Sunday, January 28, 2007

Chúa Nhật 4 Thường Niên - 4th Sunday in Ordinary Time (Luke 4:21-30)

Bài Đọc I: Jer 1:4-5,17-19 II: 1Cor 12:31-13:13
Phúc Âm Luca 4:21-30
(21) Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe". (22) Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: "Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?" (23) Người nói với họ: "Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Caphácnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!" (24) Người nói tiếp: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. (25) "Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà góa ở trong nước Ítraen vào thời ông Êlia, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, (26) thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà góa thành Xarépta miền Xiđon. (27) Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ítraen vào thời ngôn sứ Êlisa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Xyria thôi". (28) Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. (29) Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành - thành này được xây trên núi họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. (30) Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
Chi Tiết Hay
* Theo phong tục xã hội Do Thái thời đó, người con tiếp tục nghề nghiệp của cha ông mình. Không ai được làm những việc gì trội hơn. Đây là quan niệm căn bản về danh dự của họ. Vì vậy khi Đức Giêsu vượt ra ngoài giới hạn đó Ngài đã bị dị nghị và mang tiếng xấu.
* "Đây không phải là con ông Giuse sao?" Thánh Luca đã dùng lời của đám đông để nói lên quan niệm của họ theo đó Đức Giêsu đã không tiếp tục công việc của Giuse là đã làm mất danh dự của gia đình.
* Một quan niệm khác nữa của người Do Thái là "gia đình là trên hết". Khi Đức Giêsu chữa lành cho một người không phải trong làng hoặc gia đình, một lần nữa Ngài đã đi ngược lại tập tục.
* Việc Êlia và Êlisa làm phép lạ cho người ngoại giáo cho thấy rằng không phải chỉ có người Do Thái mới được cứu chuộc.
* Trong khi phản ứng phẫn nộ của đám đông tiên báo trước sự khổ nạn và sự chết của Đức Kitô, thì sự tránh đi của Ngài để tiếp tục rao giảng tiên báo về sự phục sinh khải hoàn và Lời Chúa được rao truyền khắp nơi.
Đoạn này nói đến việc Đức Giêsu bị chống báng - điều mà ông Simêon đã tiên đoán (2:34). Đức Giêsu bị dân của Ngài chối bỏ nhưng đã được các dân ngoại đón nhận. Các điểm để so sánh rất đơn giản và rõ ràng:
Đức Giêsu = một vị ngôn sứ
Na-da-rét = Do Thái
Ca-phác-na-um = Dân ngoại
Một Điểm Chính: Đức Giêsu xác nhận Ngài là Đấng được sai đến, là Đấng Cứu Thế.
Suy Niệm
1. Chúa luôn luôn tỏ sự yêu thương của Ngài qua hành động. Tôi đã tỏ sự yêu thương của Ngài với anh chị em tôi ra sao?
2. Tôi đã nghe hoặc phản ứng thế nào đối với người tôi không thích mặc dù họ có ý ngay lành?
3. Thật là khó để có thể hiểu được Chúa Giêsu đã chịu đau khổ đến mức nào vì yêu thương. Xin bạn hãy suy niệm về tình yêu thương vô biên của Ngài dành cho mỗi người chúng ta.
--------------------------------------------
4th Sunday in Ordinary Time
Reading I: Jer 1:4-5,17-19 II: 1Cor 12:31-13:13
Gospel Luke 4:21-30
(21) And he began to say to them, "Today this scripture has been fulfilled in your hearing." (22) And all spoke well of him, and wondered at the gracious words which proceeded out of his mouth; and they said, "Is not this Joseph's son?" (23) And he said to them, "Doubtless you will quote to me this proverb, 'Physician, heal yourself; what we have heard you did at Caper'na-um, do here also in your own country.'" (24) And he said, "Truly, I say to you, no prophet is acceptable in his own country. (25) But in truth, I tell you, there were many widows in Israel in the days of Eli'jah, when the heaven was shut up three years and six months, when there came a great famine over all the land; (26) and Eli'jah was sent to none of them but only to Zar'ephath, in the land of Sidon, to a woman who was a widow. (27) And there were many lepers in Israel in the time of the prophet Eli'sha; and none of them was cleansed, but only Na'aman the Syrian." (28) When they heard this, all in the synagogue were filled with wrath. (29) And they rose up and put him out of the city, and led him to the brow of the hill on which their city was built, that they might throw him down headlong. (30) But passing through the midst of them he went away.
Interesting Details
* It was customary in Jewish society for a son to carry on his father's trade and his grandfather's name. No one was ever expected to become something better than or to improve on the lot of the parents. This fact is the basic foundation of honor. Thus for Jesus to step shamefully beyond His family boundaries would be quite a scandal.
* (v.22) "Isn't he Joseph's son?" Luke quoted the popular opinion and confirmed that Jesus did not follow Joseph's trade thus breaching His family honor.
* In the Mediterranean world, the basic rule is also "look after your family first". Again, Jesus broke the rule. He healed the sick outside of His home town.
* The examples of Elijah and Elisha working miracles for the Gentiles simply emphasize the point that God's salvation is not limited to the Jews.
* The crowd's reaction foreshadows Jesus' passion and death, as His escape to continue His journey points ahead to Easter victory and the continuing spread of God's word.
* The passage announces the theme of prophetic rejection that had been predicted by the prophecy of Simeon (2:34). Jesus is rejected by His own and accepted by foreigners. The comparison's equations are simple:
Jesus = a prophet
Nazareth = Israel
Capernaum = the Gentiles
One Main Point: Jesus confirmed that He is the Messiah.
Reflections
1. Jesus always shows His love through action. How do I show His love to my brothers and sisters?
2. How well do I listen or react to the people that I dislike even though their intentions are good?
3. It is difficult for us today to appreciate what Jesus suffered to show His love. Meditate on how great His love is for us.