Saturday, June 23, 2007

SIÊU SAO SA MẠC (Lc 1:57-66.80)

Trong các lãnh vực điện ảnh, nghệ thuật, thương mại v.v., giới trẻ đang tôn thờ các siêu sao. Siêu sao có thể là động lực giúp giới trẻ vươn tới. Nhưng siêu sao cũng có thể tạo nên những khủng hoảng trong xã hội và gia đình hôm nay.
Ðã đến lúc phải về tận nguồn để tìm một siêu sao đích thực, có sức cải biến xã hội và ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của giới trẻ hôm nay.
Siêu sao đó chính là thánh Gioan Tẩy giả. Nếu là một vị thánh tầm thường, chắc chắn thánh Gioan đã không chiếm được ngày lễ Chúa Nhật trong năm Phụng vụ. Bởi thế, cần dành ít phút để xem thân thế, sự nghiệp và sứ điệp siêu sao Gioan gởi thời đại chúng ta. Sứ điệp ấy không phải chỉ qua lời giảng, nhưng nằm ngay trong lối sống, con người và những giá trị cuộc đời Gioan, một mẫu gương tuyệt vời cho Kitô hữu.
NHÂN VẬT LỊCH SỬ
Hôm đó là một ngày rộn rã tiếng cười. Từ nhà trong tới nhà ngoài, gia đình Giacaria tất bật đón tiếp mọi thân hữu khắp nơi đến chia vui. Niềm hân hoan lên tới tột độ, vì niềm vui đến với gia đình ông thật bất ngờ và quá lớn lao. Chính vì thế, mọi người tuốn cả về đây. Không thể diễn tả được tất cả nỗi kinh ngạc của mỗi người khi thấy những điềm lạ trong ngày Gioan sinh ra. Trong ngày vui lớn lao như mở hội đó, chắc phải có mặt Ðức Maria, Thân Mẫu Ðức Giêsu.
Ngày Gioan sinh ra làm cho mọi người biết ngày Ðức Giêsu ngự đến. Tin Mừng Luca đã cố tình song chiếu việc Gioan và Ðức Giêsu sinh ra. Người phụ nữ hiếm muộn và trinh nữ đều đòi phải có Thiên Chúa can thiệp mới có thể sinh con. Thiên sứ Gabrien hiện ra loan báo “tin mừng” cho ông Giacaria về người con ông sẽ sinh ra. Một thiên thần đã loan báo cho Ðức Maria về việc sinh một con trai. Cả hai đều kèm theo những lời ngôn sứ tiên báo về danh hiệu và sứ mạng của các con trẻ. Cả Ðức Maria và ông Giacaria đều thắc mắc làm sao thực hiện lời truyền tin đó lúc chưa kết hôn và trong khi già yếu. Nhưng tất cả đã xảy ra ngoài dự tính của mọi người để lịch sử Dân Chúa được hoàn thành tốt đẹp.
Nếu không có một vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử Dân Chúa, ngày sinh của Gioan Tẩy giả đã không được ghi lại chi tiết trong Tin Mừng. Sau khi sinh ra, Gioan Tẩy Giả cần được sát nhập vào dân Chúa. Lễ Cắt Bì làm cho giấc mơ đó thành hiện thực. Ðó là dấu chỉ giao ước (St 17:1-12). Khi trình bày ngày lễ cắt bì cho Gioan Tẩy Giả, Luca cho thấy muốn đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ khai sinh Kitô giáo, Gioan phải là thành phần hoàn toàn thuộc về dân Israel. Nếu không, Gioan không thể nắm vai trò gì trong lịch sử Dân Chúa.
Nhưng đó chỉ là thủ tục để chuẩn bị cho Gioan trở thành tiền hô của Ðấng Cứu thế. Bước đường chuẩn bị còn dài và cam go hơn nhiều. Nếu việc đặt tên cho Gioan đã gây kinh ngạc cho mọi người thân thuộc, thì phải nói sao khi con người đó “ra mắt dân Israel” (Lc 1:80) để kêu gọi toàn dân sám hối đón nhận Nước Thiên Chúa ? Hàng chục năm chôn mình trong hoang địa, ông đã làm gì ? Sống xa mọi ồn ào và giao dịch, chắc ông phải nghe tiếng Chúa rõ hơn mọi người. Chính vì thế, ông mới nhìn thấy rõ dung nhan của Ðấng Thiên Sai và mới có đủ năng lực làm chứng cho Chúa. Ông trở thành vị Tiền Hô cho Ðấng Cứu thế.
SỨ MỆNH TRỌNG ÐẠI
Ðóng vai ngôn sứ đã là khó. Còn hơn một ngôn sứ, Gioan Tẩy giả là vị Tiền Hô cho Ðấng Cứu Thế. “Chúa Giêsu nhìn nhận rằng nơi bản thân ông cũng như trong sứ điệp của ông, là tất cả tinh hoa của Cựu Ước.” Chính vì thế, ông có đủ tư cách để giới thiệu Chúa Giêsu cho muôn dân : “Ðây là Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xó bỏ tội trần gian.” (Ga 1:29.36) Ðó là lời chứng cao cả nhất phát xuất từ một tâm hồn khiêm cung sâu thẳm nhất. Phải có bản lãnh cao cường lắm mới có thể làm chứng về Chúa một cách quyết liệt như vậy. Nhờ những năm thinh lặng trong hoang địa, ông mới đón nhận mạc khải và sứ mệnh Tiền Hô cao cả đó.
Sứ mệnh đó rất cam go. Thật vậy, giữa lúc danh vọng lên cao tột độ, phải thắng vượt chính mình, ông mới có thể can đảm phủ nhận những vinh hoa bao quanh. Thời ấy ai cũng coi ông là nhân vật quan trọng nhất. Các môn đệ càng cố dành giựt và hoạt động để tôn vinh ông như Thiên Sai. Nhưng ông biết rõ mình là ai. Ông chấp nhận. Ông biết mình không phải là Thiên Sai muôn dân trông đợi (x. Cv 13:25). Ông biết mình phải nhường bước cho Chúa Cứu thế, dù ông đã lên tới tột đỉnh vinh quang, trong khi chưa ai biết Ðức Giêsu là ai. Có ngôn sứ nào có đủ khiêm tốn nói được như ông : “Tôi không đáng cởi dép cho Người.” (Cv 13:25) Lời thú nhận này đã đẩy ông lên tới địa vị cao cả hơn tất cả phàm nhân, nhưng đồng thời cũng đưa Ðức Giêsu ra ánh sáng.
Tuy thế, ông không phủ nhận đến biến mình ra hư không. Trái lại, ông nhìn nhận mình là một tiếng kêu trong hoang địa (“Hãy dọn đường cho Chúa đến !”), tiền hô của Ðấng Thiên Sai, tôi tớ Chúa, ánh sáng cho muôn dân. Hoàn thành được những sứ mệnh đó, ông có thể an tâm vì đã đóng xong vai trò của mình trong lịch sử Dân Chúa. Tất cả vinh quang đích thực của ông đều bắt nguồn từ những vai trò đó.
Giả sử Gioan nghe lời xúi bẩy của các môn đệ và xu hướng quần chúng, chuyện gì sẽ xảy ra ? Chắc chắn ông sẽ đánh mất luôn căn tính của mình và cả những vinh quang đích thực phát xuất từ Thiên Chúa. Ơn gọi và sứ mệnh cũng tiêu tan. Các môn đệ không khiêm tốn sâu thẳm, nên không thể thấy sự thật như ông. Ðây là một giá trị quan trọng nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới sự lựa chọn và quyết định của ông. Sự thật phát xuất từ Lời Chúa, giúp ông đối đầu với nếp sống vô đạo. Sự thật giúp ông nhận ra Chúa là trung tâm cuộc sống : “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi.” Nếu không có ánh sáng của sự thật, ông không thể chỉ dẫn dân chúng con đường sám hối. Ông kêu gọi mọi người canh tân cuộc sống và hoán cải nội tâm.
Sự thật giải thoát ông khỏi cái tôi, một trở ngại lớn nhất trên con đường làm chứng. Sống trong sự thật, ông được giải thoát cả trong tâm hồn lẫn ngoài thể xác. Kết quả là một lối sống rất đơn giản và khắc khổ. Mục đích nhằm giúp ông rao giảng, gặp gỡ và ảnh hưởng đến quần chúng dễ dàng hơn. Ðó là lý do tại sao mọi người đều tuốn đến với ông. Cuộc sống hàng ngày luôn theo một mẫu mực khác biệt đến đối kháng với kiểu sống và văn hóa thời đại. Bằng chứng, ông đã phản kháng lối sống sa đọa của vua Hêrôđê, điểm mặt những con mãng xà đang núp bóng trong các tổ chức đạo đời và nhất quyết không chiều theo thị hiếu nhất thời của quần chúng. Cuối cùng, ông đã tử đạo vì sự thật để nêu gương trung thành cho muôn thế hệ. Làm sao ông có một nghị lực lớn lao như thế?
TỪ HOANG ÐỊA ÐẾN ÐÔ HỘI
Câu trả lời nằm trong thời gian ở hoang địa. Thời gian thinh lặng đầy ý nghĩa và hữu ích. Không phải thinh lặng nào cũng có ý nghĩa như nhau. Có những thinh lặng hoàn toàn trống rỗng. Chỉ có sự thinh lặng tràn ngập ân sủng và chân lý mới thực sự có lợi ích mà thôi. Ân sủng và chân lý hoàn toàn tùy thuộc vào việc lắng nghe Lời Chúa. Không biết lắng nghe, không thể sống trong thinh lặng. Không biết thinh lặng, không thể lắng nghe.
Cũng như Gioan Tẩy giả, chúng ta phải trình bày và sống những giá trị hòa nhập với Chân lý. Giá trị văn hóa ngày nay giả tạo, sai lầm và do đó trống rỗng. Ngụp lặn trong văn hóa trống rỗng đó, nhiều bạn trẻ hôm nay không tìm được lối thoát. Bởi thế, họ hoàn toàn thất vọng và buông thả. Còn gì lãng phí hơn ? Cuộc sống đáng lẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu nghe theo tiếng gọi lương tâm hay dõi theo ánh sáng Thánh Linh để nhận ra mình là ai và có thể làm gì cho chính mình và tha nhân. Mỗi người là một con người được Thiên Chúa yêu mến và ban tặng sự sống ngay từ khi mới thụ thai. Mỗi người đều có phẩm vị và giá trị vô song, không phải vì chúng ta đã làm gì, nhưng vì chúng ta là ai. Con người được thánh hiến trong bí tích Thanh Tẩy, được chia sẻ sự sống thần linh của Thiên Chúa và được gọi làm môn đệ Chúa Giêsu Kitô. Dù có những điểm mạnh và điểm yếu, mỗi người đều được mời gọi sám hối và trở nên thánh mỗi ngày. Như Gioan Tẩy giả, mỗi người chúng ta phải sống trung thực với mình. Ðiều này thật khác với văn hóa đầy hiếu động và tự lừa dối mình hôm nay.
Noi gương Gioan Tẩy giả, chúng ta phải tạo một nếp sống sao cho mọi người dễ lắng nghe, gặp gỡ, và chấp nhận Tin Mừng. Cuộc sống như thế khác hẳn với nền văn hóa tập trung vào cái tôi và lối sống bất chính.
Ðã đến lúc chúng ta phải thực sự sống làm Kitô hữu trong toàn thể cuộc sống, chứ không chỉ trong phụng vụ Chúa nhật mà thôi. Chúng ta được kêu gọi dùng hành động hơn lời nói để công bố “Ðức Giêsu là Chúa.” Ðó là điều ông Gioan Tẩy giả đã làm. Chúng ta cũng cố gắng làm cho Chúa Kitô sống lại trong cuộc đời chúng ta.
Dù có im lặng lâu năm trên hoang địa, Gioan Tẩy giả vẫn lên tiếng khi gặp cảnh bất công xã hội và suy đồi luân lý. Nhìn quanh một vòng xã hội hôm nay, nhiều ngôn sứ cũng đang bước theo con đường làm chứng của Gioan Tẩy Giả. Ví dụ, nhân kỷ niệm 10 năm ngày hội nhập lãnh thổ Trung quốc, ÐHY Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục Hồng Kông, đã kêu gọi dân chúng tại đây tham gia cuộc biểu tình đòi dân chủ khổng lồ được tổ chức vào ngày 1/7 tới đây. Dù đang sống trong chế độ Cộng sản, ÐHY vẫn mạnh mẽ tố cáo tình trạng của những người yếu thế và về nhiều mặt, những người nghèo tại Hồng Kông còn tối tăm hơn trước khi tái hội nhập với Trung quốc. Chính vì thế, người Công Giáo cần phải tham gia cuộc biểu tình vào ngày 1/7 tới đây để bày tỏ nguyện vọng tổng tuyển cử.
Mặt khác, “hôm 18/6/2007, Thư ký Bộ Quan Hệ Với Các Quốc Gia của Tòa Thánh, Đức Ông Pietro Parolin, cho biết trong cuộc họp diễn ra tuần qua, Tòa Thánh đã nêu vấn đề cha Tađêô Nguyễn Văn Lý thuộc tổng giáo phận Huế với phía Việt Nam. Tòa Thánh bầy tỏ sự bất bình về bản án tù 8 năm với những sự kiện bất thường trong tiến trình xét xử kéo dài không tới một ngày.”
Thật là can đảm và chính xác !
Muốn noi theo những mẫu gương can đảm đó, cần phải vào hoang địa với Gioan Tẩy giả. Vào hoang địa, chúng ta mới có thể tìm thấy Chúa là trung tâm cuộc đời và lối thoát cho những bế tắc hôm nay.
Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe Lời Chúa và can đảm hành động cho mọi người biết đến Chúa và môi trường xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Amen.
Đỗ Lực (Theo SIMONHOADALAT)

Thị trường chứng khoán - những điều cảnh báo!

Thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp nhất trong các loại thị trường, khác với các loại thị trường khác, như thị trường hàng hóa, thị trường sức lao động, thị trường khoa học - công nghệ, bởi nó thường ra đời sau các loại thị trường trên, bởi nó là thị trường vốn, mà lại là dòng vốn tài chính. Tuy mục tiêu cũng là huy động vốn, nhưng huy động vốn trên thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế, khác với việc huy động vốn từ kênh ngân hàng là kênh huy động vốn ngắn hạn.
Về tính "cao cấp" của nó thì đã có nhiều người nghi ngờ. Vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007, các nhà đầu tư chuyên nghiệp gần như đứng ngoài cuộc đua đầu tư, trong hàng trăm nghìn nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán có không ít người đầu tư là chị tiểu thương, các cháu sinh viên, các bác về hưu với số tiền nhỏ lẻ và điều bất ngờ là ai cũng thắng, tính bình quân chung là bỏ ra một thì thu về ba, có người gấp năm, gấp mười! Tuy nhiên, thị trường này đã sàng lọc dần các nhà đầu tư thiếu tính chuyên nghiệp, đầu tư theo phong trào theo hai nghĩa.
Nghĩa thứ nhất là do nguồn vốn nhỏ lẻ, lại phải đi vay, nên cứ có lãi là bán do ăn non, thấy giá cao thì mua, thấy giá xuống thì bán do sợ lỗ. Nghĩa thứ hai là đầu tư theo phong trào, dễ rơi vào "bẫy" của những người "làm giá". Người làm giá bây giờ có nhiều mánh khóe lắm, trong đó có một mánh khóe mà không ít người đã mắc "bẫy". Những nhà đầu tư này, nếu từng người một thì số vốn không đủ lớn để "làm giá", nhưng nếu họ góp vốn liên doanh với nhau thì có một lượng vốn không nhỏ, có thể làm khuynh đảo một mã chứng khoán nào đó. Họ chọn một mã chứng khoán có lượng vốn không lớn, họ mua tất cả hoặc gần như tất cả. Sau đó họ vừa mua, vừa bán, tất nhiên là với giá kịch trần, để đẩy giá của mã chứng khoán này "phi mã", gây cho các nhà đầu tư khác có cảm giác đây là cổ phiếu "quý". "Quý" chưa đủ, họ còn tạo ra tình trạng "hiếm" bằng cách bán rất nhỏ giọt, còn đưa ra lệnh mua lớn hơn nhiều để tạo ra là liên tục dư mua. "Quý" càng làm cho "hiếm" và "hiếm" càng làm cho "quý", khi "quý và hiếm" kết hợp với nhau sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trên thị trường, tốc độ tăng giá của mã chứng khoán này đã "phi mã" lên mức gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, đến công ty niêm yết cũng không thể ngờ tới, đến cơ quan chức năng có kiểm tra, thanh tra cũng khó phát hiện được, vì người mua và người bán khác hẳn nhau.
Một câu hỏi đặt ra là họ lấy tiền ở đâu ra để mua với một lượng vốn lớn khi thị giá của mã chứng khoán đó đã cao ngất ngưởng. Thật đơn giản, vì mua và bán đều là một nhóm chung, vốn chung, họ có mất gì đâu khi mua của chính mình! Đến một độ cao nhất định, họ sẽ bán nhiều hơn mua để thu lãi; lúc này dù giá có giảm một vài phần trăm thì họ cũng đã lãi gấp hàng chục, hàng trăm lần mệnh giá rồi.
Nói là sàng lọc, nhưng có lẽ chẳng bao giờ lại không có những nhà đầu tư nhỏ lẻ cả (cũng giống như bên cạnh những nhà tư bản lớn thì cũng không bao giờ thiếu các nhà sản xuất kinh doanh cá thể). Hãy tưởng tượng, khi giá chứng khoán xuống, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ bán tháo để khỏi lỗ, thì nhà đầu tư lớn lại đẩy mạnh mua vào, giá chứng khoán lại lên một chút và sẽ kéo các nhà đầu tư nhỏ lẻ không những không bán ra nữa mà còn tiếp tục mua vào. Vốn của họ tuy nhỏ, nhưng số nhà đầu tư nhỏ lẻ lại gấp hàng trăm hàng nghìn lần các nhà đầu tư lớn, nên họ cũng là một lực lượng đáng nể trên thị trường chứng khoán hiện nay. Về mục tiêu huy động vốn, thì thị trường chứng khoán hiện mới chỉ đạt được một phần. Một phần đó là khi các công ty huy động vốn thông qua việc đấu giá, hoặc phát hành cổ phiếu (còn gọi là thị trường sơ cấp). Còn một phần khác quan trọng hơn lại chưa đạt được khi tính theo thị giá (còn gọi là thị trường thứ cấp) thì chủ yếu là các nhà đầu tư "chơi" với nhau mà sự thắng lợi của nhà đầu tư này đồng thời là sự thua thiệt, thậm chí là sự phá sản của các nhà đầu tư khác. Lượng vốn "chơi" với nhau này không trực tiếp làm tăng vốn chủ sở hữu của các công ty cổ phần, mà chỉ là chuyển từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác.
Một biểu hiện khác của việc chưa thực hiện được đầy đủ mục tiêu của thị trường chứng khoán, đó là đáng lẽ vốn huy động vào thị trường chứng khoán là nguồn vốn được huy động trực tiếp từ các nhà đầu tư, chứ không phải là chảy từ ngân hàng thương mại sang. Chính vì thế, khi Ngân hàng Nhà nước khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không được vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng, thì lập tức ảnh hưởng đến giá trên thị trường chứng khoán, từ thị trường tập trung đến phi tập trung (OTC), từ thị trường sơ cấp (phát hành cổ phiếu khi đấu giá hoặc phát hành bổ sung khi cần huy động thêm) đến thị trường thứ cấp (giá mua, bán cổ phiếu giữa các nhà đầu tư).
Đây là những cảnh báo cần thiết về thị trường chứng khoán hiện nay.
Ngọc Minh (Theo THANHNIÊN Online)

Thursday, June 21, 2007

Sức sống cây xương rồng

Đã bao giờ bạn dành thời gian để ngắm một cây xương rồng rồi tự hỏi: “Tại sao cây xương rồng lại có thể sống trong bất kỳ thời tiết nào cũng được?”.
Vâng, cây xương rồng tuy không nổi bật như hoa hồng, không tỏa ra những hương thơm nồng nàn như hoa huệ, hay tinh khiết như một đóa sen mộc giữa bùn lầy. Ngược lại, trông nó lúc nào cũng xấu xí với những cái gai nhọn sắc và một thân hình thô kệch. Nhưng núp trong cái dáng vẻ xấu xí đó; là một sức sống mãnh liệt mà không có một loại cây hoa nào có thể so sánh được!
Ngày xưa nhà tôi cũng có một mảnh vườn nhỏ, ở đó được trồng rất nhiều loại hoa. Nào hồng bạch, cúc trắng, lưu ly và dĩ nhiên là có cả một cây xương rồng nữa. Cứ mỗi buổi chiều về, tôi vẫn thường ra đấy dạo mát. Tôi hay nhìn thấy tất cả những bông hoa trong vườn đều héo queo, vì thời tiết quá nóng bức. Duy chỉ có một mình xương rồng là vẫn tươi tốt. Kể từ đó tôi bắt đầu yêu cây xương rồng, bởi nó đã làm cho tôi hiểu ra một điều rằng: “Tuy tôi không được may mắn như những người khác nhưng tôi vẫn phải sống, sống một cuộc sống thật có ích!”
Bạn ơi! Dẫu cho bạn sinh ra không gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, những bạn hãy thử nhìn cây xương rồng kia đi. Nó vẫn tươi xanh, mặc cho mình được trồng trên mảnh đất khô cằn, hay trên một bãi cát đầy nắng và gió. Vì một lẽ xương rồng đã biết vượt qua mọi thách thức của thời tiết , tiềm ẩn trong nó một sức sống mảnh liệt để vươn lên và mang lại một màu xanh cho đời.
(Theo Mực Tím & NGÔISAO NET)

Tuesday, June 19, 2007

Làm vợ hờ đại gia

Vào đại học, Lan như bước vào một thế giới mới. Sài Gòn náo nhiệt và đông đúc khác hẳn với vùng quê bốn bề sông nước của cô. Vẻ đẹp chân chất của cô gái miền Tây nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều chàng trai thành phố.
Dường như ý thức được lợi thế của mình, Lan dễ dàng tìm cách thích nghi với môi trường mới. Bạn bè cùng lớp của Lan hầu hết là con nhà khá giả. Thế giới của đám bạn giàu có trở thành mộng ước với cô.
Tìm mọi cách gia nhập vào những cuộc chơi thành phố, Lan như con thiêu thân quên hết những quyết tâm học hành trước đây của mình.
Sự sành điệu, đua đòi ấy trớ trêu thay lại càng khiến Lan lộng lẫy và rực rỡ hơn. Chẳng rõ từ bao giờ, cô sinh viên năm thứ nhất ám ảnh trong mình ý nghĩ: “Chỉ có cách yêu một đại gia… mới có thể thoát nghèo”.
Rồi ý đồ của Lan cuối cùng cũng thành công. Trong một buổi dạ tiệc, cô lọt vào mắt xanh một “kẻ lắm tiền” đáng tuổi bố mình. Không rõ họ đã nói với nhau những gì, nhưng chỉ mấy hôm sau, đã thấy cô bé chễm chệ trên chiếc Mercedes cùng “đại gia” sau giờ tan học.
Chuyện gì đến sẽ đến. Sau những món quà đắt tiền, những bữa ăn ở nhà hàng sang trọng, Lan chính thức trở thành vợ hờ của “đại gia”. Chuyển về sống trong một căn hộ sang trọng hơn, đi xe máy đến trường, mua sắm thoải mái chẳng phải lo lắng gì về tiền bạc, cuộc sống được cưng chiều khiến Lan bỏ ngoài tai tất cả mọi lời nhắc nhở. Cô sẵn sàng đánh đổi đời con gái cho cuộc sống xa hoa ấy.
Mùa hè năm đầu đại học, cô không về thăm nhà. Sự khắc khổ của thôn quê đã làm cô lạnh nhạt với mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. Còn lại một mình trong căn nhà đầy đủ tiện nghi, bị cấm đoán chơi bời vì người chồng hờ thường ghen tuông, cô vô cùng đơn độc.
Rồi Lan gặp Hưng trong một lần đi mua sắm. Cũng chớp nhoáng như trước, Lan lao vào cuộc tình lén lút với Hưng. Song, dường như, cô cảm nhận được rằng, đây mới là tình yêu thực sự của mình.
Hưng cũng là chàng trai từng trải. Một tháng hè ròng rã, đêm nào người chồng hờ không đến là cô lại gọi điện cho Hưng. Trong một lần, Lan và Hưng bị người chồng hờ của cô bắt gặp.
Ông ta đuổi Hưng ra khỏi nhà, cắt tất cả các “viện trợ” với Lan. Sợ hãi, Hưng cắt đứt mọi liên lạc với cô, còn người đàn ông thì lạnh lùng hẳn.
Mấy hôm rồi, Lan thấy khó ở. Kết quả kiểm tra cho biết, cô đã có thai. Nhưng trớ trêu thay đứa con này không biết là của ai. “Đại gia” của cô không thừa nhận nó. Hưng cũng bặt vô âm tín.
Mình Lan quằn quại với nỗi đau và sự hối hận. Bước chân vô định, cô tìm đến giảng đường đại học. Nhìn cánh phượng đầu hè xơ xác dưới cơn mưa tầm tã, Lan xót xa cho những lầm lỗi.
(Theo Tiền Phong & NgoisaoNet)

Lời nhắn cho đời

Anh bị ung thư giai đoạn cuối. Bác sĩ nói anh có thể chỉ sống được vài tháng nữa. Anh biết điều ấy và quỹ thời gian còn lại của anh thật ít ỏi. Nhưng hễ vợ con vào thăm anh trong bệnh viện, họ chỉ thấy ở anh sự vui vẻ, lạc quan yêu đời.
Các con anh không hề biết rằng anh mắc trọng bệnh. Vào viện thăm anh, chúng vẫn khoe với anh hôm nay học được cái gì, được điểm mấy... Mỗi tối anh lại ghi mọi chuyện vào nhật ký.
Những ngày cuối cùng khi biết mình không còn sống được bao lâu nữa anh tâm sự với vợ rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn phải dạy dỗ con nên người. Anh luôn muốn truyền sự lạc quan cho bọn trẻ, coi đấy như một minh chứng rằng nếu biết sống lạc quan thì sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
Ngày anh đi, bọn trẻ mới được biết sự thật. Mẹ của chúng đưa cho chúng cuốn nhật ký anh viết, với biết bao nhiêu điều yêu thương anh dành cho chúng, trong đó anh luôn nhắc nhở, dạy bảo chúng rất nhiều điều trong cuộc sống.
Đã gần mười năm sau ngày anh mất, những đứa trẻ trong nhà anh đều rất ngoan ngoãn, học giỏi. Nhật ký người cha để lại như một cuốn cẩm nang sống cho những đứa con, những lời nhắn của anh cho người thân ở lại như những lời nhắn cho đời, luôn có ý nghĩa.
Như có một đoạn trong đó anh viết: "Chú dế mèn đã có lúc mắc thói tự kiêu, tự đại nên bị bác xén tóc xén mất râu và cuối cùng chú hiểu ra rằng trong cuộc đời này điều cần hơn là sự khiêm tốn. Bố cũng muốn các con học chú dế mèn nhỏ kia".
Nguyễn (Theo DÂNTRÍ Online)

Sunday, June 17, 2007

Chúa Nhật 11 Thường Niên - 11th Sunday in Ordinary Time (Luke 7:36-50)

Bài Đọc I: 2Sam 12:7-10,13 II: Gal 2:16,19-21
Phúc Âm Luca 7:36-50
36 Có người thuộc nhóm Pharisêu mời Đức Giêsu dùng bữa với mình. Đức Giêsu đến nhà người Pharisêu ấy và vào bàn ăn.37 Và kìa một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm.38 Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.39 Thấy vậy, ông Pharisêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: "Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi!"40 Đức Giêsu lên tiếng bảo ông: "Này ông Simon, tôi có điều muốn nói với ông!" Ông ấy thưa: "Dạ, xin Thầy cứ nói".41 Đức Giêsu nói: "Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người nợ năm chục.42 Vì họ không có gì để trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nhiều hơn".43 Ông Simon đáp: "tôi thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn". Đức Giêsu bảo: "Ông xét đúng lắm".44 Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Simon: "Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau.45 Ông đã chẳng hôn chào tôi được một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi.46 Dầu ôliu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi.47 Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít".48 Rồi Đức Giêsu nói với người phụ nữ: "Tội của chị đã được tha rồi".49 Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: "Ông này là ai mà lại tha được cả tội?"50 Nhưng Đức Giêsu nói với người phụ nữ: "Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an".
Chi Tiết Hay
Câu chuyện này song song với câu chuyện bà Maria ở Bêtania sau khi Đức Giêsu cho Lazarô sống lại (Mc 14:3-9; Mt 26:6-13, Gn 12:1-8). Ở đây, Luca kể thêm chi tiết để nhấn mạnh tình thương tha thứ của Thiên Chúa
(c 36) Theo phong tục Hy Lạp, họ ngả mình nơi bàn tiệc, chân hướng ra phía ngoài. Nhờ vậy người phụ nữ có thể "đứng đàng sau, sát chân Người"
(c 37) Để cho thấy một hình ảnh trái ngược với người Pharisêu, Luca giới thiệu một người phụ nữ tội lỗi. Tuy Luca không nêu tên và cũng không cho biết người phụ nữ này phạm tội gì, nhưng chắc là mọi người đều biết. Về sau này người ta thường lầm tưởng người phụ nữ này là Maria Madalêna mặc dù trong đoạn Phúc Âm này không hề có chi tiết nào chứng tỏ điều đó.
(c 43-44) Dụ ngôn cũng được dùng để cho thấy sự khác biệt giữa thái độ của người phụ nữ và của người biệt phái Simon đối với Đức Kitô. Cách bày tỏ lòng yêu mến của người phụ nữ cho thấy mức độ bà ta được tha thứ. (c 44-47) Câu này cho thấy những thiếu xót của người biệt phái trong cách tiếp đón Đức Kitô: nước để rửa tay, cái hôn để chào hỏi, dầu thơm để xức. Hành động của người phụ nữ cho thấy mức độ bà được tha thứ bao nhiêu thì những gì người biệt phái không làm nói lên mức độ không được tha thứ bấy nhiên
(c 50) Đức tin được liên kết với sự cứu rỗi và sự tha thứ.
Một Điểm Chính: Đức Giêsu được diễn tả thường xuyên trong Phúc Âm Luca như bạn hữu của những kẻ tội lỗi. Chấp nhận Ngài là mở lòng chấp nhận chương trình cứu rỗi của Chúa.
Suy Niệm
Bạn diễn tả lòng yêu mến Đức Giêsu như thế nào? và yêu mến anh chị em như thế nào?
----------------------------------------------
11th Sunday in Ordinary Time
Reading I: 2Sm 12:7-10,13 II: Gal 2:16,19-21
Gospel Luke 7:36-50
36 A Pharisee invited him to dine with him, and he entered the Pharisee's house and reclined at table.37 Now there was a sinful woman in the city who learned that he was at table in the house of the Pharisee. Bringing an alabaster flask of ointment, 38 she stood behind him at his feet weeping and began to bathe his feet with her tears. Then she wiped them with her hair, kissed them, and anointed them with the ointment. 39 When the Pharisee who had invited him saw this he said to himself, "If this man were a prophet, he would know who and what sort of woman this is who is touching him, that she is a sinner." 40 Jesus said to him in reply, "Simon, I have something to say to you." "Tell me, teacher," he said. 41 "Two people were in debt to a certain creditor; one owed five hundred days' wages and the other owed fifty. 42 Since they were unable to repay the debt, he forgave it for both. Which of them will love him more?" 43 Simon said in reply, "The one, I suppose, whose larger debt was forgiven." He said to him, "You have judged rightly." 44 Then he turned to the woman and said to Simon, "Do you see this woman? When I entered your house, you did not give me water for my feet, but she has bathed them with her tears and wiped them with her hair. 45 You did not give me a kiss, but she has not ceased kissing my feet since the time I entered. 46 You did not anoint my head with oil, but she anointed my feet with ointment. 47 So I tell you, her many sins have been forgiven; hence, she has shown great love. But the one to whom little is forgiven, loves little." 48 He said to her, "Your sins are forgiven." 49 The others at table said to themselves, "Who is this who even forgives sins?" 50 But he said to the woman, "Your faith has saved you; go in peace."
Interesting Details
The story parallels the anointing of Jesus by Mary Bethany after the raising of Lazarus (Mk 14: 3-9; Mt 26:6-13, Jn 12:1-8). It is likely that Luke reworks that story to emphasize on the forgiving love of God.
(v. 36) recline at table: They were eating in the Greek style which people lounge on their side, with the feet pointing away from the table. Thus the woman can stand "behind him at his feet."
(v. 37) who was a sinner: To contrast with the Pharisee, Luke introduces a woman (without a name), whose exact nature of her sin is not known, but it was sufficiently public. Later tradition often mistakenly identifies this woman with Mary Madgala. There is no such evidence in the text.
(vv. 41-42) two debtors: the parable is straightforward. It serves as a point of reflection on the link between the concept of "forgiveness" as applied to debt and sin.
(vv. 43-44) The parable also serves as an example of the attitude of the woman and of Simon the Pharisee toward Jesus. The "love" shown by this woman demonstrates how she must have been forgiven.
(vv. 44-47) you did not give me: the phrase is repeated for each of the way Simon has failed in hospitality: water for cleansing, a kiss of greeting, oil for anointing. The woman's action shows her state of forgiveness; Simon's refusal indicates a lack of forgiveness.
(vv. 47-48) sins have been forgiven: Luke uses a passive voice here to declare what has been done for her by God.
(v. 50) faith has saved you: Here faith is linked with salvation, and implicitly with forgiveness.
One Main Point: Jesus is portrayed as friends of sinners, a constant theme in Luke. Accepting Jesus means the openness to accept God's plan of forgiveness.
Reflections
How would you express your love for Jesus? For other people?