Friday, January 19, 2007

Một Đời Người, Một Hành Trình

Tưởng nhớ về Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật...

Một năm kia, vào dịp mừng lễ thánh Phaolô tông đồ trở lại (25/01), bổn mạng của Đức Cha Phaolô-Maria Nguyễn Minh Nhật, có người đã tặng cho ngài bức tranh vẽ một con ngựa đang phi nước đại rất đẹp. Người tặng bức tranh có ý ám chỉ thánh Phaolô tông đồ chính là một kẻ ngã ngựa trên đường Đamas (TĐCV 26,12-18). Tuy nhiên, thánh Phaolô ngã ngựa nhưng không bại trận. Ngài đã đứng dậy sau khi ngã xuống và ngài đã tiếp tục cuộc hành trình tiến tới đích tựa như con tuấn mã đang phi nước đại. Cuộc đời thánh Phaolô tông đồ chính là một cuộc hành trình đẹp đẽ. Trên cuộc hành trình đó, ngài đã chạy đến mức cuối cùng của con đường và đã lãnh nhận triều thiên vinh quang, như lời ngài đã nói : “Tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến chính nghĩa, đã chạy cùng đường và đã giữ vững đức tin” (2 Tim 4, 7).
Cuộc đời của Đức Cha Phaolô-Maria cũng là một cuộc hành trình thật đẹp. Cũng như vị thánh bổn mạng của ngài, ngài đã một lần “ngã ngựa”, nhưng ngài không bại trận. Ngài đã đi đến cùng cuộc hành trình đức tin và xứng đáng lãnh nhận triều thiên vinh quang.
Cuộc đời Đức Cha Phaolô-Maria, một cuộc hành trình trung kiên
Cũng giống như tên gọi của mình, cuộc đời của Đức Cha Phaolô-Maria Nguyễn Minh Nhật thật trong sáng - Trong sáng như “ánh sáng ban ngày”. Trong sáng vì đó là một cuộc đời đơn sơ, thánh thiện. Trong sáng vì suốt đời ngài đã trung thành đi theo Chúa là ánh sáng đời mình.
Đức Cha Phaolô-Maria sinh ngày 12/09/1926 tại Thượng Kiệm - Ninh Bình. Đó là khởi điểm cho cuộc hành trình của một đời người. Trên cuộc hành trình đó, mốc điểm đáng ghi nhớ là ngày 07/6/1952, ngài thụ phong linh mục tại Phát Diệm. Khi ấy ngài mới hơn 25 tuổi. Cuộc hành trình vẫn luôn bừng sáng với trái tim đầy nhiệt huyết của một linh mục trẻ trung. Sau đó, ngài đi du học tại Canada năm 1952. Tuy nhiên, dù chưa học xong, ngài đã vâng lời bề trên là Đức Cha Tađêô Lê Hữu Từ, Giám Mục Giáo Phận Phát Diệm, về nước vào năm 1955 để làm linh hướng tại Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô, Phú Nhuận (Sài Gòn) đến năm 1967. Sau đó, ngài tiếp tục làm linh hướng tại Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô Phước Lâm từ năm 1967 đến năm 1969, và làm linh hướng tại Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô Xuân Lộc từ năm 1969 đến năm 1975.
Trong bàn tay dẫn dắt của Thiên Chúa, con người không thể hiểu được thánh ý nhiệm mầu của ngài. Một con người suốt 20 năm linh mục chỉ làm linh hướng, chưa một lần đi coi xứ, thế mà ngài đã đào tạo và huấn luyện được biết bao vị mục tử tốt lành cho các xứ đạo. Ngài hướng dẫn và uốn nắn các tâm hồn được trao phó bằng tất cả tình thương và sự thánh thiện của một vị linh hướng giàu kinh nghiệm.
Chỉ hơn 3 tháng sau ngày đất nước bước vào một cuộc thay đổi lớn lao, cuộc hành trình đời ngài đi vào một khúc quanh mới : ngài được tấn phong Giám Mục tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc vào ngày 16/7/1975 trong âm thầm lặng lẽ. Cuộc hành trình theo Chúa và phục vụ của ngài vẫn thế. Có khác chăng là con đường ngài đi bây giờ phải lên dốc cao hơn và thánh giá ngài vác trên vai lúc này nặng nề hơn. Nhưng ngài vẫn trung kiên đi theo Chúa với tâm niệm đời Giám Mục : “Phục vụ Chúa trong hân hoan”.
Ngài làm Giám Mục Phó Giáo phận Xuân Lộc 13 năm (từ 1975-1988) và làm Giám mục Chánh tòa Giáo phận Xuân Lộc 16 năm (1988-2004). Cuộc hành trình phục vụ Giáo phận Xuân Lộc của ngài trải dài 29 năm dài với biết bao vất vả cực nhọc của một vị chủ chăn luôn biết dưỡng nuôi đoàn chiên và xây dựng Giáo phận mỗi ngày một lớn mạnh. Đức Cha Phaolô-Maria đã kiên trì và trung thành đi theo Chúa không phải vì ngài luôn mạnh mẽ can trường. Trái lại, đã có nhiều lúc cũng giống như thánh Phaolô tông đồ, ngài cảm thấy mình yếu đuối và thấp hèn. Thế nhưng ngài luôn nghe thấy tiếng Chúa thì thầm bên tai: “Ơn ta đủ cho con, vì sức mạnh của ta được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2 Cr 12, 9).
Ngã ngựa nhưng không bại trận
Khi bước vào tuổi 78, với 29 năm phục vụ Giáo phận, Đức Cha Phalô-Maria với tuổi cao sức yếu đã xin với Tòa Thánh Vatican để được nghỉ hưu. Sau nhiều lần thỉnh nguyện, ngài đã được Tòa Thánh chấp nhận cho nghỉ hưu. Ngài quyết định chọn ngày 02/12/2004 là ngày lễ tạ ơn Chúa và kết thúc nhiệm vụ cai quản Giáo phận. Đó phải là một ngày lễ thật cảm động và đầy hân hoan khi toàn thể Giáo phận vây quanh vị chủ chăn thân yêu để cùng ngài tạ ơn Chúa vì suốt cả đời đã “Phục vụ Chúa trong hân hoan”. Chắc hẳn ngày lễ đó thật đáng nhớ và được mọi người mong chờ.
Nhưng, một ngày lễ với đầy đủ ý nghĩa tốt đẹp như thế đã không thể có. Vì vào ngày 24/11/2004 tức là chỉ còn 8 ngày nữa là đến ngày lễ tạ ơn, thì Đức Cha Phaolô-Maria đã bị đột quỵ. Ngài đã “ngã quỵ” khi gần kết thúc một chặng đường. Tuy nhiên, ngài “ngã ngựa” nhưng không bại trận. Và hơn lúc nào hết, vào chính lúc này, ngài luôn nhắc nhở chính mình lời nói của thánh Phaolô: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Chúa Kitô ở mãi trong tôi” (2 Cr 12, 9).
Trong suốt thời gian 2 năm, 01 tháng và 23 ngày, Đức Cha Phaolô-Maria đã phải nằm trên giường bệnh với bao sự đau khổ vì bệnh tật nơi thân xác. Chính lúc ấy, ngài đã thông hiệp với sự đau khổ của Chúa Giêsu khi nằm trên thánh giá. Ngài đã trở thành một hiến tế đẹp lòng Chúa. Đức Cha Phaolô-Maria “ngã ngựa” nhưng ngài không bại trận. Ngài không thể đứng dậy và bước đi bằng đôi chân của mình, nhưng ngài vẫn tiếp tục cuộc hành trình bằng trái tim đầy ắp yêu thương và lời cầu nguyện tha thiết từng ngày. Ngài vẫn đồng hành với Giáo phận Xuân Lộc và Giáo phận mới Bà Rịa. Ngài vẫn dõi theo từng bước chân của đoàn chiên bằng đôi mắt người mục tử nhân lành. Ngài vẫn tiếp tục bước đi bằng tấm lòng của người cha đầy tình nhân hậu. Ngài không thể nói thành lời để giảng dạy giáo huấn, nhưng chính gương hy sinh của ngài đã nói lên tất cả mọi điều. Ngài không thể dâng lễ hằng ngày, nhưng sự đớn đau của thân xác bệnh tật đã làm cho ngài trở thành một hiến lễ tuyệt vời dâng lên Thiên Chúa. Nằm trên giường bệnh không thể đi một bước, nhưng ngài vẫn vui, vì ngài vẫn đang tiếp tục đi đến với đoàn chiên bằng đôi chân của vị Tân Giám mục Xuân Lộc và vị Giám mục Tiên Khởi Bà Rịa.
Hành trình về nhà Cha
Trong những ngày Đức Cha Phaolô-Maria đang hấp hối trên giường bệnh, một người thân cận của Ngài đã nói : “Chính ngài mong ước ra đi vào ngày thứ bảy hoặc ngày thứ tư, vì ngài luôn có lòng yêu mến Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse”.
Quả thật, thánh cả Giuse luôn nhận lời ngài. Ngài đã ra đi vào lúc 12g30 ngày thứ tư 17/01/2007 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Có lẽ ngài muốn Thánh Cả Giuse dẫn đưa ngài trên cuộc hành trình về nhà Cha, như ngày xưa Thánh Cả đã dẫn đưa Chúa Giêsu và Đức Mẹ qua những hành trình thử thách gian nan tại trần thế.
Với 81 tuổi đời, 55 tuổi linh mục, 32 tuổi Giám mục, Đức Cha Phaolô-Maria đã hoàn tất cuộc hành trình tại thế thật kiên cường. Hôm nay, ngài thanh thản và bình an bước vào cuộc hành trình về nhà Cha.
Đức Cha Phaolô-Maria đã nằm xuống, nhưng trái tim ngài vẫn còn đập mãnh liệt trong lồng ngực của hàng triệu tín hữu thuộc Giáo phận Xuân Lộc và Giáo phận Bà Rịa.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài, để sau một đời phục vụ trong trung kiên, ngài sẽ được Thiên Chúa ban ân thưởng trên trời. Chúng ta cũng xin ngài cầu bầu cho chúng ta trên đường lữ thứ trần gian luôn trung thành với Thiên Chúa, để cũng xứng đáng hưởng vinh quang mai sau. Xin cho chúng ta bắt chước ngài, suốt đời trung tín với Chúa, để cuối đời có thể nói như thánh Phaolô: “Đối với tôi sống là Đức Kitô, chết là một mối lợi” (Phil 1, 21).
(Ngày 17 tháng 01 năm 2007)
LM Giuse Phạm Văn Lý (Vietcatholic News)
-----------------------------------------------------------------------
Đức Giám mục PHAOLÔ-MARIA NGUYỄN MINH NHẬT, Nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nguyên Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, đã được gọi về nhà Cha lúc12g30 ngày 17 tháng 01 năm 2007, tại bệnh viện Chợ Rẫy, Tp. Hồ Chí Minh, hưởng thọ 81 tuổi.

Sunday, January 14, 2007

Chúa Nhật 2 Thường Niên -2nd Sunday in Ordinary Time

Bài Đọc I: Isaiah 62:1-5 II: 1Cor 12:4-11
Phúc Âm Gioan 2:1-12
(1) Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. (2) Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. (3) Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: "Họ hết rượu rồi". (4) Đức Giêsu đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến". (5) Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo". (6) Ở đó có đặt sáu chum bằng đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Dothái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. (7) Đức Giêsu bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đi!" Và họ đổ đầy tới miệng. (8) Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc". Họ liền đem cho ông. (9) Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại (10) và nói: "Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon cho đến mãi bây giờ". (11) Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người. (12) Sau đó, Người cùng với thân mẫu, anh em và các môn đệ xuống Caphácnaum và ở lại đó ít ngày.
Chi Tiết Hay
* Phúc Âm Thánh Gioan, một cuốn sách về các dấu lạ; có thể được xem như sách Sáng Thế của Kitô giáo. Phép lạ ở Cana là "dấu lạ" đầu tiên của Đức Giêsu giúp các môn đệ tin vào Ngài là Đấng Mêsia (c.11).
* Đức Giêsu thay thế phong tục thanh tẩy của người Do Thái (c.6), một nghi thức cũ , bằng rượu, tượng trưng cho đạo lý mới. Rượu chính là lời giảng dạy và sự khôn ngoan của Ngài (Cách Ngôn 9:1-5).
* (c.1) "Ngày thứ ba" ám chỉ xa đến biến cố phục sinh, lúc Đức Giêsu sống lại vinh quang từ cõi chết. Vào ngày thứ ba của cuộc đời công khai (hai ngày sau khi gọi các môn đệ đầu tiên), Đức Giêsu tỏ bày vinh quang của Ngài qua phép lạ biến nước thành rượu.
* Phép lạ đầu tiên này xảy đến trước lễ Vượt Qua (c.13). Hai năm sau đó, cũng chính trong dịp lễ này Đức Giêsu lại biến rượu thành chính máu cực thánh của Ngài.
* Trong Do Thái giáo, tiệc cưới cũng tượng trưng cho sự hàn gắn những vết thương trong mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân tộc được tuyển chọn của Ngài. (Isaia 62:4-5)
* Chữ "bà" ở đây mang một âm điệu trang trọng, một lối nói nghi thức. Khi bị đóng đinh trên thập giá, Đức Giêsu đã lại dùng chính danh từ này một cách âu yếm và kính trọng khi nói với Đức Mẹ (Gn 19:26).
* Khi gọi mẹ mình bằng "bà", Đức Giêsu có thể đã muốn xác định Đức Mẹ là một Evà mới, là mẹ của tất cả các môn đệ của Ngài thay cho Evà cũ là "mẹ các sinh linh" (Khởi Nguyên 3:20). Như thế chúng ta có thể so sánh hai hình ảnh của một Evà cũ đưa đẩy Adong đến việc phạm tội đầu tiên (KN 3:6) với hình ảnh một Evà mới dẫn đưa Adong mới, là Đức Giêsu, tỏ bày vinh quang của Ngài trong phép lạ đầu tiên này.
* "Giờ" là một danh từ quan trọng trong Phúc Âm Gioan, là thời điểm của sự phán xét, của tối tăm, của sự chết, của sự vâng lời tuyệt đối và của sự sống lại khải hoàn (Gn 5:28, 7:30, 12:23, 13:1, 17:1). Câu 4 cho thấy trong cuộc đời công khai của Đức Giêsu, trước khi giờ của Ngài đến, mọi việc Ngài làm là hoàn toàn theo ý của Đức Chúa Cha.
Một Điểm Chính: Việc biến đổi nước của Cựu Ước thành rượu cứu chuộc đánh dấu sự chuyển tiếp từ cũ sang mới. Đức Giêsu khởi sự thời điểm cứu chuộc nhân loại.
Suy Niệm
1. Bạn hiện diện ở đó khi Mẹ Maria đến với Đức Giêsu để xin giúp đỡ. Qua sự việc đó bạn cảm nhận gì về tính tình của Mẹ? Bạn học được điều gì từ gương Mẹ?
2. Bạn có nghĩ là Đức Giêsu đã tỏ ra khó chịu với mẹ mình chăng? Bạn có nghĩ rằng bạn hiểu Ngài chăng?
3. Có khi nào trong cuộc sống bạn cảm thấy mình cạn hết "rượu" chăng? Những lúc đó Đức Giêsu lại đổ đầy cho bạn như thế nào?
---------------------------------------------------------
2nd Sunday in Ordinary Time
Reading I: Isaiah 62:1-5 II: 1Cor 12:4-11
Gospel John 2:1-12
1 On the third day there was a marriage at Cana in Galilee, and the mother of Jesus was there;2 Jesus also was invited to the marriage, with his disciples. 3 When the wine failed, the mother of Jesus said to him, "They have no wine."4 And Jesus said to her, "O woman, what have you to do with me? My hour has not yet come."5 His mother said to the servants, "Do whatever he tells you."6 Now six stone jars were standing there, for the Jewish rites of purification, each holding twenty or thirty gallons.7 Jesus said to them, "Fill the jars with water." And they filled them up to the brim.8 He said to them, "Now draw some out, and take it to the steward of the feast." So they took it.9 When the steward of the feast tasted the water now become wine, and did not know where it came from (though the servants who had drawn the water knew), the steward of the feast called the bridegroom10 and said to him, "Every man serves the good wine first; and when men have drunk freely, then the poor wine; but you have kept the good wine until now."11 This, the first of his signs, Jesus did at Cana in Galilee, and manifested his glory; and his disciples believed in him.12 After this he went down to Caper'na-um, with his mother and his brothers and his disciples; and there they stayed for a few days.
Interesting Details
* John's Gospel, a book of signs, is in many ways a Christian Genesis, a story of re-creation. The miracle at Cana is referred to as the first of Jesus' "signs" that leads His disciples to believe in Him, Jesus the Messiah (v.11).
* Jesus replaces the Jewish purification (v.6) with an abundance of wine of excellent quality. Wine represents His wisdom and teaching (Prov 9:1-5).
* (v.1) "The third day" for Christians is an expression of the period between Jesus' crucifixion and resurrection. In the Hebrew scriptures, the third day is a common term in the Pentateuch and the Deuteronomic history (Ex 19: 10-11 ... because on the 3rd day the Lord will come down upon Mt. Sinai in the sight of all the people). On the third day of Jesus' public appearance (two days after the call of the first disciples), Jesus reveals His glory with the miracles at Cana.
* The changing of water to wine took place before Passover (v.13), the same time that Jesus would change wine into His eucharistic blood two years later.
* In the Hebrew scriptures the wedding itself was a common prophetic image for the final healing of God's relationship with the Chosen people. (Isa 62:4-5 expresses it: "... for the Lord delights in you and your land shall be married, ... so shall your builder marry you...").
* (v.4) "Woman" is rather like "lady" or "madam"; it is a formal way of speaking. On the Cross, Jesus will use the same word with great affection and veneration (Jn 19:26).
* In calling His mother "woman", Jesus may well be identifying her with the new Eve who will be the mother of His disciples as to the old Eve "the mother of all the living" (Gen 3:20). In this light we can compare the woman in the Garden of Eden who led Adam to the first evil act (Gen 3:6) with the Woman at Cana who leads the new Adam to His glorious work.
* "Hour" is a key word in John's gospel; it is the time of judgment, of darkness, of death, of ultimate fidelity and of resurrection (Jn 5:28, 7:30, 12:23, 13:1, 17:1). Verse 4 reminds the reader that during Jesus' public life, until His hour came, His work was determined solely by the Father's will.
One Main Point: The changing of Old Testament water into messianic wine signifies the passing of the old into the new. The messianic era has arrived.
Reflections
1. You are there when Mary goes to Jesus for help. What does this tell you about her character? What do you learn from her?
2. Do you think Jesus is upset with His mother? Do you think you understand Him?
3. Is there a time in your life when the "wine" ran out? How has Jesus replenished it for you?