Monday, March 19, 2007

Thánh Giuse và Ba Con Đường

Thánh Giuse là con người thinh lặng. Nhưng Ngài là thầy dạy nhiều nhân đức.
Năm nay, mừng lễ Ngài tại Việt Nam trong tình hình mới, tôi cùng với những kẻ mến Ngài cùng nhau cầu nguyện và suy nghĩ. Chúng tôi khẩn khoản xin Ngài chỉ bảo cho biết điều gì, mà Ngài thấy là cần để ý nhất cho cuộc sống đạo hôm nay.
Tôi gẫm suy và giờ đây tôi mạo muội chia sẻ.
Tôi thấy cuộc sống thánh Giuse được chi phối bởi ba con đường.
Cuộc sống của thánh Giuse với ba con đường
1/ Con đường sinh sống của thánh Giuse
Đọc Phúc Âm, chúng ta nhận ra phần nào hình ảnh sinh sống của thánh Giuse.
Ngài đã sinh sống đúng như một người lao động bình thường. Ngài kiếm sống một cách cần cù với nghề thợ mộc. Ngài hoà nhã với xóm làng. Ngài giữ luật Nước đi về Belem để đăng ký. Theo lệnh Chúa, Ngài mau lẹ đưa gia đình sang Ai Cập để lánh nạn. Cũng theo lệnh Chúa, Ngài đưa Đức Mẹ và Chúa Giêsu trở về Galilê, định cư tại thành Nadarét. Ở đó Ngài lo cho gia đình một cuộc sống tương đối đầy đủ. Ngài được mọi người đồng hương coi là một người công chính.
Như vậy, con đường sinh sống của thánh Giuse kể là ổn định, bảo đảm được nhân cách cho tất cả gia đình.
2/ Con đường giữ đạo của thánh Giuse
Thánh Giuse đã thực hiện mọi điều luật đạo bấy giờ truyền dạy. Ngài để Chúa Hài Đồng chịu phép cắt bì, đúng ngày, đúng cách. Ngài đem Chúa Hài Đồng lên Giêrusalem để tiến dâng lên Thiên Chúa. Hằng năm Ngài cùng với Đức Mẹ và Chúa Giêsu trẩy hội đến đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua.
Con đường giữ đạo của thánh Giuse được coi là đúng đắn, trọn vẹn theo luật đạo.
Ngài kính trọng các hình thức luật đạo. Trong mọi hình thức đó, Ngài dâng lên Chúa tất cả tấm lòng tin cậy mến, tôn thờ tạ ơn Chúa và yêu thương phục vụ tha nhân.
3/ Con đường thiêng liêng của thánh Giuse
Tôi gọi con đường thiêng liêng của thánh Giuse là sự Ngài tin tuyệt đối Chúa Giêsu chính là con đường cứu độ nhân loại. Niềm tin này đưa Ngài vào sự sống mới. Ngài gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu, khiêm nhường vâng phục thánh ý Chúa Cha. Sự sống mới không ngừng thôi thúc Ngài từ bỏ mình, sẵn sàng chịu mọi sự khốn khó, để cộng tác vào chương trình cứu thế của Chúa Giêsu.
Con đường thiêng liêng này rất âm thầm, nhưng biến đổi toàn diện đời Ngài. Ngài sống cho ơn gọi đó. Hạnh phúc của Ngài là được đi trên con đường thiêng liêng cao cả ấy. Ngài biết con đường thiêng liêng này đòi Ngài phải tỉnh thức lắng nghe ý Chúa, khiêm tốn thực thi ý Chúa trong mọi sự, can đảm bỏ ý riêng. Nhưng nhờ ơn Chúa, Ngài đã trung thành với con đường này từng giây từng phút suốt trọn đời Ngài.
Cuộc sống thánh Giuse là đã đi theo ba con đường trên đây một cách hài hoà, với nhiều tỉnh thức và khôn ngoan, nhất là với đức ái quên mình.
Bây giờ, chúng ta thử nhìn vào chính mình và cộng đoàn ta, để xem cuộc sống hiện nay của ta có giống cuộc sống của thánh Giuse không.
Cuộc sống của chúng ta với những con đường
1/ Con đường sinh sống của ta
Ta phải sống. Nên ta lo chọn một con đường để sinh sống, sao cho an cư lạc nghiệp. Nỗi lo đó là chính đáng. Nhưng trên thực tế hôm nay, đang xảy ra nhiều điều đáng ngại. Có những người lười biếng, không phấn đấu làm ăn lương thiện. Lại có những người chạy theo con đường sinh sống với nhiều tham vọng không chính đáng. Được cái này lại muốn thêm cái kia. Ngày đêm bơi lội trong những bận tâm về của cải và danh vọng.
Phong trào hưởng thụ và cạnh tranh kinh tế đang thúc đẩy con người dốc hết sức mình vào hiệu năng vật chất. Xa xỉ kéo theo xa xỉ. Phí phạm đòi thêm phí phạm.
Tham vọng không biên giới. Hưởng thụ không có chỗ dừng. Nhiều điều lừa dối ta. Nhưng lại nói là để phục vụ cuộc sống. Do đó, rất nhiều người không còn để tâm đến việc đạo.
2/ Con đường giữ đạo của ta
Thực ra, phần đông còn giữ đạo. Nhưng biết bao người giữ đạo cho có lệ. An tâm với hình thức. Bỏ nhiều điều căn bản. Nhất là lỗi phạm đức ái một cách ngon lành.
Đáng ngại nhất là người trong đạo bị dụng-cụ-hoá, để cho ma quỷ tự do lôi kéo vào những chương trình đen tối, gây nên gương mù gương xấu.
3/ Con đường thiêng liêng của ta
Nếu tôi không lầm, thì con đường thiêng liêng hiện nay đang bị nhiều cộng đoàn coi rất nhẹ. Con đường thiêng liêng, mà thánh Giuse đã tha thiết trung thành là sống mật thiết với Chúa Giêsu, luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha. Con đường ấy trước đây đã được nhiều giáo dân, nhất là nhiều tu sĩ giáo sĩ nêu gương. Nhưng nay mẫu gương đời sống khó nghèo, chiêm niệm, cầu nguyện, hy sinh, khổ hạnh đang có nguy cơ trở nên khan hiếm.
Hiện nay, cơ sở đạo ta được mở mang hơn. Tổ chức đạo ta được tưng bừng hơn. Nhân sự đạo ta được tăng số hơn. Thiết tưởng, tất cả sẽ tốt hơn, nếu con đường thiêng liêng cũng được phát triển sâu rộng, nhất là nơi những người tu, đặc biệt là nơi các đấng bậc trong đạo.
Phần đông chúng ta tưởng rằng: Vấn đề giải phóng con người tuỳ thuộc ở vấn đề tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ chế xã hội, tự do tín ngưỡng. Thiết nghĩ đó chỉ đúng một phần. Theo tôi, yếu tố quan trọng để cứu độ con người và thế giới vẫn là con đường thiêng liêng. Thánh Kinh dạy như thế. Kinh nghiệm lịch sử minh chứng điều đó. Tại Việt Nam, nhiều nơi đạo coi như đang lên, nhưng thực sự đang xuống, vì bỏ con đường thiêng liêng.
Xin thánh Giuse thương dẫn dắt mỗi người chúng ta đi đúng những con đường mà Chúa muốn, nhất là biết tha thiết với con đường thiêng liêng cứu độ, mà xưa Ngài đã gắn bó.
Xin thánh Giuse chia sẻ đức ái của Ngài một cách đặc biệt cho các gia trưởng, và một cách đặc biệt hơn nữa cho các mục tử tại Việt Nam hôm nay.
+GM JB Bùi Tuần (Vietcatholic News)

Sunday, March 18, 2007

Chúa Nhật 4 Mùa Chay - 4th Sunday of Lent (Luke 15:1-3,11-32)

Bài Đọc I: Joshua 5:9-12 II: 2Cor 5:17-21
Phúc Âm Luca 15:1-3,11-32
(1) Tất cả những người thu thuế và những người tội lỗi thường đến gần Đức Giêsu mà nghe Người. (2) Còn những người thuộc phái Pharisêu và các kinh sư thì lẩm bẩm: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng". (3) Đức Giêsu mới kể cho họ dụ ngôn này: (11) Rồi Đức Giêsu nói tiếp: "Một người kia có hai con trai.(12) Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng". Và người cha đã chia của cải cho hai con. (13) Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. (14) "Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, (15) nên phải đi ở cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. (16) Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. (17) Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! (18) Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, (19) chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy". (20) Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. "Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm chồm anh ta và hôn lấy hôn để. (21) Bấy giời người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa..." (22) Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, (23) Rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! (24) Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy". Và họ bắt đầu ăn mừng. (25) "Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, (26) liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. (27) Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khỏe". (28) Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. (29) Cậu trả lời cha: "Cha ơi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. (30) Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!" (31) "Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. (32) Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỵ, vì em con đây đã chết, nay lại sống, đã mất, nay lại tìm thấy".
Chi Tiết Hay
+ Đoạn Tin Mừng này thường được nhắc đến là dụ ngôn 'Người con hoang đàng' hay 'Người con bị lầm lạc'. Thật ra là nói về cả hai người con cùng lầm lạc trong cuộc sống. Cả hai đều được ưu đãi bởi người cha; người em đã lấy hết và phung phí không còn gì, trong khi người anh lại không biết là mình có rất nhiều nên đã không hài lòng với cách cư xử của cha.
+ (c.1) Câu này cho thấy con người có khuynh hướng tự vệ bằng ranh giới giữa 'người đúng' và 'người saí. Chúng ta thường tự cho mình là đúng, bằng cách bắt bẻ, kết tôị người khác qua việc làm của họ để rồi ghét bỏ, xa lánh họ.
+ (c.11) Hai người con: Mục đích để so sánh hai mẫu người khác nhau.
+ (c.12) Người cha làm theo sự yêu cầu của con và không thắc mắc; ông không xét đoán con cách vội vàng.
+ (cc.13-16) Một chuỗi hành động sai quấy, hành động này đưa tới hành động khác. Trong khi đạo Do Thái cấm ăn thịt heo, việc đi chăn heo và ăn đồ ăn của chúng, có lẽ không là sự lựa chọn của người con mà chỉ là hệ quả của việc anh tự quyết định cho cuộc đời của mình trước đây.
+ (cc.17-18) Người con đã thẳng thắn nhìn nhận thực tại của mình. Nhờ đó anh có thể sáng suốt thấy được sự hiện hữu của tình cha con, cũng như tấm lòng quảng đại của cha mình đối với cả những người tôi tớ. Anh chợt thấy một lối thoát.
+ (cc.20-24) Người cha không nghĩ gì ngoài việc biết là con mình từ đàng xa. Ông cũng không phán đoán gì về những gì đã xảy ra và muốn đón nhận lại người con với đầy đủ thế giá qua biểu hiệu của áo choàng, nhẫn, và giầy.
+ (cc.29-31) Người con trưởng trách cha đã đối xử bất công với mình; anh ta không biết rằng mình làm chủ cả cơ nghiệp và có thể tự xử theo ý mình.
Một Điểm Chính: Như người cha trong dụ ngôn này, Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta rất nhiều thứ kể cả tự do dể lưa chọn cuộc đời mình, và Người luôn nhớ chúng ta là con cái. Khi chúng ta lầm đường và biết quay về, Nguòi không phán đoán tội lỗi chúng ta đã phạm mà luôn vui mừng đón nhận chúng ta trong yêu thương.
Suy Niệm
1. Để ý cách người con hoang đàng tự tìm ra lối thoát cho đời mình, tôi có thể thành thật nhìn nhận thực trạng của minh, để thấy thật rõ chính mình trong mối liên hệ với Thiên Chúa, và với mọi người? Tôi phải làm gì để cuộc đời của mình được đặt đúng chỗ, để tôi không còn thấy khổ sở nữa?
2. Người cha trong dụ ngôn này đã đón nhận nguòi con trở về như không có gì sai quấy nơi con mình. Tôi có thể nhớ lại nhiều trường hợp trong đó tôi đã phán đoán về người khác là sai quấy vì những việc làm của họ, để rồi từ chối không yêu thương họ nữa?
3. Giống như người anh trong dụ ngôn này, có thể tôi đã phán đoán và đổ lôĩ cho người khác và ngay cả Chúa, như thể họ có trách nhiệm đối với những điều tôi không hài lòng. Tôi ý thức ra sao về việc làm chủ và phải tự trách nhiệm cho cuộc dời của mình?
------------------------------------------------
4th Sunday of Lent
Reading I: Joshua 5:9-12 II: 2Cor 5:17-21
Gospel Luke 15:1-3,11-32
(1) Now the tax collectors and sinners were all drawing near to hear him. (2) And the Pharisees and the scribes murmured, saying, "This man receives sinners and eats with them." (3) So he told them this parable: (11) And he said, "There was a man who had two sons; (12) and the younger of them said to his father, 'Father, give me the share of property that falls to me.' And he divided his living between them. (13) Not many days later, the younger son gathered all he had and took his journey into a far country, and there he squandered his property in loose living. (14) And when he had spent everything, a great famine arose in that country, and he began to be in want. (15) So he went and joined himself to one of the citizens of that country, who sent him into his fields to feed swine. (16) And he would gladly have fed on the pods that the swine ate; and no one gave him anything. (17) But when he came to himself he said, 'How many of my father's hired servants have bread enough and to spare, but I perish here with hunger! (18) I will arise and go to my father, and I will say to him, "Father, I have sinned against heaven and before you; (19) I am no longer worthy to be called your son; treat me as one of your hired servants."' (20) And he arose and came to his father. But while he was yet at a distance, his father saw him and had compassion, and ran and embraced him and kissed him. (21) And the son said to him, 'Father, I have sinned against heaven and before you; I am no longer worthy to be called your son.' (22) But the father said to his servants, 'Bring quickly the best robe, and put it on him; and put a ring on his hand, and shoes on his feet; (23) and bring the fatted calf and kill it, and let us eat and make merry; (24) for this my son was dead, and is alive again; he was lost, and is found.' And they began to make merry. (25) "Now his elder son was in the field; and as he came and drew near to the house, he heard music and dancing. (26) And he called one of the servants and asked what this meant. (27) And he said to him, 'Your brother has come, and your father has killed the fatted calf, because he has received him safe and sound.' (28) But he was angry and refused to go in. His father came out and entreated him, (29) but he answered his father, 'Lo, these many years I have served you, and I never disobeyed your command; yet you never gave me a kid, that I might make merry with my friends. (30) But when this son of yours came, who has devoured your living with harlots, you killed for him the fatted calf!' (31) And he said to him, 'Son, you are always with me, and all that is mine is yours. (32) It was fitting to make merry and be glad, for this your brother was dead, and is alive; he was lost, and is found.'"
Interesting Details
+ This passage has been commonly referred to as "the prodigal son," or "the lost son." It was actually about both sons being lost in life. Both were treated very generously by the father; one took what he had and wasted it all, while the other was not even aware of how much he owned and thus not happy with the way the father treated him.
+ (v.2) This verse demonstrates the tendency of human beings to protect themselves by drawing a line between "righteous people" and "wrong people." However, we often create our own self-righteousness by making others wrong for what they did and rejecting them.
+ (v.11) Two sons: Provides a ground for comparison.
+ (v.12) The father just did, without question, what the younger son had asked of him; he had no judgment of what the son was trying to do.
+ (vv.13-16) A series of wrong actions, one leading to another. While Jews could not eat pork, joining the Gentiles to feed swine and eating their food were probably not the son's choices but rather the consequences of his earlier wrong decision for his own life.
+ (vv.17-18) "When he came to himself" means he was very present to how he had gotten himself to the current situation, thus he could clearly see the relationship with his father, as well as the generosity of this man. He instantly saw a solution.
+ (vv.20-24) The father apparently thought of nothing but the fact that the person off in the distance was his son. He had no judgment about what had happened and just wanted to welcome his son back to the full status of a son, which was symbolized by the robe, ring, and sandals.
+ (vv.28-31) The elder son blamed the father for mistreating him; he did not realize that he had an ownership of the estate and could treat himself any which way he wished.
One Main Point: Like the father in this parable, God has given each of us so much including the freedom to choose our own life, and He always knows us as His sons and daughters. When we have been on a wrong path and chosen to come back, He has no judgment of what we have done, and is always glad to take us back with love.
Reflections
1. Seeing how the lost son found the way out for his own life, when facing an undesired situation how can I be present to my own mistake, so I can clearly see myself in my relationship with God and others? What am I to do, to put my life back to where it belongs so I no longer have to struggle?
2. The father in this parable took his son back as if nothing had been wrong with him. Can I think of many situations in which I made someone wrong for what he or she did and then refused my love for him or her?
3. Like the elder son, I might have judged and blamed others including God, as if they were responsible for how I feel about myself. How do I take ownership of, and become responsible for my life?