Thursday, March 29, 2007

Thiên thần nhỏ

Một đêm, trước phòng mạch bác sĩ, tiếng đập cửa dồn dập, càng lúc càng to hơn. “Mời vào, mời vào!” - vị bác sĩ mất hết kiên nhẫn. “Vào đi trước khi anh đánh thức cả thế giới này”.
Cửa mở, một cô bé con chưa đến 9 tuổi bước vào: “Bác sĩ, cháu cầu xin bác sĩ, xin hãy đi với cháu, mẹ cháu ốm nặng lắm, bà chết mất”.
“Ta không đến khám tại nhà, hãy đưa mẹ cháu tới đây”.
“Nhưng mẹ cháu ốm lắm, xin bác sĩ đến ngay, cháu sợ mẹ chết mất” - khuôn mặt xanh xao của cô bé con lộ đầy vẻ mệt mỏi, lo lắng và sợ hãi.
Cảm động trước tấm lòng của cô bé với mẹ, vị bác sĩ quyết định đến nhà cô. “Chúa phù hộ cho bác sĩ” - cô bé cảm tạ.
Cô bé đưa vị bác sĩ về nhà, nơi mẹ cô đang nằm thoi thóp trên giường, bà yếu tới nỗi không gượng đầu dậy được. Đôi mắt bà cầu xin được giúp đỡ, và bác sĩ ở đó để giúp bà.
Bác sĩ giúp người mẹ tội nghiệp hạ sốt, trông cho bà qua khỏi đêm. Và sáng ra, bác sĩ thở phào khi tình trạng nguy kịch của bà đã hết. Bác sĩ nói giờ ông phải đi, nhưng sẽ quay lại vào lúc 2 giờ. Chiều hôm đó, đúng như đã hứa, vị bác sĩ đáng kính quay lại.
Người mẹ hết lời cảm ơn vì tất cả những gì bác sĩ đã làm. Bác sĩ nói bà chắc không thể qua khỏi nếu không nhờ cô con gái bé bỏng. “Bà hẳn tự hào về con gái lắm. Chính cô bé đã đến nài nỉ tôi, quả là một thiên thần!”.
“Nhưng thưa bác sĩ, cháu nó mất cách đây 3 năm rồi. Tấm hình cháu treo trên tường kia”.
Vị bác sĩ già bước đến tấm hình dưới ánh sáng leo lét trên tường. Cô bé con với nụ cười xinh xắn trong hình chính là cô bé tối qua đã đến gặp ông. Bác sĩ đứng lặng, một lát sau, khuôn mặt nghiêm nghị dãn ra một nụ cười. Ông đang nghĩ đến tiếng gõ cửa dồn dập, đến thiên thần bé nhỏ ùa vào phòng mạch lúc nửa đêm.
Huyền Anh (Theo Inspirationalstories & DÂNTRÍ)

Monday, March 26, 2007

Trong cung lòng Đức Mẹ Maria.

Ngoài bờ biển, nơi bờ sông thường có những vỏ con sò nằm rải rác lẫn trong sỏi cát. Vỏ sò cứng, có mầu trắng đục ngà ngà.
Cũng có nhiều nơi người ta kết vỏ sò thành dây trang trí đeo cổ. Vỏ sò là Logo của nơi hành hương Thánh Giacôbê bên Santiago de Compostela bên Tây ban nha.
Xưa nay người ta thường truyền tụng xuống biển mò bắt sò về cạy ra lấy ngọc trai bên trong. Như thế nhìn con sò, nhìn vỏ sò ta liên tưởng ngay tới vật ngọc trai qúy giá đã thành hình trong lòng con sò.
Viên ngọc trai thành như thế nào trong lòng con sò?
Thời xa xưa người ta tin rằng, con sò tiếp nhận cưu mang ngọc trai do tia chớp xuyên vào trong con sò.
Thánh Clêmentê thành Alịchsơn (+215) đã dùng hình ảnh này nói về cung lòng đức mẹ Maria: “Chúa Giêsu như viên ngọc quý đã được sinh ra từ cung lòng đức mẹ Maria đồng trinh, do làn sáng tia chớp từ Thiên Chúa.”
Ngày nay, người ta biết rõ hơn về ngọc trai thành hình trong con sò như thế nào: Một hạt cát nhỏ theo sóng nước tràn vào miệng con sò. Và rồi con sò nuốt hạt cát đó vào bụng. Một quá trình làm đau đớn do hạt cát gây ra trong lòng con sò.
Nhả ra không được, nên con sò tiết ra một chất từ thân thể nó bao bọc hạt cát, để những mong hạt cát không còn sắc bén làm đau đớn, gây lợn cợn trong thân thể nó nữa. Từng lớp thịt sò bao phủ hạt cát, kéo dài hằng chục năm. Hạt cát dần dà không còn là hạt cát ngày xưa nữa. Nhưng đã to dần biến thành viên ngọc trai do thân thể con sò bao phủ trong lòng vỏ sò.
Cũng tương tự như vậy, thiếu nữ Maria đã bối rối, lo âu sợ hãi trước một quyết định quan trọng. Sau khi bày tỏ thắc mắc của mình với Thiên Thần, và được giải đáp thỏa đáng, Maria đã nói lời ưng thuận chấp nhận ý Chúa muốn thực hiện nơi mình. Chỉ trong sự tin tưởng vào Chúa, Maria đã bằng lòng nhận cưu mang Chúa Giêsu trong cung lòng mình. Và từ đó chương trình cứu chuộc con người khỏi hình phạt tội lỗi thành hiện thực.
Trong Phúc âm (Mt 13,45) nước trời được ví như viên ngọc trai quý giá. Để tìm được viên ngọc trai quý đó, người ta phải trải qua một quãng thời gian dài, phải đi qua những ngõ đường hẹp nhỏ (Mt 7,14).
Trong đời sống làm người, để có được ngọc trai qúy gía, ai cũng phải trải qua những giai đoạn chiến đấu vất vả dài đằng đẵng. Ngọc trai qúy giá đó là một tâm hồn có đời sống kính trọng Đấng dựng nên mình, sống tình liên đới với con người trong xã hội, sống làm đầy đủ bổn phận là một người cha gia đình, một người mẹ đàn con, một người học sinh, một linh mục tu sĩ…
Những hạt trong chuỗi kinh mân côi giúp người cầu nguyện xoay quanh đời sống Chúa Giêsu. Những lời kinh mân côi giúp ta can đảm theo lốt chân Chúa Giêsu đã sống trải qua. Chỉ nơi cổng thành Giêrusalem trên trời mới chấm dứt cuộc hành trình đời sống trên trần gian. Những cổng thành thành này được xây bằng những hạt ngọc trai quý giá (Kh 21,21).
Nơi cung lòng đức mẹ Maria viên ngọc trai quý giá Giêsu đã hình thành làm người ở giữa trần gian.
Lm. Nguyễn ngọc Long (Theo Sống Đức Tin )

Few Words on our Gospel reading from 5th Sunday of Lent (John 8:1-11)

1. Jesus is preaching and the scribes and Pharisees present him with a woman who had been caught in the act of adultery. The scribes and Pharisees are “big on the law,” and so they remind Jesus that according to the Law, the woman should be stoned. And then they ask him what his opinion is on the matter. Once again the scribes and Pharisees are trying to TRAP Jesus. Recall that Jesus had a reputation for going easy on the sinner.
2. Well Jesus, the old fox, ends up setting an even better trap for the scribes and Pharisees. He says: “Let him who is without sin throw the first stone!” That takes the steam out of the Pharisees. So they leave! And Jesus tells the woman that he does not condemn her. Go your way and sin no more.
3. Three little reflections on this scene.
3.a. First – we should not be like those scribes and Pharisees who are great at seeing fault with and condemning others, while they do not see their own sinfulness, their own fall-short of the mark. It is not up for us to be judging and condemning others. That’s God’s task.
3.b. Second: where the law and others condemn, Jesus does not. Jesus experiences and reveals to us a compassionate and forgiving God, not a God who is out to get us. Jesus’ God is a God who accepts just as we are, sinners, broken, fallen people who frequently fall short of the mark. Jesus’ God not only accepts us as we are, but is always there to forgive. Jesus’ God is not out to nail us, is not a wrathful God, a God who has to be appeased. His love and compassion always walk ahead of us. Jesus’ God loves and accepts DESPITE, despite the fact that we fall short.
3.c. Third: Often times people have a difficult time believing that God really does love us and accept us unconditionally, precisely as we are, sinners. But I think that says much more about ourselves than it does about God. It says that we, not God, are pretty petty. We forgive only when we are first appeased; only when “amends” are made. That may be true of us. But that is not Jesus’ God. Jesus’ God loves and forgives unconditionally, even before we ask for it.
---and so we end up being harsher on ourselves than God is. It is WE, not God, who cannot accept ourselves as sinners, as short of the mark. God has no problem. God can and does deal with that easily. That’s the doctrine of redemption.
4. Jesus has good news for us: God loves and forgives unconditionally. And that unconditional love and forgiveness, that “love despite” should empower us to first accept and love ourselves “despite,” and then in turn to accept and love all others “despite,” despite the fact that they fall short. For those who cannot, Jesus has set for them a trap: let him who is without sin cast the first stone.
By Rev. Don Buggert. O.Carm (Viet O.Carm forwards...)

Sunday, March 25, 2007

Chúa Nhật 5 Mùa Chay - 5th Sunday of Lent (John 8:1-11)

Bài Đọc I: Isaiah 43:16-21 II: Phil 3:8-14
Phúc Âm Gioan 8:1-11
(1) Còn Đức Giêsu thì đến núi Ôliu. (2) Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. (3) Lúc đó, các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Đức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, (4) rồi nói với Người: "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. (5) Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?" (6) Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giêsu cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. (7) Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi". (8) Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. (9) Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giêsu, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. (10) Người ngẩng lên và nói: "Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?" (11) Người đàn bà đáp: "Thưa ông, không có ai cả". Đức Giêsu nói: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!"
Chi Tiết Hay
+ Đức Giêsu đang giảng dạy trong đền thờ, câu chuyện xảy ra giữa hai lời cảnh cáo của Ngài về việc xét đoán theo bề ngoài (7:24, 8:15)
+ (c.5) "Trong sách Luật": Sách Đệ Nhị Luật 22:22-24 nói đến việc xử ném đá người đàn bà ngoại tình cùng với người đàn ông phạm tội.
+ Tại sao chỉ có một mình người phụ nữ bị đem ra xét xử? còn người đàn ông tòng phạm đâu? và người chồng của bà ta đâu cũng không thấy nói đến?
+ (c.6) Các kinh sư và người Pharisêu muốn gài bẫy Đức Giêsu tương tự như trong chuyện nộp thuế cho Xêda (Máccô 12:13-17). Luật Môisen bảo phải ném đá người phạm tội ngoại tình, nhưng nhà cầm quyền La Mã cấm, không cho phép người dân Do Thái xử án tử hình. Đức Giêsu phải tuân theo ai? Môisen hay La Mã? Cũng có thể họ muốn thử lòng nhân từ của Đức Giêsu đối với những người có tội.
+ Đây là lần duy nhất Phúc Âm nói đến việc Đức Giêsu dùng chữ viết. Ngài viết điều gì thì không rõ, nhưng theo thánh Jerome người ta nghĩ rằng Ngài viết xuống những tội thầm kín của những người đang tố cáo người phụ nữ.
Có thể nhờ lúc cắm cúi viết xuống đất, Đức Giêsu có dịp giữ yên lăng. Ngài tránh nhìn những người mà sau này sẽ tìm đủ mọi cách để giết Ngài. Việc thinh lặng trước mặt kẻ lên án Ngài phù hợp với chân dung mà Isaia đã tả về người "tôi tớ đau khổ": "Ngài đã không mở miệng" (Isaia 53:7)
+ "Ném trước đi!" : lời Đức Giêsu nói có hàm ý nhắc đến Luật. Sách Đệ Nhị Luật 17:7 nói rằng nhân chứng trong một vụ ngoại tình có trách nhiệm chính trong việc xủ án tủ hình. Người đó phải ném viên đá đầu tiên rồi mọi người theo sau. Ở đây Đức Giêsu dùng chính Lề Luật để đáp lại việc họ dùng Lề Luật.
+ "Những người lớn tuổi" có thể là lớn trong chức vị, chứ chưa hẳn là lớn trong tuổi tác mà thôi.
+ (c.9) "Chỉ còn lại một mình Đức Giêsu, và người phụ nữ": Thánh Augustinô có một lời diễn tả sâu sắc nhất về cảnh này: "Chỉ còn lại hai hình ảnh: sự khốn khổ và sự thương xót".
Một Điểm Chính: Những người kinh sư và biệt phái chẳng chú trọng gì đến luật lệ Môi sen, cũng chẳng màng gì đến sinh mạng người phụ nữ đó, họ chỉ có ác ý muốn gài bẫy Đức Giêsu. Nhưng một lần nữa Đức Giêsu đã chứng tỏ Ngài là "người có quyền thế hơn", như Gioan Tẩy Giả đã tiên báo (Luca 3:16).
Suy Niệm
1. Ở đây ai là người bị xét xử
2. Tôi nhớ lại một lần nào đó đã vội vã lên án người khác. Tôi có biết phân biệt giữa "sự tội" và người "có tội" hay không?
--------------------------------------------------------------
5th Sunday of Lent
Reading I: Isaiah 43:16-21 II: Philippians 3:8-14
Gospel John 8:1-11
(1) but Jesus went to the Mount of Olives. (2) Early in the morning he came again to the temple; all the people came to him, and he sat down and taught them. (3) The scribes and the Pharisees brought a woman who had been caught in adultery, and placing her in the midst (4) they said to him, "Teacher, this woman has been caught in the act of adultery. (5) Now in the law Moses commanded us to stone such. What do you say about her?" (6) This they said to test him, that they might have some charge to bring against him. Jesus bent down and wrote with his finger on the ground. (7) And as they continued to ask him, he stood up and said to them, "Let him who is without sin among you be the first to throw a stone at her." (8) And once more he bent down and wrote with his finger on the ground. (9) But when they heard it, they went away, one by one, beginning with the eldest, and Jesus was left alone with the woman standing before him. (10) Jesus looked up and said to her, "Woman, where are they? Has no one condemned you?" (11) She said, "No one, Lord." And Jesus said, "Neither do I condemn you; go, and do not sin again."
Interesting Details
+ Jesus is teaching in the temple, and He warns against judging "by appearances" (7:24,8:15)
+ (v.5) "in the law": Deut 22:22-24 prescribes stoning for both the married woman who commits adultery and the partner.
+ Why was the woman alone? Where was the partner in adultery and the woman's husband?
+ (v.6) The test may be similar to the incident with the Roman coin (Mk 12:13-17). Since Rome did not allow the Jews to put anyone to death, would Jesus obey Moses or Rome? It may also have been that they were just challenging his habitual compassion toward sinners.
+ This is the only occasion in which Jesus is mentioned as writing anything. What He wrote is not stated, but according to a suggestion formulated by St. Jerome it is often held that He wrote the hidden sins of the woman's accusers.
+ Perhaps the movement of his finger allows Jesus to be silent. His eyes would be cast down, His gaze averted from the very ones who would soon press for His death. This suggestion presents Jesus silent before His own accusers, in keeping with the portrait of Isaiah's "suffering servant" who "opened not His mouth" (Is 53:7)
+ "First to throw": the warning in Jesus' words may have carried a reference to the law. Deut 17:7 acknowledges that those who are witnesses against an accused person have special responsibility for that person's death. They have to strike the first blow, the rest of the people following. Jesus uses the law to respond to their use of the law.
+ "Elders" may be a reference to their status as leaders of the people, not necessary as a reference to their age.
+ (v.9) "Jesus was left alone with the woman." It was Saint Augustin who best described this scene: "Two figures were left, misery and mercy."
One Main Point: The scribes and Pharisees are not interested primarily in the Law of Moses, or the woman's fate, but rather in trapping Jesus. Again, Jesus is precisely the "more powerful one" as predicted by John the Baptizer (Lk 3:16).
Reflections
1. Who is on trial here?
2. Recall a time when I found myself too ready to condemn someone. Did I draw a distinction between "the sin" and "the "sinner?"