Sunday, June 17, 2007

Chúa Nhật 11 Thường Niên - 11th Sunday in Ordinary Time (Luke 7:36-50)

Bài Đọc I: 2Sam 12:7-10,13 II: Gal 2:16,19-21
Phúc Âm Luca 7:36-50
36 Có người thuộc nhóm Pharisêu mời Đức Giêsu dùng bữa với mình. Đức Giêsu đến nhà người Pharisêu ấy và vào bàn ăn.37 Và kìa một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm.38 Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.39 Thấy vậy, ông Pharisêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: "Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi!"40 Đức Giêsu lên tiếng bảo ông: "Này ông Simon, tôi có điều muốn nói với ông!" Ông ấy thưa: "Dạ, xin Thầy cứ nói".41 Đức Giêsu nói: "Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người nợ năm chục.42 Vì họ không có gì để trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nhiều hơn".43 Ông Simon đáp: "tôi thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn". Đức Giêsu bảo: "Ông xét đúng lắm".44 Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Simon: "Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau.45 Ông đã chẳng hôn chào tôi được một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi.46 Dầu ôliu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi.47 Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít".48 Rồi Đức Giêsu nói với người phụ nữ: "Tội của chị đã được tha rồi".49 Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: "Ông này là ai mà lại tha được cả tội?"50 Nhưng Đức Giêsu nói với người phụ nữ: "Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an".
Chi Tiết Hay
Câu chuyện này song song với câu chuyện bà Maria ở Bêtania sau khi Đức Giêsu cho Lazarô sống lại (Mc 14:3-9; Mt 26:6-13, Gn 12:1-8). Ở đây, Luca kể thêm chi tiết để nhấn mạnh tình thương tha thứ của Thiên Chúa
(c 36) Theo phong tục Hy Lạp, họ ngả mình nơi bàn tiệc, chân hướng ra phía ngoài. Nhờ vậy người phụ nữ có thể "đứng đàng sau, sát chân Người"
(c 37) Để cho thấy một hình ảnh trái ngược với người Pharisêu, Luca giới thiệu một người phụ nữ tội lỗi. Tuy Luca không nêu tên và cũng không cho biết người phụ nữ này phạm tội gì, nhưng chắc là mọi người đều biết. Về sau này người ta thường lầm tưởng người phụ nữ này là Maria Madalêna mặc dù trong đoạn Phúc Âm này không hề có chi tiết nào chứng tỏ điều đó.
(c 43-44) Dụ ngôn cũng được dùng để cho thấy sự khác biệt giữa thái độ của người phụ nữ và của người biệt phái Simon đối với Đức Kitô. Cách bày tỏ lòng yêu mến của người phụ nữ cho thấy mức độ bà ta được tha thứ. (c 44-47) Câu này cho thấy những thiếu xót của người biệt phái trong cách tiếp đón Đức Kitô: nước để rửa tay, cái hôn để chào hỏi, dầu thơm để xức. Hành động của người phụ nữ cho thấy mức độ bà được tha thứ bao nhiêu thì những gì người biệt phái không làm nói lên mức độ không được tha thứ bấy nhiên
(c 50) Đức tin được liên kết với sự cứu rỗi và sự tha thứ.
Một Điểm Chính: Đức Giêsu được diễn tả thường xuyên trong Phúc Âm Luca như bạn hữu của những kẻ tội lỗi. Chấp nhận Ngài là mở lòng chấp nhận chương trình cứu rỗi của Chúa.
Suy Niệm
Bạn diễn tả lòng yêu mến Đức Giêsu như thế nào? và yêu mến anh chị em như thế nào?
----------------------------------------------
11th Sunday in Ordinary Time
Reading I: 2Sm 12:7-10,13 II: Gal 2:16,19-21
Gospel Luke 7:36-50
36 A Pharisee invited him to dine with him, and he entered the Pharisee's house and reclined at table.37 Now there was a sinful woman in the city who learned that he was at table in the house of the Pharisee. Bringing an alabaster flask of ointment, 38 she stood behind him at his feet weeping and began to bathe his feet with her tears. Then she wiped them with her hair, kissed them, and anointed them with the ointment. 39 When the Pharisee who had invited him saw this he said to himself, "If this man were a prophet, he would know who and what sort of woman this is who is touching him, that she is a sinner." 40 Jesus said to him in reply, "Simon, I have something to say to you." "Tell me, teacher," he said. 41 "Two people were in debt to a certain creditor; one owed five hundred days' wages and the other owed fifty. 42 Since they were unable to repay the debt, he forgave it for both. Which of them will love him more?" 43 Simon said in reply, "The one, I suppose, whose larger debt was forgiven." He said to him, "You have judged rightly." 44 Then he turned to the woman and said to Simon, "Do you see this woman? When I entered your house, you did not give me water for my feet, but she has bathed them with her tears and wiped them with her hair. 45 You did not give me a kiss, but she has not ceased kissing my feet since the time I entered. 46 You did not anoint my head with oil, but she anointed my feet with ointment. 47 So I tell you, her many sins have been forgiven; hence, she has shown great love. But the one to whom little is forgiven, loves little." 48 He said to her, "Your sins are forgiven." 49 The others at table said to themselves, "Who is this who even forgives sins?" 50 But he said to the woman, "Your faith has saved you; go in peace."
Interesting Details
The story parallels the anointing of Jesus by Mary Bethany after the raising of Lazarus (Mk 14: 3-9; Mt 26:6-13, Jn 12:1-8). It is likely that Luke reworks that story to emphasize on the forgiving love of God.
(v. 36) recline at table: They were eating in the Greek style which people lounge on their side, with the feet pointing away from the table. Thus the woman can stand "behind him at his feet."
(v. 37) who was a sinner: To contrast with the Pharisee, Luke introduces a woman (without a name), whose exact nature of her sin is not known, but it was sufficiently public. Later tradition often mistakenly identifies this woman with Mary Madgala. There is no such evidence in the text.
(vv. 41-42) two debtors: the parable is straightforward. It serves as a point of reflection on the link between the concept of "forgiveness" as applied to debt and sin.
(vv. 43-44) The parable also serves as an example of the attitude of the woman and of Simon the Pharisee toward Jesus. The "love" shown by this woman demonstrates how she must have been forgiven.
(vv. 44-47) you did not give me: the phrase is repeated for each of the way Simon has failed in hospitality: water for cleansing, a kiss of greeting, oil for anointing. The woman's action shows her state of forgiveness; Simon's refusal indicates a lack of forgiveness.
(vv. 47-48) sins have been forgiven: Luke uses a passive voice here to declare what has been done for her by God.
(v. 50) faith has saved you: Here faith is linked with salvation, and implicitly with forgiveness.
One Main Point: Jesus is portrayed as friends of sinners, a constant theme in Luke. Accepting Jesus means the openness to accept God's plan of forgiveness.
Reflections
How would you express your love for Jesus? For other people?

No comments: