006

Storm DURIAN...

"16h chiều nay, Dec 12.2006, bão Durian đã rời đất liền ra biển Tây, có thể nhắm đến đảo Phú Quốc và Thổ Chu. Chỉ trong vòng 17 tiếng quần thảo, bão đã cướp đi ít nhất 50 sinh mạng, làm mất tích 19 người, giật sập gần 20.000 căn nhà. Đây vẫn chưa phải là con số cuối cùng bởi các địa phương đang tiếp tục được cập nhật..."

"Báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo PCLB TƯ tính đến 20 giờ ngày 5-12 bão số 9 đã làm 50 người chết, 55 người mất tích, 409 người bị thương (164 người bị thương nặng). Tổng cộng đã có 119.314 nhà bị sập, đổ, tốc mái, 888 tàu thuyền bị chìm..."


Close

Đó là những thông tin mà các tờ báo đã đưa tin về cơn bão "kỳ quái" Durian. Bão - Storm, cái tên nghe quá quen thuộc chỉ trong mấy tháng qua... vì đã có ít nhất vài cơn bão đã nổi lên và "ghé thăm" nước ta cũng như các nước lân cận... Đối nỗi nghe nói có bão là người ta thấy lo lắng và nao lòng, chỉ biết đành chấp nhận những gì bão đến và gây ra, không gì chống đỡ nổi, giống kiểu Trời kêu ai nấy dạ vậy, bão đến thì chỉ biết vòng tay và đón nhận, thế thôi...

Cơn bão Durian lần này cũng vậy... Nghe dự đoán vùng nào Durian sẽ ghé thăm thì vùng đó vừa lo sợ vừa tìm cách đón nhận sao cho bớt thiệt hại nhất... ngoài ra không còn cách nào chống đỡ nó cả... Đêm qua nằm mà cứ thổn thức mãi, phần nghe ngóng bão, phần lo lo không sao ngủ dược... nghe tin bão suy yếu không ghé thăm trực tiếp Sàigòn nữa nhưng lòng vẫn cứ lo... Sáng sớm thức giấc nghe mưa tầm tã vẫn thấy bất an dù biết chắc Bão không còn nguy hại, đó chỉ là một trong những cơn mưa do ảnh hưởng mà thôi... Rồi một ngày mới sàigòn bình an, dư âm bão Durian chỉ còn là những cơn gió hơi mạnh hơn mọi ngày, thế thôi... Có anh bạn còn đùa, lâu lắm sàigòn mới nghe tin có bão ảnh hưởng trực tiếp, sao mà thấy yếu xìu, durian này múi lép rồi. :))... có người nói sàigòn bão khó mà bị ảnh hưởng lớn vì những thành phố lớn bao giờ người ta cũng nghiên cứu kỹ lưỡng về thiên thời địa lợi thật tốt rồi... nên bão cũng khó mà vào được sàigòn để "ngang tàng"... Rồi theo dõi tin tức thấy bão chạy nhanh quá, từ Sàigòn xuống Tiền Giang, tới Cà Mau... Và những tin tức tiếp nối báo về những thiệt hại về người và vật chất kéo dài từ Phú Quý - Ninh Thuận, rồi Bàrịa - Vũngtàu, đến Cần Giờ, Tiền Giang, Kiên Giang,... Bão đi nhanh và con cũng nhanh chóng tạo ra những con số thiệt hại đáng kể... Xét cho cùng, Bão cũng là một điều khủng khiếp cho con người hôm nay...

Bão là thế đấy, luôn tàn khốc và ác kiệt. Nó làm cho con người run sợ vì khi nó đến chắc chắn sẽ gây ra thảm hoạ, không lớn cũng nhỏ. Đó là sự đúc kết đầy trải nghiệm bao đời của con người mỗi khi có bão về... Cứ mỗi lần có bão là con người lại đau thương, lại mất mát, lại thiệt hại... lại phải bắt đầu gây dựng cuộc sống lại từ đầu, lại cứu trợ, cứu đói những vùng tai ương... Riết dần thành lệ, cứ nghe tin bão, lũ lụt là chuẩn bị những cuộc quyên góp cứu trợ, hết tổ chức từ thiện này đến tổ chức khác ra đời, quy mô từ lớn đến nhỏ, từ trong nước cho tới nước ngoài... và âu cũng là một nét đặc biệt là những lúc như thế, tất cả các nhà thờ khắp nơi cùng kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người tín hữu, kẻ ít người nhiều, làm sao thể hiện được lòng hảo tâm và tinh thân bác ái của mình với những người anh em gặp cảnh hoạn nạn... Gọi là nét đặc biệt vì có rất nhiều người suốt bao năm tháng chẳng hề chia sẻ chút gì cho nhà thờ nhưng khi được mời gọi vào những dịp như thế này thì lại sẵn sàng chia sẻ rất nhiệt tình và hào phóng... Đây có được gọi là nét đẹp và nét đặc trưng của người Công Giáo chúng ta chăng vì tất cả đều là những cử chỉ đẹp và bác ái? Mong là như thế, nhất là trong những ngày khởi đầu Mùa Vọng này, Mùa Vọng của Năm Sống Lời Chúa... Lời Chúa là ngọn đèn soi ta bước, là ánh sáng dẫn đường ta đi... Ước mong sao Lời Chúa luôn thúc đẩy chúng ta luôn khao khát học hỏi và thực hành qua tinh thần bác ái yêu thương của người Kitô hữu hôm nay...

KOTOROM, December 06.2006 (KOTOR.OM's Blog)

CloseClose

Close

Monday, December 04, 2006

Thầy và trò

Bài phát biểu trước các em học sinh dưới đây được Einstein công bố chính thức trong lần xuất bản đầu tiên của cuốn "Mein Weltbild", Amsterdam, 1934.Nghệ thuật quan trọng nhất của người thầy là đánh thức niềm vui trong lao động và trong nhận thức.

Các em học sinh thân mến!

Tôi vui mừng được thấy các em tụ hội về đây ngày hôm nay, tuổi trẻ vui tươi của một đất nước đầy nắng ấm và an lành.

Hãy nghĩ rằng những điều tuyệt diệu mà các em được làm quen ở trường là thành quả của nhiều thế hệ, được tạo dựng nhờ khát vọng hăng say với nhiều nỗ lực từ mọi nơi trên thế giới. Tất cả được trao vào tay các em như phần gia tài thừa kế, để các em đón nhận, trân trọng, tiếp tục trau dồi và một ngày kia, trung thành trao lại vào tay con cháu các em. Bằng cách đó, những con người trần thế chúng ta sẽ trở thành bất tử trong những thành quả để lại, những thành quả mà chúng ta cùng nhau tạo dựng.

Nếu các em luôn nghĩ tới điều đó, các em sẽ tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và trong nỗ lực của mình. Các em cũng sẽ tìm được thái độ ứng xử đúng đắn với các dân tộc và các thời đại khác.

ALBERT EINSTEIN _ TUỔITRẺ ONLINE

Sunday, December 03, 2006

Sống chung với AIDS

Đại dịch AIDS đã trở thành bóng ma bao trùm khắp châu Phi. Những chương trình nhân đạo liên tiếp được triển khai nhưng dường như những nỗ lực vẫn là không đủ...

Dù vậy, chương trình ARV của Tổ chức Nelson Mandella và Tổ chức “Thầy thuốc không biên giới” đã đem đến ánh sáng hi vọng cho những con người nghèo khổ đang quay quắt vì AIDS. Cuộc sống đã tươi mới hơn ở Lusikisiki, Nam Phi. Nhưng vẫn còn biết bao trăn trở qua ống kính của nhiếp ảnh gia Gideon Mendel của tạp chí National Geographic.

Đánh mất tuổi thơ

Nomfumaneko Yaho, 15 tuổi, sống cùng một căn phòng với cái chuồng nuôi thú của gia đình. Nomfumaneko đã bắt đầu chương trình điều trị của ARV nhưng đã quá muộn. Cô chỉ sống thêm được một vài tuần sau đó. Dì của cô bé nói: “Nó luôn là một đứa bé đáng yêu”.

Tiến về phía trước

Niềm tin vào tương lai của những đứa con mình, những đứa trẻ không hề bị nhiễm HIV đã khiến bà Nozamile luôn đứng vững. Bà cũng đã được điều trị bằng thuốc của chương trình ARV. Gần 800 người ở Lusikisiki đã được điều trị theo chương trình của ARV trong suốt hai năm qua.

Cùng với bà bên cạnh, Zamokuhle Mdingwe cũng đi đầu trong buổi lễ tổ chức kỷ niệm ngày thế giới chống AIDS với chiếc áo thun được thiết kế nhằm đẩy lùi những nguy hại của HIV. Zamokuhle đã mồ côi mẹ vì AIDS, nhưng sức khỏe của cậu bé đã tiến triển rất tốt. “Em nói với bạn bè mình về việc uống những viên thuốc này, và chúng đã rất vui khi trông em khỏe ra thấy rõ”.

Kiếm tìm hi vọng

Bavuyise năm nay 31 tuổi, anh là tình nguyện viên của một trong những bệnh viện chuyên khoa ở Lusikisiki và anh cũng là người đã động viên mọi người đi xét nghiệm HIV.

Anh nói: “Việc làm cho cộng đồng chúng ta hiểu rằng biết được tình trạng HIV của mình không có nghĩa bạn sẽ chết ngay là điều rất quan trọng. Sự hiểu biết đó thật sự sẽ làm bạn sống lâu hơn”. Khoảng 1.000 cư dân ở đây đến xét nghiệm đều mỗi tháng.

KHẢI ĐƠN (từ National Geographic) _ TUỔITRẺ ONLINE

Lẽ Sống - Giác Ngộ


(Lễ kính Thánh Francis Xavier, 3 Tháng Mười Hai)

"Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì?"... Lời thách thức này của Tin Mừng đã khiến cho một vị giáo sư trẻ tuổi bỏ tương lai đầy hứa hẹn, bỏ tất cả để chỉ còn đeo đuổi một mục đích duy nhất trong cuộc đời: sự sống đời đời của chính mình và của người đồng loại.

Vị giáo sư trẻ tuổi đó chính là Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng của các xứ truyền giáo, mà hôm nay Giáo Hội kính nhớ... Chưa tròn 25 tuổi, Phanxicô đã nổi tiếng như một giáo sư triết học tài ba tại đại học Paris. Giữa lúc danh vọng đang đến, Phanxicô Xaviê đã nhận được những lời thách thức trên đây từ người bạn thân Inhaxiô Loyola.

Không còn chống cưỡng lại với lời Chúa, Phanxicô Xaviê đã đến Montmartre để cùng với Inhaxiô sống đời khó nghèo, khuyết tịnh và phục vụ tông đồ, theo những chỉ dẫn của Ðức Thánh Cha.

Năm 1537, nghĩa là 3 năm sau khi đã tuyên khấn, Phanxicô lãnh chức linh mục. Từ Italia, ngài sang Lisboa của Bồ Ðào Nha để lên đường đi truyền giáo tại Ấn Ðộ. Trong 10 năm ngắn ngủi, Phanxicô Xaviê đả rảo bước đi khắp nơi để đem Tin Mừng đến cho dân tộc Nhật Bản, Mã Lai và Ấn Ðộ. Cuộc sống của ngài là một chia sẻ cảm thông sâu xa với những người nghèo khổ nhất... Chưa đạt được giấc mơ đặt chân đến Trung Hoa và Việt Nam, thánh nhân đã qua đời trong kiệt sức, tại một hải đảo cách Hồng Kông 100 cây số. Bị những người lái buôn Bồ Ðào Nha bỏ rơi trên bãi cát, thánh nhân đã qua đời trong sự trơ trụi nghèo nàn.

Danh vọng, tiền tài, ngay cả sức khỏe... tất cả đều được đốt cháy để tìm được niềm vui đích thực cho tâm hồn và mang niềm vui đó đến với mọi người: đó là sứ điệp mà thánh Phanxicô Xaviê đã để lại cho tất cả chúng ta...

"Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột"... Có lẽ người ta thường dùng câu nói trên đây không những để nói lên tính cách tương đới của đau khổ, mà còn để nói lên ngay cả sự tương đới của hạnh phúc.

Sau những tháng năm ăn độn, ăn rau, những người nghèo có thể hớn hở reo vui khi được bữa cơm trắng với chút thịt cá. Sau những tháng năm tù đày, một người vừa mới được phóng thích sẽ reo hò sung sướng khi được đi lại tự do, khi được thở không khí trong lành...

Những người giàu có, ngày nào cũng yến tiệc linh đình sẽ thèm khát đôi chút cá kho, mắm cà của người nghèo khổ... Những đứa trẻ giàu có ở đô thị có lẽ sẽ thèm khát những giây phút được cưỡi trâu hay tắm ao của những chú bé nghèo ở nhà quê...

Tựu trung, vấn đề cơ bản nhất của con người vẫn là đi tìm hạnh phúc. Và cuối cùng, sau những miệt mài tìm kiếm, ai cũng nhận thấy rằng mình sẽ không bao giờ đạt được hạnh phúc đích thực và trường cửu trên trần gian này. Kẻ đứng ở núi này sẽ luôn nhìn sang núi nọ...

Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta một bí quyết của hạnh Phúc: Ai muốn cứu mạng sống mình, sẽ mất và ai mất mạng sống mình vì Ta sẽ gặp lại... Chỉ có một niềm vui đích thực đó là sống trọn vẹn cho Chúa. Chỉ có một điều quan trọng nhất trong cuộc sống: đó là lắng nghe lời Chúa.

Trích sách Lẽ Sống


Chúa Nhật 1 Mùa Vọng - First Sunday of Advent (Luca 21:25-28,34-36)

Bài Đọc I: Jer 33:14-16 II: 1 Thes 3:12-4:2

Phúc Âm Luca 21:25-28,34-36

(25) "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. (26) Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. (27) Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. (28) Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc". (34) "Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, (35) vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. (36) Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người".

Chi Tiết Hay

· Phụng Vụ năm nay dùng Phúc Âm Luca và bắt đầu bằng bài giảng về những ngày sau hết. Bài giảng này gồm ba phần:

- Phần đầu, 21:10-11, diễn tả nhũng điềm lạ và cho ta biết sự gì sẽ xảy ra.

- Phần giữa, 21:20-23, tiên đoán việc thành Giêrusalem bị phá hủy.

- Phần cuối, 21:25-26, một lần nữa nói về những điềm lạ và cho ta biết những gì ta phải làm.

· Trong thời gian này Đức Giêsu giảng dạy nhiều trong đền thờ. Biết ngày chịu chết đã gần kề, Ngài đã nói về những điều quan trọng mà nhân loại cần biết, như những dặn dò quí báu trước khi Ngài từ giã cuộc đời trần thế.

· Trước ngày Ngài đến sẽ có những sự việc lạ xảy ra trong vũ trụ. Đây là điều Đức Giêsu báo trước về ngày Ngài trở lại để phán xét, có ý ám chỉ Ngài dã hoàn tất tước hiệu Con Người. Vậy ngày Chúa đến cũng là ngày trở lại của Con Người.

· Những điềm lạ về ngày sau hết sẽ xảy ra một cách toàn diện trên toàn thể vũ trụ. Điều này cho thấy nếu chỉ dựa vào những biến cố riêng rẽ để đóan ngày tận thế là việc làm sai lầm.

· (c.28) "Ngày cưu chuộc của các con đã gần kề": Đức Giêsu nhắn nhủ các môn đệ hãy vững tâm và hy vọng. Thay vì phản ứng như những người khiếp đảm, những môn đệ trung thành của Chúa sẽ đứng thẳng và ngước mặt, không hề cảm thấy sợ hãi và hổ thẹn, dể nghênh đón Đấng cầm quyền xét xử là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa.

· (c.34) Vì khoảng 95 phần trăm dân Palestine thời đó là nông dân nghèo, lời cảnh cáo của Đức Giêsu có vẻ dành cho những kẻ giàu sang có điều kiện để chè chén say sưa và lo lắng sự đời.

Một Điểm Chính: Đức Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang. Điều đó không làm chúng ta sợ hãi nhưng đem lại niềm vui vì được cứu chuộc.

Suy Niệm

1. Tôi có những chuẩn bị gì cho ngày Con Người sẽ đến? Tôi phải làm gì để khi Ngàì đến tôi sẽ có thể đứng thẳng và ngước mặt lên?

2. Đặt mình vào thời điểm khi nhưng điềm lạ xuất hiện vào ngày sau hết, tôi sẽ có những hành động gì và cảm giác thế nào? Tôi có sẵn sàng chưa? Tôi có hoàn toàn phó thác mọi việc theo ý Chúa không?

3. Trong những lúc gặp gian nan thử thách trong cuộc sống, tôi đã có đặt trọn vẹn niềm tin nơi Chúa chưa?

ĐồngHành Org

--------------------------------------------------------------------
First Sunday of Advent

Reading I: Jer 33:14-16 II: 1 Thes 3:12-4:2

Gospel Luke 21:25-28,34-36

(25) "And there will be signs in sun and moon and stars, and upon the earth distress of nations in perplexity at the roaring of the sea and the waves, (26) men fainting with fear and with foreboding of what is coming on the world; for the powers of the heavens will be shaken. (27) And then they will see the Son of man coming in a cloud with power and great glory. (28) Now when these things begin to take place, look up and raise your heads, because your redemption is drawing near." (34) "But take heed to yourselves lest your hearts be weighed down with dissipation and drunkenness and cares of this life, and that day come upon you suddenly like a snare; (35) for it will come upon all who dwell upon the face of the whole earth. (36) But watch at all times, praying that you may have strength to escape all these things that will take place, and to stand before the Son of man."

Interesting Details

· This year of Luke begins with his version of the discourse on final days. The discourse consists of three main sections:

- First section, 21:10-11, describes the end signs and tell us what to expect.

- Center section, 21:20-23, the fate of Jerusalem.

- Last section, 21:25-26, again describes the end signs and tell us what to do.

· During this period of teaching, Jesus spent the larger portion of His time in the temple. Jesus knew that His death was near so He taught all that was most urgent and critical for us to know. Precious gifts from a "dying man."

· The coming of the Day of the Lord was to be preceded by cosmic and natural events. Jesus warned us of His coming back, with the implication that He was the fulfillment of the Son of Man. Thus, the Day of the Lord is simultaneous with the coming back of the Son of Man.

· The end signs are universal, all of creation will be involved. This disproves false claims that a single catastrophe is an end sign.

· (v.28) "Your redemption is near": This verse bursts with a message of confidence and hope for disciples. In contrast to the cowardly actions of other man and woman (V.26-27), faithful disciples stand erect with heads held high, without fear and shame, to greet their faithful judge, Jesus, Son of Man.

· (v.34) Since about 95 percent of the population of Palestine at the time were poor peasants, this kind of warning would be directed to the wealthy who had both the leisure and opportunity to carouse, got drunk and be consumed by "worldly cares."

One Main Point: Jesus will come again in glory. That should not cause fear but bring joy over our redemption.

Reflections

1. Have I prepared myself for the day the Lord comes? What do I have to do to be strong when He comes?

2. Putting myself in the days that extraordinary events are happening, what actions will I take and what feelings will I have? Am I ready? Have I completely entrusted all things according to God's will?

3. Have I placed complete faith in God when life presents obstacles on my path?