Sáng nay, trong những lá thư gửi tới qua đường bưu điện, tôi nhìn thấy một phong thư với địa chỉ nơi gửi là tên trường học của con mình. Thoáng giật mình.
Mới đưa con đi học sáng nay, sao họ không trao trực tiếp mà lại gửi về nhà? Có điều gì tế nhị cần nói qua thư chăng? Vội mở thư ra xem. Một tờ giấy vẽ nguệch ngoạc, liếc qua, tôi nhận ra chữ con mình. Vẫn đang hoang mang không biết chuyện gì, tôi vội đọc, rồi thở phào nhẹ nhõm, bật cười...
Số là, nhiều trường ở Úc từ năm học lớp 3 đã tổ chức những cuộc cắm trại xa nhà cho học sinh. Quan điểm giáo dục ở đây là khuyến khích con trẻ tập tính tự lập ngay từ nhỏ. Con tôi năm nay học lớp 3, được đi cắm trại ba ngày ở một vùng biển xa trường. Quí tử đi được hai ngày, chiều nay sẽ là ngày đến trường đón về. Lá thư sáng nay có lẽ được gửi vào ngày hôm qua.
Trong lá thư gửi cho cả nhà, nhóc kể về hành trình của ngày đầu tiên, được đi dạo bờ biển và xem sóng vỗ. Nhóc kể về món ăn và những trò chơi. Kèm theo là bức tranh nhóc vẽ để miêu tả căn phòng mà nhóc và các bạn nghỉ ngơi trong kỳ trại.
Nhận thư, tôi cảm thấy thú vị, như đang được đồng hành cùng con trong cuộc hành trình. Đón con về, hỏi thăm thì được biết cô giáo đã dạy các em như thế. Tôi không ngạc nhiên lắm vì từ lúc các quí tử đi học, thỉnh thoảng tôi lại được con đem về khi thì bức tranh, khi thì tấm thiệp làm tặng mẹ. Nhớ ngày tôi còn nhỏ, yêu mẹ kính cha thật nhiều nhưng chưa bao giờ biết cách bày tỏ bằng lời nói, bằng thư từ, bằng tặng phẩm, bằng tranh vẽ... như các con tôi bây giờ. Như một thói quen đã định hình, “yêu thương không cần phải nói ra bằng lời” nên cứ cảm thấy ngại ngùng khi phải thổ lộ.
Nhưng không cần phải chờ đến ngày của mẹ hay ngày của cha, mà cứ lâu lâu đám con tôi lại lui cui cắt cắt dán dán một vật gì đó và trịnh trọng đem tới bảo là quà cho mẹ. “Món quà” có thể chỉ là những hộp và mảnh giấy lắp ghép. Đơn sơ nhưng sao đáng yêu quá đỗi!
Thỉnh thoảng, nhóc lại “nịnh” những câu làm tôi mát ruột mát gan: “Dạ thưa má, sao ai cũng nói là con giống má hết. Con “lucky” (may mắn) là con giống má. Vì như vậy người ta cũng nghĩ là con tốt giống má!”. Khi tôi hoàn tất cho mấy cu cậu một công việc khó khăn, mấy nhóc la toáng: “Má là “special mum” (người mẹ đặc biệt). Má hay quá, cái gì má cũng biết làm hết!”.
Ngày tôi chuẩn bị cho nhóc đi trại, nhóc thấy tôi lui cui soạn đồ thì đến thủ thỉ rằng: “Dạ thưa má, con xin lỗi má, con biết là má phải tốn rất nhiều tiền cho con đi. Con cũng tiếc lắm, nhưng mà con thích đi quá. Con cám ơn má lắm vì má cho con đi!”.
Chao ôi, những lời nói của con đã làm tôi ấm lòng và quên đi bao nhiêu mệt nhọc. Cuộc sống đã có quá nhiều lo toan, cho dẫu có phải “nịnh” nhau một chút để... cho vừa lòng nhau thì tại sao không thể? Tôi yêu thương cha mẹ nhưng có bao giờ biết nói một câu: “Cám ơn ba má đã nuôi con khôn lớn!”.
Từ con, tôi học được một điều: yêu thương cũng cần phải được nói ra thành lời!
Mới đưa con đi học sáng nay, sao họ không trao trực tiếp mà lại gửi về nhà? Có điều gì tế nhị cần nói qua thư chăng? Vội mở thư ra xem. Một tờ giấy vẽ nguệch ngoạc, liếc qua, tôi nhận ra chữ con mình. Vẫn đang hoang mang không biết chuyện gì, tôi vội đọc, rồi thở phào nhẹ nhõm, bật cười...
Số là, nhiều trường ở Úc từ năm học lớp 3 đã tổ chức những cuộc cắm trại xa nhà cho học sinh. Quan điểm giáo dục ở đây là khuyến khích con trẻ tập tính tự lập ngay từ nhỏ. Con tôi năm nay học lớp 3, được đi cắm trại ba ngày ở một vùng biển xa trường. Quí tử đi được hai ngày, chiều nay sẽ là ngày đến trường đón về. Lá thư sáng nay có lẽ được gửi vào ngày hôm qua.
Trong lá thư gửi cho cả nhà, nhóc kể về hành trình của ngày đầu tiên, được đi dạo bờ biển và xem sóng vỗ. Nhóc kể về món ăn và những trò chơi. Kèm theo là bức tranh nhóc vẽ để miêu tả căn phòng mà nhóc và các bạn nghỉ ngơi trong kỳ trại.
Nhận thư, tôi cảm thấy thú vị, như đang được đồng hành cùng con trong cuộc hành trình. Đón con về, hỏi thăm thì được biết cô giáo đã dạy các em như thế. Tôi không ngạc nhiên lắm vì từ lúc các quí tử đi học, thỉnh thoảng tôi lại được con đem về khi thì bức tranh, khi thì tấm thiệp làm tặng mẹ. Nhớ ngày tôi còn nhỏ, yêu mẹ kính cha thật nhiều nhưng chưa bao giờ biết cách bày tỏ bằng lời nói, bằng thư từ, bằng tặng phẩm, bằng tranh vẽ... như các con tôi bây giờ. Như một thói quen đã định hình, “yêu thương không cần phải nói ra bằng lời” nên cứ cảm thấy ngại ngùng khi phải thổ lộ.
Nhưng không cần phải chờ đến ngày của mẹ hay ngày của cha, mà cứ lâu lâu đám con tôi lại lui cui cắt cắt dán dán một vật gì đó và trịnh trọng đem tới bảo là quà cho mẹ. “Món quà” có thể chỉ là những hộp và mảnh giấy lắp ghép. Đơn sơ nhưng sao đáng yêu quá đỗi!
Thỉnh thoảng, nhóc lại “nịnh” những câu làm tôi mát ruột mát gan: “Dạ thưa má, sao ai cũng nói là con giống má hết. Con “lucky” (may mắn) là con giống má. Vì như vậy người ta cũng nghĩ là con tốt giống má!”. Khi tôi hoàn tất cho mấy cu cậu một công việc khó khăn, mấy nhóc la toáng: “Má là “special mum” (người mẹ đặc biệt). Má hay quá, cái gì má cũng biết làm hết!”.
Ngày tôi chuẩn bị cho nhóc đi trại, nhóc thấy tôi lui cui soạn đồ thì đến thủ thỉ rằng: “Dạ thưa má, con xin lỗi má, con biết là má phải tốn rất nhiều tiền cho con đi. Con cũng tiếc lắm, nhưng mà con thích đi quá. Con cám ơn má lắm vì má cho con đi!”.
Chao ôi, những lời nói của con đã làm tôi ấm lòng và quên đi bao nhiêu mệt nhọc. Cuộc sống đã có quá nhiều lo toan, cho dẫu có phải “nịnh” nhau một chút để... cho vừa lòng nhau thì tại sao không thể? Tôi yêu thương cha mẹ nhưng có bao giờ biết nói một câu: “Cám ơn ba má đã nuôi con khôn lớn!”.
Từ con, tôi học được một điều: yêu thương cũng cần phải được nói ra thành lời!
CHÂN TÂM (Úc Châu - Theo TUỔITRẺ Online)