Ngày này trong Hội thánh công giáo là ngày lễ mừng, vẫn quen gọi là lễ Nến hay lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ. Tại sao lại có lễ này và gọi như vậy?
Theo luật Maisen trong kinh thánh cựu ước ( Xh 13,11-16; Lv 12,1-8; Is 88,14f;42,6) ghi chép:
1. Trẻ em sơ sinh trong thời han luật định phải mang đến đền thờ dâng hiến cho Thiên Chúa.
2. Một người phụ nữ sau khi sinh con được 40 ngày phải mang vào đền thờ Thiên Chúa lễ vật, để được thanh tẩy. Vì thời đó người ta hiểu là sau khi sinh con, người phụ nữ không còn được thanh sạch. Thanh sạch về thể xác hay tâm hồn? Trong sách luật không nói rõ.
3. Người con đầu lòng là tài sản của Thiên Chúa. Vì thế có tục lệ dâng con và lễ vật cho Thiên Chúa để chuộc. Sau khi hạ sinh Chúa Giêsu được 40 ngày Đức Mẹ và Thánh Giuse cũng làm theo luật đã ghi chép trong đạo thời đó. Nhưng lễ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh theo luật định lại trở nên cuộc gặp gỡ : Hai người đạo đức Ong gìa Simeon và Bà Hanna được hạnh phúc bồng bế haì nhi Giêsu trên tay mình. Qua cuộc gặp gỡ này họ đã nhận ra hài nhi Giêsu là “ ánh sáng cho mọi dân tộc“ ( Lc 2,22-40).
Bên Hội thánh Đông phương lễ này gọi là Lễ gặp Đấng Cứu Thế: Chúa Giêsu, vị Cứu thế vào đền thờ và gặp hai vị đại diện cho thời đạo cũ: Simeon và Hanna. Tục lệ này trở thành lễ mừng kính trong hội thánh bên Giêrusalem từ đầu thế kỷ thứ tư : 40 ngày sau khi Đức Mẹ hạ sinh Chúa Giêsu.
Bên Hội thánh tây phương lễ này là lễ kính Đức Mẹ: Đức Mẹ Maria cũng như bao người phụ nữ khác, sau khi sinh hạ con, mang lễ vật vào đền thờ, để được thanh tẩy như luật định. Bên Roma mừng kính ngày lễ này cũng vào thế kỷ thứ tư trong các thánh đường. Sau này, vào ngày lễ này nến được làm phép và mọi người rước nến cháy sáng trong nhà thờ . Vì thế lễ có tên là Lễ Nến.
Từ năm 1969 lễ ngày mùng Hai tháng Hai không còn thuần ý nghĩa lễ dành kính Đức Mẹ Maria, nhưng được đổi thành lễ Dâng Chúa Giêsu vào đền thờ, 40 ngày sau khi Chúa mở mắt chào đời trong hang đá Belem.
Nếu lễ Chúa giáng sinh được mừng kính ngày 25. 12., ngày lễ dâng Chúa vào đền thờ, sẽ là ngày 02 tháng hai. Nếu lễ giáng sinh được mừng kính vào ngày 06.01., ngày lễ dâng Chúa vào đền thờ sẽ vào ngày 14. tháng Hai.
B. Ý nghĩa ngày lễ mừng.
Theo luật Maisen trong kinh thánh cựu ước ( Xh 13,11-16; Lv 12,1-8; Is 88,14f;42,6) ghi chép:
1. Trẻ em sơ sinh trong thời han luật định phải mang đến đền thờ dâng hiến cho Thiên Chúa.
2. Một người phụ nữ sau khi sinh con được 40 ngày phải mang vào đền thờ Thiên Chúa lễ vật, để được thanh tẩy. Vì thời đó người ta hiểu là sau khi sinh con, người phụ nữ không còn được thanh sạch. Thanh sạch về thể xác hay tâm hồn? Trong sách luật không nói rõ.
3. Người con đầu lòng là tài sản của Thiên Chúa. Vì thế có tục lệ dâng con và lễ vật cho Thiên Chúa để chuộc. Sau khi hạ sinh Chúa Giêsu được 40 ngày Đức Mẹ và Thánh Giuse cũng làm theo luật đã ghi chép trong đạo thời đó. Nhưng lễ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh theo luật định lại trở nên cuộc gặp gỡ : Hai người đạo đức Ong gìa Simeon và Bà Hanna được hạnh phúc bồng bế haì nhi Giêsu trên tay mình. Qua cuộc gặp gỡ này họ đã nhận ra hài nhi Giêsu là “ ánh sáng cho mọi dân tộc“ ( Lc 2,22-40).
Bên Hội thánh Đông phương lễ này gọi là Lễ gặp Đấng Cứu Thế: Chúa Giêsu, vị Cứu thế vào đền thờ và gặp hai vị đại diện cho thời đạo cũ: Simeon và Hanna. Tục lệ này trở thành lễ mừng kính trong hội thánh bên Giêrusalem từ đầu thế kỷ thứ tư : 40 ngày sau khi Đức Mẹ hạ sinh Chúa Giêsu.
Bên Hội thánh tây phương lễ này là lễ kính Đức Mẹ: Đức Mẹ Maria cũng như bao người phụ nữ khác, sau khi sinh hạ con, mang lễ vật vào đền thờ, để được thanh tẩy như luật định. Bên Roma mừng kính ngày lễ này cũng vào thế kỷ thứ tư trong các thánh đường. Sau này, vào ngày lễ này nến được làm phép và mọi người rước nến cháy sáng trong nhà thờ . Vì thế lễ có tên là Lễ Nến.
Từ năm 1969 lễ ngày mùng Hai tháng Hai không còn thuần ý nghĩa lễ dành kính Đức Mẹ Maria, nhưng được đổi thành lễ Dâng Chúa Giêsu vào đền thờ, 40 ngày sau khi Chúa mở mắt chào đời trong hang đá Belem.
Nếu lễ Chúa giáng sinh được mừng kính ngày 25. 12., ngày lễ dâng Chúa vào đền thờ, sẽ là ngày 02 tháng hai. Nếu lễ giáng sinh được mừng kính vào ngày 06.01., ngày lễ dâng Chúa vào đền thờ sẽ vào ngày 14. tháng Hai.
B. Ý nghĩa ngày lễ mừng.
Tục lệ đạo đức lễ Nến ăn sâu trong cuộc sống người tín hữu. Ỡ nhiều nơi, giáo dân tín hữu mang nến đến nhà thờ để được làm phép trong ngày này. Họ mang nến đã làm phép về thắp lên mỗi khi đọc kinh gia đình, khấn nguyện khi có người ốm đau hoặc trẩy đi xa, trong những dịp vui mừng cưới hỏi hay tang chế.
Lễ mừng này nói lên ý nghĩa cuộc gặp gỡ:
Chúa Giêsu con Thiên Chúa được đưa vào đền thờ, một biểu hiêu trong công trình thiên nhiên. Ngài đi vào thiên nhiên gặp gỡ đời sống con người: tôn giáo và đời sông gặp gỡ nhau.
Vì thế, sau này trong bước đường rao giảng nước Thiên Chúa, Ngài hay dùng những thí dụ cụ thể trong đời sống để cắt nghĩa về nước đó: ơn kêu gọi là con Thiên Chúa và nước Thiên Chúa là quê hưong của mọi người.
Hai thế hệ con người gặp gỡ nhau. Gìa trẻ gặp gỡ nhau. Hai vị trưởng lão Simeon và Hanna gặp gỡ trẻ Giêsu. Cuộc gặp gỡ tình người này là cuộc trao đổi. Thế hệ lớn tuổi trao lại cho thế hệ trẻ kinh nghiệm sống đã thu lượm được, những gía trị đời sống, niềm hy vọng cùng lời chúc lành mong chờ trông đợi của mình. Thế hệ trẻ đón nhận những trối trăn của lớp trưởng thượng trao lại.
Thế hệ lớn tuổi qua lời ông Simeon: Giờ đây lạy Chúa, xin để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an. Vì mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu chuộc cho muôn dân“, biểu lộ lối sống biết nhận lãnh và cũng sẵn sàng cho đi trối lại.
Cung cách chuyển giao này gây niềm phấn khởi cho thế trẻ đang lên sẵn sàng nhận lãnh lời trối trăn như bảo vật làm nền tảng cho tương lai đời sống cùng niềm tin đạo giáo.
Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng từ trời cao, được đưa vào đền thờ như lời mời gọi mọi người cùng đến gặp gỡ nhau trong tình khoan dung tha thứ cho nhau và mang đến cho nhau niềm hy vọng.
Lễ dâng Chúa vào đền thờ ngày mùng hai tháng hai hằng năm như lời mời gọi mỗi người đón nhận Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng cho tâm hồn mình. Anh sáng Chúa Giêsu chiếu soi vào đền thờ tâm hồn con người và mang đến niềm vui cùng sự an ủi trong những giờ phút đen tối của cuộc đời.
Lễ mừng này nói lên ý nghĩa cuộc gặp gỡ:
Chúa Giêsu con Thiên Chúa được đưa vào đền thờ, một biểu hiêu trong công trình thiên nhiên. Ngài đi vào thiên nhiên gặp gỡ đời sống con người: tôn giáo và đời sông gặp gỡ nhau.
Vì thế, sau này trong bước đường rao giảng nước Thiên Chúa, Ngài hay dùng những thí dụ cụ thể trong đời sống để cắt nghĩa về nước đó: ơn kêu gọi là con Thiên Chúa và nước Thiên Chúa là quê hưong của mọi người.
Hai thế hệ con người gặp gỡ nhau. Gìa trẻ gặp gỡ nhau. Hai vị trưởng lão Simeon và Hanna gặp gỡ trẻ Giêsu. Cuộc gặp gỡ tình người này là cuộc trao đổi. Thế hệ lớn tuổi trao lại cho thế hệ trẻ kinh nghiệm sống đã thu lượm được, những gía trị đời sống, niềm hy vọng cùng lời chúc lành mong chờ trông đợi của mình. Thế hệ trẻ đón nhận những trối trăn của lớp trưởng thượng trao lại.
Thế hệ lớn tuổi qua lời ông Simeon: Giờ đây lạy Chúa, xin để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an. Vì mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu chuộc cho muôn dân“, biểu lộ lối sống biết nhận lãnh và cũng sẵn sàng cho đi trối lại.
Cung cách chuyển giao này gây niềm phấn khởi cho thế trẻ đang lên sẵn sàng nhận lãnh lời trối trăn như bảo vật làm nền tảng cho tương lai đời sống cùng niềm tin đạo giáo.
Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng từ trời cao, được đưa vào đền thờ như lời mời gọi mọi người cùng đến gặp gỡ nhau trong tình khoan dung tha thứ cho nhau và mang đến cho nhau niềm hy vọng.
Lễ dâng Chúa vào đền thờ ngày mùng hai tháng hai hằng năm như lời mời gọi mỗi người đón nhận Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng cho tâm hồn mình. Anh sáng Chúa Giêsu chiếu soi vào đền thờ tâm hồn con người và mang đến niềm vui cùng sự an ủi trong những giờ phút đen tối của cuộc đời.
Lm. Nguyễn ngọc Long (SỐNGĐỨCTIN De)
No comments:
Post a Comment