Friday, December 01, 2006

Sống cuộc sống viên mãn -My first miracle

Một buổi chiều thu, tôi thả chiếc xuồng caiac xuống nước dẫu biết rằng đã muộn để bắt đầu một chặng khác trong hành trình mơ ước của mình.
Mười chín tuổi, tôi đã có một tháng hành trình bằng xuồng caiac quanh nửa phía nam của Bắc Mỹ từ Vancouver đến nhà tôi ở Saint John nằm trên bờ biển phía Đông của Canada ngang qua hồ Nicaragua và sông San Juan. Điểm đến của ngày hôm nay: thị trấn Westport, bang Washington.
Một cơn gió tây thổi giật vào mặt tôi, đẩy những con sóng khổng lồ về phía tôi như muốn nói: "Hãy quay trở lại". Nửa tiếng sau đó, tôi còn cách đất liền một dặm nữa _ mệt lả, ướt sũng, lạnh cóng và đau nhức. Tôi tự trách mình vì đã không mặc quần áo bảo hộ chống thấm. Nếu mình mắc thêm một sai lầm nào nữa thì đó sẽ là sai lầm cuối cùng của mình, tôi thầm nghĩ. Dù bị gió và sóng biển quật liên hồi vào mặt nhưng tôi vẫn cố gắng hết sức để đưa chiếc xuồng nhích lên phía trước.
Tôi chèo xuồng bằng một sức mạnh vượt xa cả khả năng vốn có của mình. Nỗi sợ hãi đã cho tôi sức mạnh. Việc dừng tay chèo không còn đơn thuần là một sự lựa chọn nữa. Vì vậy tôi hát để quên đi cơn đau nhức toàn thân và đôi cánh tay bỏng rát, nhưng tiếng hát không thể ngăn được ánh sáng càng lúc càng mờ dần.
Cách Westport nửa dặm, một bãi lầy khổng lồ chắn ngang hướng đi của tôi. Tôi không thể ở lại đây _ bãi lầy sẽ bị con nước nuốt trọn khi thủy triều lên. Nhưng lối đi duy nhất có thể đưa tôi ra khỏi đây ở cách xa đến hai dặm, mà tôi lại không có đủ ngần ấy thời gian. Chẳng mấy chốc nữa trời sẽ tối, và tôi sẽ bị đẩy ra rất xa bờ. Tôi cần vào đất liền _ rất cần.
Tôi kéo chiếc caiac lên trên khu lầy để xem tình hình như thế nào. Thật ngạc nhiên, tôi thấy mình không phải đang đứng trên một bãi lầy, như tôi đã nhìn thấy trong bóng tối nhá nhem, mà là trên một hòn đảo. Điều đó khiến tôi cảm thấy phấn chấn, tôi mặc áo chống thấm vào và lập tức quay trở ra. Giờ thì tôi cảm thấy ấm lại và có thể nhận biết là mình đang đi đâu. Cảm giác mệt nhọc ban nãy đã chuyển thành sự phấn khởi.
Khi tôi chèo qua mạn khuất gió của hòn đảo nhỏ, có hàng trăm con bồ nông bay vút lên nền trời. Với đôi cánh rộng và chiếc mỏ dài, những con chim này trông giống như loài thằn lằn ngón cánh, một loài bò sát biết bay đã tuyệt chủng từ nhiều niên kỷ trước. Chúng đông đến mức làm tôi phải khiếp sợ. Mỗi khi những con bồ nông bay vút lên, bóng của chúng dường như choán hết sắc hồng cam rực rỡ của hoàng hôn.
Chẳng bao lâu sau, tôi đến được bến tàu và bắt đầu tìm một con thuyền lớn để đậu bên cạnh nó. Tôi kiếm một người thân thiện nào đó có thể cho phép tôi ngủ trên boong tàu của anh ta. Tôi chèo dọc theo một chiếc du thuyền lớn mà đuôi của nó có sơn dòng chữ "Bông hồng Thần bí _ Vancouver". Qua ô cửa sổ ở mạn tàu, tôi nhìn thấy bên trong đó có một người đàn ông đang xem hải đồ. Ngay sau khi neo thuyền xong, tôi bước lên tàu và trình bày mong muốn của mình. Người đàn ông đó khoảng 30 tuổi, ông chỉ đi một mình và không phải là người Canada như tôi tưởng _ ông ta sống ở Vancouver, Washington.
Khi tôi đang nấu bữa ăn khuya trong cabin, Kerry đưa ra một đề xuất _ đề xuất ấy đã làm thay đổi toàn bộ cuộc hành trình của tôi:
"Sao anh không kéo chiếc caiac lên khoang và cùng tôi đi xuống Astoria? Đi thuyền buồm một mình thì thật vất vả."
Tôi liền đáp: "Tôi thật sự rất muốn, nhưng tôi không thể. Tôi đã quyết sẽ chèo hết quãng đường một mình." Dù nói như vậy nhưng sự thật là tôi rất muốn học cách lái thuyền buồm và muốn đi cùng với anh ấy. Song lòng kiêu hãnh, tính tự lập, muốn chứng tỏ rằng mình có thể thực hiện và theo đuổi đến cùng một cuộc hành trình đã ngăn cản tôi. Tôi không phải là người thích chọn con đường dễ đi. Tôi muốn người khác khâm phục và nể trọng tôi vì lòng can đảm và ý chí quyết tâm của mình.
"Tôi cần phải tự mình thực hiện việc này," tôi lặp lại lần nữa. Nghe những lời nói của chính mình, tôi chợt nhận ra giọng tôi nghe như giọng của một người đang cố thuyết phục người khác _ mà cũng có thể đó là chính tôi _ rằng tôi là người trầm tĩnh.
Tôi tự hỏi tại sao mình lại thực hiện cuộc hành trình này, và tại sao mình lại phải chèo hết quãng đường. Tôi nhận ra cuộc hành trình này không đơn thuần chỉ là việc chèo xuồng caiac. Chưa bao giờ là như thế cả. Mà nó chính là cơ hội để tôi gặp gỡ nhiều người, tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ những con người cũng như những trải nghiệm đó. Đó chính là việc sống một cách trọn vẹn nhất, chứ không phải là đợi đến tận khi đã già mới bắt đầu những chuyến phiêu lưu vĩ đại, để hiểu ra rằng mỗi ngày trôi qua tôi sống rất khỏe mạnh và tự do mới là điều đáng quý.
Tôi từng tự hứa với lòng rằng bằng sự kiêu hãnh của bản thân, tôi sẽ chèo một mình cho đến hết cuộc hành trình _ do vậy tôi có thể thốt lên rằng "Tôi đã tự mình làm điều đó". Nhưng tôi phải đánh đổi lại những gì? Niềm kiêu hãnh đó có ý nghĩa gì khi tôi phải một mình chèo thuyền vượt qua những ngọn sóng? Liệu sự nhận thức về chính bản thân mình có quan trọng hơn việc kết bạn, học một điều gì đó mới mẻ và tận hưởng những niềm vui trong chuyến đi hay không?
Kerry để tôi tự lái chiếc du thuyền gần như trong suốt cuộc hành trình. Thậm chí anh ấy còn để tôi cầm bánh lái khi chúng tôi đi qua cồn cát ngầm ở sông Columbia nơi trước đây đã có rất nhiều tàu bị chìm (đây là một trong những nơi nguy hiểm nhất đối với tàu thuyền ở Bắc Mỹ).
Chúng tôi đến Astoria lúc 4 giờ chiều hôm đó. Kerry dẫn tôi đi ăn đêm ở một cửa tiệm Trung Hoa. Khi dùng bữa xong, tôi tách chiếc bánh may mắn của mình ra.
Bên trong có dòng chữ: "Đây chính là thời điểm để thử những điều mới mẻ." - Cory Richardson
Đừng sợ khoảng cách giữa ước mơ và hiện thực. Nếu bạn có thể ước mơ thì bạn cũng có thể thực hiện nó. - Belva Davis

Jack Canfield & Mark Victor Hansen
__________________
My first miracle
I believe in miracles because I’ve seen so many of them.
One day, a patient was referred to me who was one hundred and two years old. “There’s a sore under my denture,” she said. “I told my own dentist it’s nothing, but he insisted I come see you.”
Her eighty-year-old son accompanied her. He would occa¬sionally attempt to add something to her story but she would say, “Hush up, son!” She wanted to tell it herself.
I found a large cancer that extended over much of the roof of her mouth. A biopsy later confirmed the diagnosis _ a particularly bad sort of cancer.
During her next appointment, I explained to her the serious¬ness of the problem. She reached down, clasped my hand in hers and said, “I know you’re worried about me, but I’m just fine.”
I knew differently. After considerable effort on my part, and kindness on her part because she wanted to please me, she consented to have me refer her to a cancer surgeon. She saw him, but as I expected, declined treatment.
About six months later she returned to my office.
“How are you?” I asked. Her son started to speak, but she told him to hush once again.
“I’m just fine,” she said to me. “When can I get started on fixing my denture?”
I sputtered, “Let me take a look in your mouth and we’ll see about it.” I was thinking, no way.
I couldn’t believe my eyes. The cancer that had covered nearly the entire roof of her mouth was gone _ only one small area of redness remained.
I had read of such things happening, but had never actually seen them with my own eyes. I was dumbfounded.
“You see, honey? Like I told you, I’m fine,” she said, patting my antiseptically gloved hand.
Now I believed her.
That was my first miracle. Since then I’ve seen many others, because they keep getting easier to see. In fact, miracles are daily events for me now. Every time I remember to take a slow, deep breath, I think about the miracle of being alive. And people are a miracle, for through them we have a chance to know ourselves and to love beyond ourselves. We have a chance to show kindness, to provide service, and to see the miracles of one another.
Since my first miracle, I’ve come to understand that the time and place for a miracle is wherever we choose to find it. - Dane E. Smith
I stand in awe of my body... - Henry David Thoreau

Jack Canfield & Mark Victor Hansen

Bạn muốn trở thành ông già Noel bí ẩn?


Ông già Noel” Larry Stewart" đang được những người giàu lòng nhân ái trên toàn thế giới ủng hộ và muốn tham gia hoạt động cùng ông.
Những người muốn trở thành thành viên của Hội những ông già Noel bí ẩn do Larry Stewart lập ra có những nhiệm vụ như sau:
- Chứng minh được rằng những hành động, việc làm nhỏ cũng có thể làm thay đổi một ngày của một con người, thậm chí là cả cuộc đời của người đó.
- Khuyến khích mọi người hãy làm việc tốt mà không cần đòi hỏi được trả ơn.
- Cho mọi người thấy rằng những nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng nhỏ của mình cũng có thể tác động đến cả thế giới.
- Chung sức thành lập mạng lưới ông già Noel bí ẩn trên toàn cầu, cùng nhau thực hiện những việc làm cao cả, chia sẻ kinh nhiệm cũng như ý tưởng với độc giả.
Larry Stewart cho biết ai cũng có thể dễ dàng tham gia Hội những ông già Noel bí ẩn. Các thành viên không đóng lệ phí, không cần phải cung cấp thông tin cá nhân, chỉ cần bày tỏ: “Tôi muốn trở thành thành viên Hội những ông già Noel bí ẩn”. Yêu cầu đối với các “ông già Noel bí ẩn” chỉ đơn giản là hãy chia sẻ những việc làm tốt với Larry để phổ biến đến mọi người.
Bạn chỉ cần gửi email đến địa chỉ: membership@secretsantausa.com.
TR.N. (Theo Secretsantausa) _ TUỔITRẺ ONLINE

Niềm tin lan tỏa...

“Không chỉ mình em biết về chị đâu mà tất cả HS Trường Đức Trí đều biết chị hết đó. Chị như một tấm gương về tinh thần lạc quan, yêu đời cho chúng em. Em rất khâm phục chị, một người chị dũng cảm...”.
Lê Thanh Thúy đã trở thành sứ giả của niềm tin và nghị lực như thế trong buổi sinh hoạt dưới cờ của Trường THCS Đức Trí, quận 1, TP.HCM.
Cô Nguyễn Thị Phi, hiệu trưởng mới của Trường Đức Trí, có thói quen chọn những tấm gương sáng đăng trên báo đính lên bảng thông tin của trường như một hình thức truyền lửa cho học trò. Bài viết về Thúy cũng thế, được cô phóng to và trình bày lại rất đẹp.
Không chỉ dừng lại ở thông tin, nó cũng trở thành một đề văn: “Hãy viết thư cho chị Thúy” của câu lạc bộ học tốt môn văn trong tháng mười một. Bài báo được đọc dưới sân cờ, được đọc tại các lớp. Và các giáo viên nhận ra Thúy chính là học trò cũ của trường, một HS giỏi liên tục nhiều năm liền, một liên đội trưởng sôi động và đa tài... Cùng với hàng trăm lá thư tham gia CLB là những lời đề nghị tha thiết trong hộp thư học đường: “Em muốn được một lần gặp chị Thúy”.
Thúy nhỏ nhắn xuất hiện trên đôi nạng, trong tiếng vỗ tay yêu thương, trong lời giới thiệu của cô hiệu trưởng và thầy Xuân Văn, phó chủ nhiệm Thúy năm lớp 9. Vẫn nụ cười thật tươi nở trên môi, Thúy trông thật xinh xắn, tinh nghịch trong mái tóc giả ôm lấy khuôn mặt và một chiếc khăn buộc lại làm điệu (do xạ trị, tóc Thúy đã rụng hết). Từng thầy cô, những người đã lưu lại trong dòng lưu bút cho Thúy bước lên ôn lại những kỷ niệm khó quên với cô học trò nhỏ.
Thầy Dũng dạy môn toán nhận xét: “Thúy chơi hết mình, nhưng học thật nghiêm chỉnh”, rồi thầy cất lên ca khúc Khát vọng như tiếp thêm động lực cho Thúy. Cô Minh Hà, môn sinh, nhắc về cô học trò ngày ấy của mình: “Thúy xuất hiện chỗ nào thì tự dưng chỗ ấy sáng lên vì tính sôi động của em”. “Sau cuộc dã ngoại chia tay năm cuối cấp, nghe Thúy tâm sự bị đau chân, tưởng do em ham chơi chạy nhảy nhiều, đâu ngờ đó là sự bộc phát của căn bệnh ung thư xương” - cô Nguyễn Thị Thông, dạy môn sử và cũng là người gắn bó với Thúy cho đến tận hôm nay, tần ngần nhớ lại...
“Căn bệnh là một nỗi buồn rất lớn, chị đã đối diện nó như thế nào?” - một HS lớp 9/1 hỏi. “Khi đến bệnh viện, thấy nhiều người bị cắt bỏ chân mình rất sợ. Đã có lúc mình nghĩ sẽ bỏ cuộc. Nhưng mình nghĩ nếu cứ buồn, cứ khóc hoài thì không giải quyết được việc gì. Trước nhất sẽ làm cho ba mẹ buồn hơn, rồi thầy cô, bạn bè nữa. Nên trước mặt mọi người mình không bao giờ khóc mà sống thật vui, thật lạc quan. Có niềm tin sẽ chiến thắng tất cả - Thúy cười - Và bạn nào có buồn hãy email cho Thúy nhé, địa chỉ annafunny@yahoo.com”. Hoài Khanh, lớp 8/8, so sánh: “Em vừa được học tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O.Henry, nhân vật Johnsy cần phải có một chiếc lá để có niềm tin chiến thắng được bệnh tật. Còn chị dù không có chiếc lá nào vẫn có được niềm tin ấy. Em thật cảm phục chị”.
Thay vì 45 phút như thường lệ, tiết sinh hoạt dưới cờ đã tăng gấp đôi. Đó cũng là ngày “bội thu” tình cảm với 100.000 ngôi sao may mắn cầu chúc an lành của học trò Trường Đức Trí xếp tặng Thúy.
TỐ OANH

“Tháng một tới, em rất có thể sẽ tới bệnh viện để thực hiện cuộc nong động mạch ở tim. Hằng đêm em luôn sợ hãi và khóc. Nhưng chị đã truyền cho em lòng dũng cảm, niềm lạc quan yêu đời. Em sẽ không sợ nữa mà sẽ sống như chị trước cuộc phẫu thuật sắp tới”. (Trích thư Đỗ Trúc Quân, HS lớp 9/4)
Sáng 30-11, nhiều thầy cô, HS Trường THPT Quang Trung (huyện Củ Chi, TP.HCM) đã đi xe buýt đến thăm Thanh Thúy; tặng hoa, quà và chuyển thư của những người bạn chưa quen. Trước đó, ngày 28-11, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP.HCM, Đoàn trường, Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cùng thầy hiệu trưởng cũ Trường trung học Thực hành sư phạm (trường Thúy đang học) đã thăm, động viên và trao Thúy học bổng trị giá 2 triệu đồng. Ông Nguyễn Quang Minh, phụ trách Hội Khuyến học Trường THCS Đức Trí, cũng tặng Thúy học bổng 1 triệu đồng.

Thursday, November 30, 2006

Lựa chọn cuộc sống - Choosing life


Tôi đã bỏ ra gần 20 năm trong cuộc đời mình chỉ để suy đi nghĩ lại hai việc: tiếp tục hút thuốc hay cố gắng từ bỏ thói quen này. Đấy là một cái vòng lẩn quẩn mà tôi không tài nào thoát khỏi được.

Khi cưới Cassie cách đây 10 năm, tôi vò nát gói thuốc và thề rằng sẽ không bao giờ hút nữa.

Khi chúng tôi mua căn nhà đầu tiên cách đây tám năm, tôi lặp lại lời thề bằng cách vứt bao thuốc xuống đất, lấy gót giày đạp nát mới thôi.

Khi con trai tôi _ Cole _ chào đời cách đây năm năm, tôi đã thẳng tay vứt những điếu thuốc vào thùng rác.

Rồi khi con gái Olivia được sinh ra ba năm sau đó, lại thêm một gói thuốc nữa bị quẳng đi không thương tiếc.

Thậm chí tôi đã bắt đầu luyện tập thể dục một cách say mê. Tôi nâng tạ, rồi chạy bộ năm ngày trong tuần bất kể mưa nắng. Tôi giảm được 18kg và các cơ bắp trở nên rắn chắc hơn nhưng tôi vẫn không bỏ thuốc được.

Hút thuốc trở thành một thói quen khó bỏ, nó tàn phá dần trí tuệ của bạn. Lẽ đương nhiên, bạn vẫn biết rằng hút thuốc sẽ gây ra những hậu quả chết người nhưng cơ thể bạn vẫn luôn thúc giục được thỏa mãn cơn thèm khát chất nicotine đó. Vì vậy tôi vẫn tiếp tục hút thuốc để cuộc sống từ từ vuột khỏi tay tôi mà không hề hay biết.

Một ngày nọ, ý chí mà bấy lâu nay tôi không có được chợt trỗi dậy mạnh mẽ, nó đến từ một nơi mà tôi không ngờ đến: đó là tâm hồn chưa hề bị vẩn đục của con trai tôi.

Khi Cassie chở Cole từ trường mẫu giáo về nhà, ngang qua một nghĩa trang, cậu nhóc chợt hỏi mẹ: “Có gì ở dưới những tấm bia kia thế hả mẹ?”.

Vợ tôi cân nhắc trước câu hỏi ấy một lúc, cố suy nghĩ để tìm câu trả lời thật nhẹ nhàng.

Sau cùng, khi nhận thấy rằng chẳng có câu trả lời nào đủ tế nhị, cô ấy buộc phải nói rõ:

“Người chết”.

“Thế bố cũng sẽ nằm đó bởi vì bố hay hút thuốc có phải không ạ?”, thằng bé hỏi lại.

“Mẹ hy vọng là không”, Cassie trả lời.

“Bố không nên hút thuốc”, Cole cao giọng có vẻ tức giận. Nó co chân đá phình phịch vào thành ghế phía trước: “Bố thật ngốc khi hút thuốc. Khi con 20 tuổi, bố sẽ chết mất thôi”.

Cassie lặng im hồi lâu, sững sờ trước trực giác nhạy bén của Cole. Ngay sau đó, thằng bé tỏ ra điềm tĩnh trở lại, cũng nhanh như lúc nó đột ngột nổi giận: “Con hy vọng sau khi bố chết, bố sẽ biến thành một con ma và quay về trò chuyện cùng con, giống như Obi-Wan Kenobi đã làm với Luke Skywalker trong phim Chiến tranh giữa các vì sao vậy”.

Chiều hôm ấy, khi tôi đi làm về, Cassie đã thuật lại câu chuyện đó cho tôi nghe. Cô ấy nhìn thẳng vào mắt tôi và nói: “Nó xem như anh đã chết, Will à. Nó tự nghĩ ra điều đó, và thừa nhận sự thật rằng một ngày nào đó anh sẽ không còn bên nó nữa. Và nếu nó chỉ có thể nhìn thấy anh dưới hình dạng của một con ma thì nó vẫn chấp nhận điều đó”.

Mặc dù những điều Cole nói tôi đều đã biết cả rồi, nhưng những lời lẽ chân thật và ngây thơ mà chỉ có trẻ con mới nghĩ ra ấy đã khiến tôi nhìn nhận lại một sự thật không thể nào tránh khỏi. Hút thuốc có thể kết thúc cuộc sống của một người, và khi tôi nằm dưới tấm bia mộ kia, cuộc sống này vẫn sẽ tiếp diễn mà không có tôi. Nếu tôi đã không thể gạt được đứa con trai năm tuổi của mình thì tại sao tôi lại cố tiếp tục lừa dối mình như thế này?

Tối hôm đó, tôi thấy Cole đang nằm trên chiếc ghế trường kỷ trong phòng sinh hoạt gia đình, cu cậu đang xem phim Quái Vật.

Tôi khẽ gọi con: “Cole à, bố đã suy nghĩ về những gì con đã nói với mẹ lúc chiều. Bố sẽ bỏ thuốc, nhưng bố cần con giúp một tay, bỏ thuốc một mình khó lắm con ạ”.

Từng giây trôi qua, thằng bé đang suy tính kế hoạch của mình. Đôi môi của cu cậu mím chặt, một dấu hiệu cho biết chắc là cu cậu đang suy nghĩ nhiều lắm. Cuối cùng, thằng bé nói: “Được rồi, chúng ta sẽ làm thế này bố nhé, mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối, con sẽ nhắc bố đừng hút thuốc”.

“Con chắc chứ?”, tôi hỏi.

“Vâng ạ.”

“Con hứa chứ?”

“Đương nhiên rồi ạ.”

“Chà, kế hoạch hay đấy.”

Và, nhờ trời, kế hoạch của bố con tôi đã thực hiện được. Cứ mỗi khi tôi thấy thèm hút thuốc, tôi đều cố gạt bỏ cảm giác thèm muốn đó bằng cách nghĩ tới những ngôi mộ, về Obi-Wan Kenobi và về một cậu nhóc đã cố hết sức để giúp ông bố của nó thoát khỏi hoàn cảnh bế tắc. Những suy nghĩ ấy cũng giống một liều thuốc tâm linh, nó có khả năng chữa chứng nghiện nicotine của tôi rất hiệu quả.

Giờ đây, tôi hoàn toàn không đụng đến một điếu thuốc nào nữa. Thật sự thì tôi cũng có nhớ cái chất gây nghiện ấy, nhưng tôi đã lựa chọn một cuộc sống khác cho mình. Xét kỹ ra thì bọn trẻ cần có tôi dù có vẻ như không nhiều bằng tôi cần có chúng.

- William Wagner

Không có gì trong cuộc sống có sức tàn phá âm thầm như thói quen.

- Gertrude Atherton

Jack Canfield & Mark Victor Hansen

__________________

Choosing life

For nearly twenty years my life revolved around two things: smoking cigarettes _ and trying to quit smoking cigarettes. It was a vicious circle, one I couldn’t break.

When I married Cassie ten years ago, I crumpled up my pack of cigarettes and swore I was quitting.

When we bought our first house eight years ago, I marked that rite of passage by pulverizing my pack of cigarettes with my shoe heel.

When my son, Cole, was born five years ago, I slam-dunked my cigs into a garbage can.

And when my daughter, Olivia, was born three years later, yet another pack of butts bit the dust.

I even began working out fanatically _ lifting weights and running five days a week, rain or shine. I lost forty pounds and developed a rock-hard physique, but I never was able to outrun those cigarettes.

Smoking is an insidious habit; it scrambles your brain. Rationally, you know cigarettes are lethal _ but every cell in your body screams out for that nicotine. So I kept puffing away, the life slowly and invisibly being sucked right out of me.

One day the will power I had lacked arrived with brusque force, from a most unexpected place: an unclouded corner of my son’s mind.

As Cassie was driving Cole home from kindergarten, they passed a cemetery, which prompted the boy to ask: “Mom, what’s under tombstones?”

She pondered the question for a few moments, trying to think of a delicate answer. Realizing there was no delicate answer, she bluntly said, “Dead people.”

“Is that where Dad’s going to be because he smokes?” Cole asked.

“I hope not,” Cassie replied.

“Dad shouldn’t smoke,” Cole said, his voice rising in anger. He kicked the back of the front seat. “Dad’s stupid for smoking. When I’m twenty, he’ll be dead.”

Cassie was speechless, stunned by Cole’s intuitiveness. Then, just as quickly as he had exploded, he composed himself. “I hope he comes back as a ghost and talks to me,” he said placidly. “Like Obi-Wan Kenobi did to Luke Skywalker in Star Wars.”

When I arrived home from work that evening, Cassie recounted the story to me. She stared right into my eyes and said, “He’s already written you off, Will. He’s figured things out in his mind, come to terms with the fact that you won’t be around. And if he can only have you as a ghost, that’s what he’ll take.”

Although Cole hadn’t said anything I didn’t already know, his words _ delivered so honestly and innocently, as only a child

can do - distilled everything into a simple, unavoidable truth. Smoking could only lead to one conclusion, and when they placed me under that tombstone, life would have to go on without me. If I couldn’t even fool my own five-year-old kid, why was I continuing to try to fool myself?

Later that evening, I found Cole lying on the couch in the family room watching Monsters, Inc.

“Cole,” I softly said. “I’ve been thinking about what you said to Mom today, and I’m going to quit smoking. But I need your help. It’s too hard to do alone.”

The seconds ticked by as he hatched his plan. His lips were pursed, a sure sign that he was deep in thought. Finally, he spoke, “Okay. Here’s what we’ll do: every morning and every night, I’ll tell you not to smoke.”

“You’ll do that?” I asked.

“Yes.”

“Promise?”

“Yes.”

“Sounds like a plan.”

And, by God, it was. Every time I had an urge to smoke, I fought it off with thoughts of tombstones and Obi-Wan Kenobi and a little boy trying desperately to help his old man out of a jam. Those visions were like a psychic industrial-strength nicotine patch.

So here I am, checking off the days that I’ve been cigarette¬free. In fact I miss those darn things, but I’m choosing life over the alternative. After all, my kids need me _ although not nearly as much as I need them.

- William Wagner

Nothing in life is more corroding than habit.

- Gertrude Atherton

Jack Canfield & Mark Victor Hansen

http://www3.tuoitre.com.vn/Tusach/Book/ArticleView.aspx?ArticleID=171666&ChannelID=371

Một mô hình giáo dục trung học 41 năm về trước

Chúng ta cần phải quan tâm đến việc cải tổ bậc trung học trước khi đổi mới nền giáo dục đại học...

Mọi khó khăn, dù lớn lao đến đâu, cũng có thể vượt qua nếu có tinh thần đoàn kết, bất vụ lợi của những người làm giáo dục.

Từ năm 1945, khi bắt đầu giảng dạy bậc trung học theo chương trình Hoàng Xuân Hãn, cho đến ngày nay tôi vẫn có một niềm tin tưởng mạnh mẽ rằng nền giáo dục tiểu học và trung học VN phải do người VN xây dựng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội và văn hóa VN, chứ không thể trông cậy các nhà giáo dục nước ngoài và cũng không thể bứng trồng nền giáo dục của một nước nào khác, dù là tân tiến nhất.

Mãi đến khi có cơ hội du học ở Anh (1956) và ở Mỹ (1963) tôi mới nhận ra ngoài nền giáo dục Pháp mà chúng ta rất quen thuộc, còn có nhiều nền giáo dục khác trên thế giới cũng tiến bộ không kém, đặt căn bản trên triết lý giáo dục phù hợp với nền văn hóa, xã hội, kinh tế riêng của từng nước. Tôi biết được điều này qua các môn học về giáo dục đối chiếu (comparative education) và giáo dục quốc tế (international education) mà tôi đã có dịp học tập và nghiên cứu lúc bấy giờ.

Sau khi du học trở về, tôi mong muốn tha thiết rằng nền giáo dục VN được đổi mới và tôi sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sự thay đổi ấy. Tôi nhớ lúc ấy vào khoảng tháng 3-1965, tức bảy tháng trước khi Trường trung học Kiểu mẫu (THKM) Thủ Đức được khai giảng khóa đầu tiên, tôi đệ trình ông khoa trưởng ĐH Sư phạm Trần Văn Tấn một bản dự án thành lập Trường THKM trực thuộc ĐH Sư phạm Sài Gòn.

Trong một môi trường xã hội không mấy thuận lợi, chúng tôi đã cố gắng thiết lập một mô hình giáo dục trung học mới chưa từng có tại VN, với một chương trình học đặt căn bản trên triết lý, mục tiêu và điều kiện riêng của nhà trường (school-based curriculum), sự phối hợp giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp, việc thiết lập các ban công kỹ nghệ, kinh tế gia đình, canh nông và doanh thương cho HS phổ thông, việc tổ chức các hoạt động hướng dẫn (guidance) và khải đạo (counseling), việc áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập lấy HS làm trung tâm (student-centered teaching and learning), việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong việc đánh giá học tập, tìm hiểu tâm lý và tuyển sinh...

Tất cả các hoạt động ấy chưa từng có tại bất cứ trường trung học nào ở VN vào thời ấy, kể cả một trường mới cũng mang tên là THKM nhưng được đặt tại Huế, hay loại trường trung học tổng hợp mà bộ giáo dục của chế độ cũ đang chuẩn bị thiết lập vào lúc ấy với sự góp sức của các chuyên gia Mỹ.

Sự táo bạo ấy của chúng tôi đã mang đến kết quả tốt đẹp không ngờ: Trường THKM Thủ Đức được khai giảng vào tháng 10-1965 nhờ sự quyết tâm của toàn thể ban giảng huấn và nhân viên văn phòng, với sự hỗ trợ về mọi phương diện của Trường ĐH Sư phạm và nhất là sự đóng góp bất vụ lợi của hội cha mẹ HS. Chỉ qua một niên học đầu tiên, Trường THKM đã trở thành một trung tâm giáo dục mới khá nổi tiếng, tiếp đón các phái đoàn giáo dục trong nước và quốc tế đến tham quan, và cuối niên học ấy nhà trường đã nhận được rất nhiều quà biếu làm phần thưởng cho HS.

Qua kinh nghiệm nói trên, tôi nghĩ trong lĩnh vực giáo dục, bất cứ khó khăn nào cũng có thể vượt qua nếu có sự đoàn kết, đồng tâm nhất trí của toàn thể giáo viên và cha mẹ HS, nhất là khi mọi người thực tâm chăm lo giáo dục con em với tinh thần bất vụ lợi hoàn toàn. Nhà trường không thu học phí, không có “quĩ đen”.

Hiệu trưởng và các thầy giáo Trường THKM Thủ Đức chỉ ăn lương nhà nước, không có thì giờ dạy thêm ở nhà hay bất cứ nơi nào khác. HS cũng chỉ học ở trường là đủ, không cần phải học thêm ở bất cứ nơi nào. Thật là một điều khó tưởng tượng được ngày nay, nhưng các đồng nghiệp của tôi tại Trường THKM Thủ Đức lúc bấy giờ chỉ xem nó như là một chuyện rất bình thường.

Ngày nay, đa số HS Trường THKM Thủ Đức đều thành đạt vẻ vang trong nước và ngoài nước, đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước. Điều này được chứng tỏ qua các cuộc họp của gia đình THKM tại TP.HCM vào tháng mười hằng năm.

TS DƯƠNG THIỆU TỐNG
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=175127&ChannelID=13

Là một mùa Giáng sinh tươi vui

Những tấm thiệp Giáng sinh do nhóm trẻ vô gia cư ở hai căn nhà dành cho người vô gia cư tại Orlando và Bắc Carolina (Mỹ) làm ra thể hiện những ước mơ rất cụ thể: một tấm bằng đại học, một ngôi nhà mới...

Chadeya Byrd, 10 tuổi, và tấm thiệp với bức ảnh mà em chụp trong thư viện - Ảnh: USA Today

Khi mùa Giáng sinh năm nay đến gần thì cũng là lúc tổ chức cứu tế của hai ngôi nhà mở trên bắt tay tổ chức một dự án: hướng dẫn những đứa trẻ đang tạm trú trong hai ngôi nhà này làm thiệp bán kiếm tiền để trang trải thêm giúp gia đình của chúng. Phóng viên nhiếp ảnh nổi tiếng Linda Solomon của Mỹ, người nhiều năm theo đuổi mảng đề tài trẻ bất hạnh, đã tình nguyện truyền đạt những kinh nghiệm chụp ảnh cho trẻ. Hãng General Motors là nhà tài trợ chương trình. Với bấy nhiêu sự giúp đỡ, những đứa trẻ nhà mở đang có được những chuỗi ngày thú vị với bao ước mơ bềnh bồng. Và những gì chúng làm ra chất chứa nhiều ý tưởng và tình cảm đến nỗi những người lớn phải ngạc nhiên lẫn mủi lòng.

“Em không thích những thứ vật chất” - bộc bạch của Tiffanie Stewart, 17 tuổi, khiến một số người ngạc nhiên. “Em thích trong gia đình em luôn có tiếng cười, đặc biệt là mẹ em” - cô thủ thỉ... Một năm trước, căn bệnh kéo dài của người mẹ đã khiến gia đình Tiffanie phải dọn vào nhà cứu tế vì không còn tiền để thuê nhà. Vì vậy Tiffanie đã đi chụp ảnh những nụ cười.

Theo anh Sam Henry - người quản lý Trung tâm sống chuyển tiếp của phụ nữ và trẻ em tại Orlando, rất nhiều lời chúc biểu hiện qua tấm ảnh ngoài thiệp không phải dành cho bản thân bọn trẻ mà là cho anh, cho chị, cho mẹ... Chị gái của một trẻ tham gia dự án nhận xét bọn trẻ đã “cảm thấy mình không bị bỏ quên” khi được thu hút vào chương trình này. Anh Sam cũng cho rằng “khi bố trí được bức ảnh như ý muốn, bọn trẻ đã cảm thấy rưng rưng như vừa chạm tay được vào tương lai của mình”.

Những hình ảnh và lời chúc trong thiệp nói lên ước mơ của các trẻ. Cùng mẹ và ba em nhỏ vào nhà mở từ 21 tháng nay, Anneka Hooper nay đã 12 tuổi. Sau khi tham dự lớp nhiếp ảnh của cô Linda Solomon, Anneka cầm máy ảnh đi tìm điều mà em đang ao ước. Một ngày kia sau lớp học buổi sáng, Anneka đã phát hiện ra nó ở bên đường. Đó là một căn nhà xung quanh phủ đầy cây cối và có một cái sân ngập trong lá vàng rơi.

Một trẻ 10 tuổi tên Chadeya Byrd lại đòi mẹ đưa vào thư viện để có thể chụp hình mấy quyển từ điển bách khoa chồng lên nhau và một quyển niên giám. Ý nghĩa của bức ảnh này, theo em: “Nếu được vô đại học, em sẽ có được một nền học vấn. Em sẽ dễ có được một căn nhà và một việc làm hơn”. Chadeya nằn nì hãy cho em tiếp tục chụp ảnh làm thiệp sau khi dự án này đã chấm dứt: “Khi nào chị em lớn hơn nữa, em sẽ chụp hình chị đang thảy chiếc nón lên trong ngày tốt nghiệp”.

THỦY TÙNG (Theo USA Today) _ TUỔITRẺ ONLINE

Wednesday, November 29, 2006

Từ chuyện ông Noel Larry Stewart: "Cháu tin vào cổ tích"

Blog - Nhật ký của bạn

“Tôi rất xúc động khi đọc bài viết của tác giả Thanh Trúc trên báo Tuổi Trẻ ngày 25-11 có tựa đề "Điều ước của ông già Noel”. Tôi bỗng muốn viết một lá thư gửi đến “ông già Noel” Larry Stewart. Nếu được, rất mong tòa soạn chuyển giúp”.

“Kính gửi ông già Noel có tấm lòng “thi ân bất cầu báo”.

Ngày hôm nay là một ngày tuyệt đẹp bởi cháu đã đọc được một bài báo viết về công việc thầm lặng của ông trong suốt nhiều năm qua. Câu chuyện đã thắp thêm niềm tin trong cháu vào thế giới diệu kỳ, vào cổ tích, vào những phép mầu nhiệm “từ trên trời rơi xuống”.

Cháu muốn viết thư gửi ông dù hiện tại chẳng biết đến bao giờ ông mới nhận được. Nhưng cháu nghĩ rằng với tất cả những việc ông âm thầm dâng hiến cho đời, cộng với lòng tin của cháu thì lá thư này sẽ đến được với ông. Cháu chưa rành tiếng Anh nên không thể viết gửi trực tiếp tới ông và cũng không biết địa chỉ thư tín của ông nữa. Nhưng biết đâu một ai đó trong số những người đọc được lá thư này của cháu sẽ dịch sang tiếng Anh và gửi được đến ông.

“Ông già Noel” Larry Stewart vẫn tràn đầy niềm tin vào cuộc sống tại nhà riêng ở TP Kansas ngày 17-11 vừa qua - Ảnh: AP
Cháu luôn tin vào cổ tích và cháu cũng từng tận mắt thấy những câu chuyện cổ tích, những tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp trong đời sống xung quanh mình ở Việt Nam. Lúc này đây, khao khát lớn nhất của cháu là thông qua báo Tuổi Trẻ, lá thư này có cơ hội sẽ đến được tay ông và ông sẽ hiểu được nội dung. Lá thư này như là một que diêm nhỏ thắp lên chút ánh sáng giúp ông có thêm niềm tin chiến thắng bệnh tật.

Cháu ước gì có thể ôm hôn ông, hôn lên cả căn bệnh quái ác kia, để vì tình yêu mà các tế bào ung thư sẽ bị cảm hóa mà tan biến đi.

Cháu đang hình dung ra nụ cười của ông sau mỗi lần giúp đỡ được ai đó. Hình dung rõ lắm, và cháu ước gì được cùng ông trong mùa Giáng sinh năm nay đi trên phố tặng quà cho người nghèo.

Lời tòa soạn: Bạn Xuân thân mến, Tuổi Trẻ đã dịch sang tiếng Anh lá thư của bạn và gửi nó đến “ông già Noel” Larry Stewart chiều qua 28-11.

Nhân đây, mục “Blog của bạn” cũng đón chờ những lá thư trong mùa Giáng sinh của mọi bạn đọc. Nếu viết một lá thư cho ông Larry Stewart lẫn nhiều “ông già Noel” giàu lòng nhân ái khác, bạn sẽ viết gì, bày tỏ tâm tư và kỳ vọng gì đến cuộc sống và tương lai? Chúng tôi cũng mong bạn kiếm tìm và giới thiệu “những ông già Noel bí ẩn” ở VN với những hành động đóng góp tình yêu thương cho cộng đồng.

“Thư gửi ông già Noel” của bạn xin gửi về địa chỉ email: vanhoavannghe@tuoitre.com.vn.

Cháu biết lúc này ông đã và đang nhận được nhiều tình yêu, sự kính trọng sẻ chia và những lời cầu nguyện từ khắp thế giới gửi về. Nhưng cháu vẫn muốn viết thư gửi ông với những gì ngưỡng mộ nhất từ trong sâu thẳm lòng cháu.

“Ông già Noel” Larry ơi! Phép mầu mà ông cho đi là những vầng hào quang hóa giải mọi khoảng cách về thời gian, không gian cho tất cả những trái tim nhân ái. Ông hãy tin rằng những vầng hào quang ấy sẽ quay trở lại hóa giải giúp ông vượt qua căn bệnh ung thư kia và ông lại tiếp tục đủ sức khỏe làm công việc “thi ân bất cầu báo” suốt 26 năm qua.

Trước khi kết thúc lá thư này cháu không quên ôm hôn ông thật chặt, để cháu biết rằng mình đã gặp được ông và ông đã khỏe mạnh.

Mong ông hãy hiểu rằng, ở một nơi cách nửa vòng Trái đất, có một cô bé cầu mong ông chiến thắng bệnh tật biết dường nào. Để ông tiếp tục làm nên những câu chuyện cổ tích trong đời sống hiện đại.

Kính chào ông già Noel thân yêu của cháu”.

Người gửi: ĐOÀN THỊ XUÂN
(số 2 đường 43, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM, Việt Nam)

Kênh ABC làm nhịp cầu

“Ông già Noel” Larry Stewart (phải) tặng quà (1.000 USD) cho một cụ già 93 tuổi ở Arcadia (Mỹ) năm 2004 - Ảnh: Tammy Ljungblad
“Câu chuyện cổ tích” về Larry Stewart (58 tuổi) sống tại thành phố Kansas, bang Missouri (Mỹ) đóng vai “ông già Noel bí ẩn” âm thầm trao tặng tổng cộng số tiền lên đến 1,3 triệu USD giúp đỡ các gia đình túng quẫn, những người cùng khổ nhân mùa Giáng sinh trong vòng 26 năm qua đã phát sóng trên kênh truyền hình ABC lẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Good Morning America.

Hôm 27-11, kênh ABC News cho biết đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại hỏi cách liên lạc với Stewart với mục đích giúp đỡ thêm cho nghĩa cử cao đẹp của ông (năm nay vì căn bệnh ung thư hiểm nghèo khiến Larry buộc phải tiết lộ danh tánh để kêu gọi mọi người nhân hậu khác trong xã hội tiếp tục con đường nhân ái của mình).

Biết nhiều bậc cha mẹ thường cho tiền con cái trước mùa Giáng sinh để chúng làm một việc gì đó có ích, Stewart đã viết một lá thư cho kênh truyền hình ABC News: “Tôi hi vọng rằng các bậc phụ huynh sẽ phổ biến điều này rộng rãi hơn. Không có gì hay hơn việc ngồi kế bên con cái cùng trao đổi với chúng xem cách nào mà một người nghèo nhận được một món quà Noel, song người đó tặng lại món quà ấy cho một người khác nữa cần thiết sự giúp đỡ hơn mình...”.

Dù bệnh hiểm nghèo, Larry Stewart vẫn đang huấn luyện nhiều “ông già Noel bí mật” và đáng vui thay là rất nhiều người đã hào hứng tham gia hành động nhân ái này.

TRUNG NGHĨA (Theo ABC News)

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=174952&ChannelID=10

Tuesday, November 28, 2006

QH thảo luận về WTO: Cơ hội nhiều điểm yếu càng rõ

Đại biểu QH Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng, Việt Nam đang có cơ hội lớn, cộng hưởng từ WTO và Tuần lễ cấp cao APEC, để thu hút đầu tư. Song, cơ hội nhiều lên thì điểm yếu cũng lộ rõ, là sức cản khiến nguy cơ mất cơ hội khi hội nhập cũng rất lớn.

Soạn: HA 969575 gửi đến 996 để nhận ảnh này
ĐB Nguyễn Ngọc Trân lo khi vào WTO, phân hoá xã hội ở Việt Nam sẽ gia tăng.

Nỗi lo của đại biểu Vũ Tiến Lộc cũng là nỗi lo chung của nhiều đại biểu QH khi thảo luận tại Hội trường chiều 28/11, trước khi chính thức thông qua Nghị định thư của Việt Nam về việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Cần sớm triển khai chương trình QG về cạnh tranh

Không tận dụng WTO, có khi còn bị trừng phạt

Sau khi QH chính thức phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu. Ông cho rằng, việc gia nhập WTO vừa có lợi lớn lại vừa có những thách thức không nhỏ.

Ông nói: "Thành công nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực chủ quan của chúng ta. Nếu chúng ta không chủ động vươn lên, tận dụng cơ hội thì lợi ích thu được sẽ rất ít, thậm chí có thể đối mặt với sự trừng phạt từ phía các thành viên khác. Lịch sử của WTO chỉ ra rằng, có nhiều quốc gia, dù đó là thành viên lâu năm nhưng tình hình kinh tế - xã hội vẫn không hề được cải thiện vì không tận dụng được cơ hội phát triển, tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức".

Tuy nhiên, là nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, DN và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé thì việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng đặt ra thách thức rất lớn.

Cạnh tranh kinh tế gay gắt hơn, quyết liệt hơn và diễn ra trên quy mô sâu rộng hơn. Nguy cơ phá sản một bộ phận DN, nguy cơ thất nghiệp và nguy cơ phân hoá giàu nghèo sẽ càng tăng nếu chúng ta không có chính sách chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn, không thực hiện tốt chủ trương của Đảng là tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.

  • Đỗ Minh (lược ghi)

Hầu hết các đại biểu QH đều cho rằng, gia nhập WTO khẳng định vị thế mới của Việt Nam. ĐB Nguyễn Ngọc Trân:" Đi liền với thời cơ là thách thức. Thời cơ là tiềm năng, thách thức là hiện thực.

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, Chính phủ cần hỗ trợ, giúp đỡ các DN, người dân thực hiện các cam kết. Các cam kết WTO với thế giới phải được chuyển bá thành các cam kết phát triển nội tại của đất nước. Do vậy, rất cần Chính phủ thiết kế lộ trình rõ ràng, tạo sự phân giao. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, DN trong việc thực hiện.

Ông Lộc kiến nghị cần sớm triển khai chương trình quốc gia về cạnh tranh cho các DN Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo ông, Chính phủ cần xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu trong thời gian tới.

Ngoài ra, cải cách hành chính - mặc dù Chính phủ đã coi là khâu đột phá trong thời gian tới, nhưng triển khai rất chậm. Nếu cứ như hiện nay - ông Lộc e ngại - rất có thể chúng ta sẽ bị lỡ nhịp hội nhập và bị mất đi cơ hội phát triển.

Nên xác định trước nghành nào có thể bị phá sản

Đại biểu Tôn Nữ Thị Ninh (Bà Rịa - Vũng Tàu): Chính phủ cần sớm công bố Chương trình hành động, trong đó có đầy đủ ngành nghề, các hiệp hội.

Bà Ninh đề xuất, Chính phủ cần phải xác định trước ngành nào, khu vực nào có phá sản lớn nhất để có biện pháp về an sinh xã hội, trợ cấp lao động để hạn chế tiêu cực. "Các nước vào WTO đã học cách "lách" hoặc có luật sư rất giỏi để bẻ cong luật chơi, kể cả đa phương và đương nhiên song phương, có lợi cho họ. Do vậy cần xây dựng đội ngũ cán bộ, doanh nhân có năng lực thực hành chuyên sâu, cụ thể và nhiều kinh nghiệm thực tế", bà Ninh góp ý.

Lo cho nông dân thế nào cho đúng cách?

Nhiều ý kiến cho rằng, gia nhập WTO thì đối tượng nông dân là dễ bị tổn thương nhất. Nhưng QH, Chính phủ đã làm gì để giúp người dân vượt qua được? Câu hỏi này được đại biểu Lê Thị Dung (An Giang) đưa ra. Bà Dung nói, theo lộ trình, cần tăng mức trợ cấp trực tiếp cho nông nghiệp lên 8-10%, thay vì mức 3% vừa qua...

Chia sẻ quan điểm này, song, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Minh (An Giang), băn khoăn, nếu tăng trợ cấp trực tiếp cho nông dân thì rất có thể sẽ lợi bất cập hại. Qua nghiên cứu, bà Minh thấy rằng, nếu nước nào trợ cấp trực tiếp cho nông dân thì ngành nông nghiệp nước đó càng khó phát triển.

Từ câu chuyện cá tra, basa mà đại biểu Tôn Nữ Thị Ninh đưa ra, bà Minh nói đây ngành sản xuất này hầu như không có trợ cấp Nhà nước. Mặc dù mất thị trường Mỹ do vụ kiện, nhưng xuất khẩu cá tra, basa đến nay đã tăng lên 700-800 triệu USD, sang năm có thể đạt 1 tỷ USD. Do vậy, nếu chúng ta hỗ trợ một cách hợp lý thì ngành sản xuất sẽ phát triển.

Bà cho rằng, nếu hỗ trợ thì nên tập trung vào việc hướng dẫn họ về các tiêu chuẩn của từng ngành sản xuất cho nông dân. Ngoài ra, nên tổ chức sản xuất thành các cộng đồng, tránh phát triển manh mún. Nếu đối tượng DN có thể thay đổi rất nhanh, thích ứng nhanh khi hội nhập, thì bộ máy hành chính và nông dân chậm hơn mà họ cần phải được đào tạo kiến thức hội nhập sớm.

ĐB Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) lưu ý, cần phát triển mạnh mẽ các loại thị trường, bởi đã độc quyền là không có thị trường. Vấn đề bây giờ là phải tạo ra thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, vùng sâu, vùng xa hiện chưa có. "Tôi đã lên vùng cao ở Nghệ An. Bí thư huyện ủy nói là 3 năm nay không thấy mặt ông thương mại lên. Dân ở huyện nuôi được con bò phải dắt xuống huyện cũ 40 cây số để bán thì làm sao có thị trường? Không có thị trường thì dân ta nghèo và đồng bào sẽ khổ. Tự cấp, tự túc ở trong chế độ nghèo là khổ", ông khuyến cáo.

Hố cách phân hóa

Về khía cạnh xã hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) tỏ ra lo lắng về sự phân hóa xã hội. Thực tế buộc Việt Nam phải quan tâm hơn đến việc này, tránh bị dẫn đến hỗ sâu phân hoá giàu - nghèo.

Hơn nữa, khi hội nhập cũng cần tính đến bảo vệ bản sắc văn hoá. Ông nhắc lại, hội nhập chứ không không hòa tan. Ông kiến nghị QH cần sớm xem xét phê chuẩn Công ước về Bảo tồn và phát huy đa dạng văn hóa đã được Hội nghị toàn thể UNESCO thông qua.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Đình Lộc (TP.HCM) góp ý, nếu như trước đây, GATT chỉ có 23 quốc gia và đó như là một câu lạc bộ của nhà giàu, thì một đặc tính rất mới của tổ chức WTO là tính toàn cầu. Hiện trong tổ chức gồm 150 thành viên này, chỉ hơn 20 là nước giàu, còn 2/3 là người nghèo.

Vì vậy, ở vị trí nước nghèo, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề xuất, Việt Nam cần tận dụng tối đa những quy định của WTO về ưu cho các nước đang phát triển có trình độ thấp, nước đang chuyển đổi. Với vị trí đó, chúng ta có quyền đòi hỏi ở những nước khác.

"QH cũng phải đối mới tư duy"

ĐB Đỗ Trọng Ngoạn ( Bắc Giang) "có ý kiến": QH cần phải hết sức đổi mới tư duy, không nên bảo thủ để QH hoạt động có hiệu quả trong WTO. Theo ông Ngoạn, tính chủ động của Quốc hội trong làm luật thì thấp lắm. Hơn nữa, làm luật rồi nhưng đưa vào cuộc sống cũng rất thấp đây là trách nhiệm của QH. Hiện chỉ khoảng 23% luật không đi vào cuộc sống được...

Nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam:

Theo Phụ lục Nghị quyết gia nhập WTO của Việt Nam, những Luật sau sẽ được sửa đổi ngay sau khi Việt Nam hoàn tất quá trình gia nhập WTO:

- Luật số 60/2005/QH11 Luật Doanh nghiệp
- Luật số 65/2006/QH11 Luật Luật sư;
- Luật số 24/2000/QH10 Luật Kinh doanh bảo hiểm
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật số 02/2002/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Luật Sở hữu trí tuệ
- Luật Điện ảnh.

Mùa đông lạnh giá của trẻ em Afghanistan

Một bé gái người Afghanistan nhỏ bé đang run rẩy giữa mùa đông lạnh giá ngày 24-11. Một bản báo cáo của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) hồi tháng 2 năm nay cho biết có 20% trẻ em Afghanistan dưới 5 tuổi thiệt mạng vì đói, lạnh và bệnh tật. (Xinhua/AFP)

Lạnh run giữa mùa đông

Ba em bé ngồi canh hàng cứu trợ mà các em vừa nhận được

Hai bé trai người Afghanistan ăn bánh mì khô tại một trại tị nạn ngày 8-3-2005.

T.VY (TUỔITRẺ ONLINE)

Dự báo xu thế mới với kinh tế toàn cầu

Học viện Nghiên cứu Hyundai đã đưa ra báo cáo về những xu thế mới sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu vào năm 2007. Báo cáo có tiêu đề ''''9 xu hướng dự báo chính trong Kinh tế toàn cầu''.

Soạn: HA 969379 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Việt Nam có nguồn lao động trẻ, dồi dào

Trong báo cáo có đề cập tới việc phục hưng văn hóa pop Trung Quốc ở khắp thế giới, sự xuất hiện ồ ạt của các tổ chức dạy tiếng Anh hàng đầu châu Á và các công ty nhanh chóng thay đổi chiến lược của mình cho phù hợp với biến đổi khí hậu.

Dự báo khẳng định, Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì ảnh hưởng lớn của mình với các xu thế phát triển văn hóa và tài chính trong năm 2007. Rất nhiều sản phẩm văn hóa Trung Quốc, cho tới nay vẫn được phân phối với tính chất cục bộ thông qua những kênh in ấn truyền thống sẽ trở nên sẵn có và phong phú hơn trên thị trường toàn cầu khi Anh và Mỹ rất hăng hái với công nghệ video. Trong khi đó, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, đã vượt ngưỡng 1 nghìn tỉ USD tháng trước, sẽ mang lại những thay đổi lớn cho thị trường vật liệu thô và thị trường tài chính toàn cầu.

Theo báo cáo của Học viện Nghiên cứu Hyundai thì BRICs (Brazil, Russia, Ấn Độ và Trung Quốc) cùng với Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nổi lên trở thành một lực lượng kinh tế mới đầy sức mạnh. Xu thế này là do các nước được hưởng lợi trước hết vì vị trí địa lý như ở gần những thị trường lớn gồm Trung Quốc, Ấn Độ và EU, đồng thời cũng là do có một nguồn lao động trẻ, dồi dào.

Một xu thế mới khác trong sự phát triển kinh tế toàn cầu sắp tới còn là những nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ tập trung nhiều hơn vào việc giáo dục các thế hệ tương lai trong ánh sáng của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Điều này sẽ dẫn tới việc nhu cầu trong các dịch vụ giáo dục gia tăng mạnh.

Trong bối cảnh khí hậu ngày càng trở nên khó dự báo, những công ty có thể nhanh chóng tiến hành kế hoạch chuẩn bị đối phó. Biến đổi khí hậu như El Nino sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của mọi người dân và các công ty nên thay đổi chiến lược quản lý của mình, báo cáo nhấn mạnh.

Một số xu thế chính khác trong kinh tế toàn cầu cònlaf sự thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ từ tự do thương mại tới chủ nghĩa bảo hộ, mở rộng các liên doanh liên kết lớn, và những thành tựu đạt được trong các ngành công nghiệp khác nhau từ sản xuất tới công nghiệp dịch vụ, sự gia tăng của cái gọi là ''thị trường tiếp nối'' - nơi các công ty cung cấp những sản phẩm cá nhân hóa cho người tiêu dùng ở những thị trường phù hợp.

Sứ mạng nhạy cảm của Giáo hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến công du tới Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm nay (28/11) của Giáo hoàng Benedict XVI được coi là chuyến thăm nguy hiểm, nhạy cảm và gây tranh cãi nhiều nhất trong thời hiện đại.

Đây không chỉ là việc lãnh đạo tinh thần của 1,2 tỷ tín đồ Thiên chúa giáo La Mã trên thế giới tiến hành chuyến thăm đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông tới một quốc gia nơi phần đông là người Hồi giáo. Giáo hoàng cũng sẽ phải đương đầu với sự thù địch từ những người theo chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Những người này đã nói rõ rằng Giáo hoàng không phải là một vị khách được hoan nghênh.

Giáo hoàng Benedict XVI cũng lưu tâm rằng Ali Agca, tay súng đã mưu sát người tiền nhiệm của ông, Giáo hoàng John Paul II, tại Rome vào năm 1981, là một người Thổ Nhĩ Kỳ. Từ trong xà lim nhà tù, Agca đã viết thư cho Benedict, khuyên Giáo hoàng hoãn hoặc huỷ bỏ chuyến thăm của ông.

Trong một động thái thay đổi kế hoạch, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết ông sẽ đón Giáo hoàng tại sân bay Ankara vào hôm 28/11. Trước đó, ông Erdogan dự định không đón Giáo hoàng, nói rằng ông phải tới hội nghị thượng đỉnh NATO ở Latvia.

Ngôn từ

Giáo hoàng ý thức rằng ông sẽ phải cân nhắc rất thận trọng về tác động của mọi từ mà ông nói trong suốt chuyến công du 4 ngày tại Ankara và Istanbul. Một bài giảng về ''Niềm tin và Lý trí'' của ông hồi tháng 9 trong chuyến thăm Đức vừa qua đã gây ra sự tranh cãi về chính trị và làm mếch lòng thế giới Hồi giáo. Cụ thể là Giáo hoàng đã trích lời một hoàng đế Byzantine (đế quốc La Mã phương Đông), người nói rằng đạo Hồi là quá khích và phi lý. Những người chỉ trích ông đáp lại rằng điều đó là không đúng và yêu cầu một lời xin lỗi.

Kể từ đó tới nay, sự công kích Giáo hoàng có lẽ đã giảm bớt song người ta sẽ không dễ quên những lời nói của ông mặc dù ông khẳng định đã bị hiểu nhầm. Sẽ không có những đám đông hoan hỉ vỗ tay hoan nghênh Giáo hoàng trong chuyến công du này. Trên thực tế, Giáo hoàng sẽ không sử dụng loại xe rước đặc chủng mà sẽ đi trong một đoàn xe limousines đóng kín, được bảo vệ bởi một hàng rào an ninh do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức.

Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Giáo hoàng được hoạch định bởi Vatican nhằm cải thiện quan hệ với Giáo hội chính giáo. Lãnh đạo tinh thần của những người theo đạo Cơ đốc chính giáo trên thế giới, Giáo trưởng Bartholomew, tình cờ lại đặt trụ sở chính của ông tại Istanbul - thành phố hiện phần lớn là Hồi giáo và trong nhiều thập kỷ được biết tới với tên gọi Constantinople.

Là người Hy Lạp song lại là công dân Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo trưởng Bartholomew chỉ có khoảng 3.000 tín đồ Cơ đốc giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ - một chấm nhỏ trong một đại dương toàn những tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên, Giáo trưởng cũng là lãnh đạo của khối những người theo đạo Cơ đốc trên toàn thế giới, những người đã tách khỏi La Mã cách đây gần 1.000 năm. Giáo hội chính giáo hiện diện chủ yếu ở Nga, Balkans và rải rác khắp thế giới.

Cuộc gặp giữa lãnh đạo của hai Giáo hội sẽ diễn ra vào ngày 30/11 - một ngày lễ có tầm quan trọng đặc biệt đối với Giáo hội Chính giáo - ngày của người bảo trợ của họ, Thánh Andrew (tông đồ của Giê-su) đưa đạo Cơ đốc tới Tiểu Á.

Ngày này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Giáo hoàng Benedict. Một trong những mục tiêu lâu dài trong nhiệm kỳ của ông là nỗ lực hàn gắn những vết thương của các bất đồng thần học gay gắt mà đã chia rẽ những người theo đạo Cơ đốc (một số bất đồng đã kéo dài hàng trăm năm) để mà một ngày nào đó toàn bộ gia đình Cơ đốc giáo lại có thể tụ họp thành một tổ chức thống nhất.

Thế giới khác biệt

Do vậy, có ba khía cạnh hoàn toàn riêng biệt trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Giáo hoàng: chuyến thăm chính thức của ông tới nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ thế tục, tiếp tục cuộc đối thoại không chính thức, thỉnh thoảng gay gắt, với thế giới Hồi giáo, và chuyến thăm chính thức của ông tới trụ sở của Giáo hội chính giáo. Khi Giáo hoàng John Paul II tới Istanbul vào đầu nhiệm kỳ của ông cách đây hơn 1/4 thế kỷ, ông đã không một lần nào nói từ ''Hồi giáo'' trong các bài phát biểu.

Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi nhiều kể từ năm 1979.

Di sản của Đế chế Ottoman đã lùi xa hơn vào lịch sử. Thổ Nhĩ Kỳ đang gõ cửa Liên minh châu Châu. Châu Âu đang trở nên thế tục hơn. Giáo Hội Thiên chúa giáo La Mã hiện đang cạnh tranh mạnh mẽ với đạo Hồi để thuyết phục nhiều người cải đạo tại tiểu vùng Saharah.

Tại Istanbul, Giáo hoàng sẽ thăm Ngôi đền Xanh nổi tiếng của thành phố. Đây sẽ là lần thứ hai trong lịch sử một vị giáo hoàng từ Rome bước vào nơi thờ cúng của đạo Hồi.

Toàn bộ chuyến thăm của Giáo hoàng sẽ mang nặng tính biểu tượng tôn giáo. Ông cũng sẽ vào Haghia Sophia mà trong 1.000 năm đã từng là nhà thờ lớn nhất của những người theo đạo Cơ đốc. Sau đó, nó được biến thành một ngôi đền Hồi giáo khi Constantinople sụp đổ và hiện giờ là một toà nhà thế tục - một viện bảo tàng.

Mỗi từ mà Giáo hoàng nói ra trong suốt chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được xem xét để suy đoán tầm nhìn của ông về cách hai giáo hội Cơ đốc tách biệt và thế giới hồi giáo có thể cùng tồn tại và thậm chí hợp tác trong một thế giới đang thay đổi nhanh và có mối liên hệ chặt chẽ.

  • Minh Sơn (theo BBC) _ Vietnamnet

Phản đề "Người Việt xấu xí"

Có những điều hết sức bình thường, có thể gọi là thâm căn cố đế, trong mỗi người Việt. Những điều ấy đôi khi cản trở sự tiến bộ, nhưng lại hoàn toàn có thể là cái nền xây đắp những điều tốt đẹp khác.


Nhìn vào thói xấu của người Việt cũng là một cách để tự sửa mình. Nhưng chỉ nhìn vào những thói tật, suốt ngày mổ xẻ những điều đó như một khoái cảm thì quả nhiên là việc làm không bình thường...

Mới đây trang blog cá nhân của một nhà báo có viết một thực tế khá ngộ nghĩnh: Một cô phóng viên đến “săn” vị quan chức ngành giáo dục và kiên quyết cho rằng, nền giáo dục đào tạo nước nhà quá kém, nhiều bất cập và làm thế nào để chúng ta không đào tạo ra những... phế phẩm.

Cô nhìn thấy ở nền giáo dục ấy là một vòi bạch tuộc, sản sinh ra đủ thứ khuyết tật và gây nguy hại cho nhiều thế hệ. Vị quan chức giáo dục than rằng, nền giáo dục nhiều bất cập thật, sai cũng không ít, báo chí nói không ngừng nghỉ biết bao năm, nhưng sự sửa sai cũng cần có thời gian, không phải trong chốc lát, không phải chuyện của một cá nhân. Nhưng bất cập nhiều đến đâu thì chúng ta cũng không phải cái lò đào tạo những phế phẩm.

Nếu tất cả là phế phẩm thì đất nước Việt Nam không biết sẽ ra sao? Và cô phóng viên kia, không biết cô đã được trang bị những gì từ nhà trường, nhưng nếu cô coi mình là một phế phẩm, thì cô không dám hiên ngang để hỏi những điều ngông cuồng như thế...

Bài viết ngắn trên blog của nhà báo ấy đã lập tức nóng bỏng với hai chiều dư luận ngược nhau. Trong đó, không ít ngôn ngữ hè phố đã được sử dụng, những người sử dụng ngôn ngữ hè phố cho rằng, giáo dục Việt Nam không ra gì, không đáng một xu so với nền giáo dục tiên tiến của “Tây”.

Và bài viết bênh vực nền giáo dục Việt Nam là sự bao biện, thủ cựu, chứa nhiều giả dối. Ai cũng có thể nói mình là nạn nhân của một nền giáo dục lạc hậu với nhiều điều dối trá. Nhưng ít ai đặt ra những phản đề cho mình, rằng mình sẽ làm gì để góp phần thay đổi tình trạng đó, tại sao mà những bất cập lại phát sinh?

Cũng không mấy người đặt ra câu hỏi rằng, tại sao cũng trong một hệ thống giáo dục ấy, cũng trong những tư duy còn nhiều lạc hậu ấy, vẫn có những người Việt trẻ tài năng, thành đạt, đoạt những giải thưởng lớn quốc tế? Chắc chắn, những học sinh ấy không bao giờ cho rằng mình là một phế phẩm của nền giáo dục Việt Nam.

Chúng ta thường nhìn vào mặt trái để đổ lỗi cho mọi chuyện, trong đó có sự thấp kém của chính chúng ta, mà quên mất một câu thực sự cũ nhưng thực sự quan trọng rằng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Tôi nhớ một nhà văn trẻ người Việt đang làm tiến sĩ xã hội học tại Hoa Kỳ, người chịu sự tác động cụ thể từ hai nền giáo dục cách xa nhau nửa vòng trái đất, có nói đại ý rằng, tất nhiên giáo dục Hoa Kỳ có nhiều tiến bộ hơn Việt Nam, nhưng ở đó cũng có những hệ quả và những bất cập mà chỉ những ai đi sâu vào thực tế mới hiểu được.

Ở nước Mỹ cũng có không ít trẻ em thất học, không ít người học hành dở dang và người thất nghiệp không hề hiếm. Còn học tập có thành công hay không, cái quyết định lớn nhất vẫn là ở người học. Nếu không tự học, thì nền giáo dục có ưu việt đến mấy cũng không thể sản sinh ra những nhân tài.

Có lẽ trong những diễn đàn, trong những cuộc tán gẫu “chửi” nền giáo dục “đào tạo ra những phế phẩm” xuyên màn đêm, không nhiều lắm những người Việt trẻ tự vấn lại mình, rằng mình có thực sự muốn học hay chưa, hay thực chất mình vẫn là một kẻ muốn người khác mang điều tốt đẹp tới?

Chúng ta có đôi chân và có một khối óc, chúng ta có thể tự đem đến những điều tốt đẹp cho mình thay vì ngồi đó nói như những cái loa rè, nói những điều không làm bất cứ ai lạ lẫm.

Nếu vào các diễn dàn trên internet, người ta luôn gặp những trang nói xấu người Việt của chính những người học tiếng Việt từ lớp một nhưng viết tiếng Việt sai chính tả rất nhiều. Họ thường rất rảnh rỗi để ngồi kể xấu từ cán bộ A cho đến cơ quan B, cái gì cũng đầy những thói xấu.

Suy cho cùng, ở đâu có con người thì ở đó có những điều không tốt và không hoàn hảo. Nhưng không hiểu vì sao, chính những người mũi tẹt da vàng, ăn cơm nấu từ gạo ruộng châu thổ, nói tiếng mẹ đẻ từ bé (vì không thạo thứ tiếng gì khác) lại luôn mồm chê người Việt là xấu tính, mọi rợ, nhỏ nhen, tiểu nông, lạc hậu...

Nếu cứ nhìn từ những diễn đàn đó, Việt Nam có lẽ là nơi tận cùng của thế giới với đủ sự trì trệ khiến không còn ai có thể ngẩng mặt lên. Những thói xấu được đưa ra không hoàn toàn sai, nhưng tại sao chúng ta lại chỉ nhìn vào những thói tật ấy để thở dài?

Và đến bao giờ chúng ta sẽ không chửi đổng nữa để bắt tay thực sự vào làm một việc gì đó tích cực hơn. Ai đó nói, biết được cái xấu mà nói giúp cũng là may rồi. Nhưng biết để rồi cải tạo nó thì sẽ còn may hơn nhiều, ý nghĩa hơn nhiều.

Cũng mới đây, dư luận tò mò về sự chuẩn bị ra đời một cuốn sách nói về các thói xấu của người Việt. Một cuốn sách cẩm nang chăng? Tôi nhớ đâu đó trên internet, người ta đã truyền nhau một tác phẩm tương tự như thế của những công dân một nước láng giềng. Nhìn được tận nơi, chỉ ra được những tật xấu của cả một dân tộc, đó cũng là một khả năng, một trí tuệ vậy.

Chỉ ra để ít nhất cũng hạn chế bớt nó, hay triệt tiêu được thì tuyệt vời, dân tộc đó chắc chắn sẽ hùng cường, thành dân tộc rồng bay. Nhưng sự thật thì không được như thế. Cuốn sách đó trôi nổi trên internet như một thứ tài liệu bồng bềnh, ai đọc cũng được, ai thêm cũng được và ai cũng có thể nói, đúng thật. Nhưng rồi đâu cũng lại vào đấy. Bởi vì đứng ở trên cao nhìn xuống, đứng ở bên ngoài nhìn vào bao giờ cũng dễ.

Con người là vậy, nhìn thấy khuyết điểm của người khác luôn nhanh hơn của mình. Những lời chê bao giờ cũng dễ nói. Bởi nếu nhìn mọi việc theo một con mắt của một bà mẹ chồng khó tính thì luôn nhìn thấy những điều đáng chê.

Phải sống trong lòng một xã hội, phải dấn mình vào từng công đoạn của một việc làm, mới thấu được vì sao lại thế và vì sao mà ra những đặc tính không hay. Nói thẳng với nhau những điều chưa hay là điều đáng trọng. Nhưng nhìn nó bằng thái độ nào và ứng xử ra sao với những điều đó, đấy mới thực sự là điều cần xem xét.

Khi đặt ngược lại vấn đề về cuốn sách, mục đích chính của người làm ra cuốn sách ấy, phải chăng là một sứ mệnh cao cả, muốn thay đổi cả một dân tộc với rất nhiều tính xấu? Nếu làm được điều đó, có lẽ đây thực sự là một nhân vật không thể lãng quên của lịch sử. Nhưng thực chất đây là một cuốn sách ghi chép lại những lời của người khác về những thói hư tật xấu đây đó trong những thời khắc cụ thể của người Việt.

Về nguyên tắc, khi tách những câu, những đoạn này ra khỏi văn cảnh để tổng kết thành bản chất xấu xí của người Việt có lẽ là việc không chuẩn xác cho lắm. Khi câu chữ bị tách rời, hoàn toàn có thể bị bóp méo ý nghĩa. Và những thói tật đó, có thể trong từng hoàn cảnh là đúng, trong từng thời điểm là không sai, nhưng quy kết thành bản chất thì lại là việc hoàn toàn khác.

Hơn thế, những đoạn viết về thói tật của người Việt được trích dẫn trên báo chí thời gian qua (sẽ là phần nội dung cuốn sách) có một đặc điểm chung là hầu như nặng tính chủ quan cá nhân, những người viết dựa vào sự quan sát của mình chứ không dựa trên bất cứ khảo sát nào.

Khi những đặc tính đó được viết nên bởi sự quan sát của một người thì cũng có nghĩa nó sẽ bị giới hạn bởi tầm quan sát chỉ của một người hoặc bị giới hạn bởi không gian, thời gian mà người đó quan sát. Thực chất, có nhiều cuốn “người xấu xí” của nhiều dân tộc, đó là một cách để nhìn lại mình.

Tuy nhiên, nếu nhìn chung lại, nhiều tính xấu của người Việt cũng là tính xấu của nhiều người trong những sắc dân khác. Người Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm.

Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng. Mà cái tốt của người Việt nhiều khi lại bị bị mờ nhoè đi. Nói “người Việt xấu xí” giống như nói về cả một dân tộc với quá nhiều tật xấu phải xếp thành một cuốn sách. Trong khi đó, chúng ta vô tình quên đi rằng, cả một dân tộc phải đau đớn trải qua không biết bao nhiêu cuộc trường chinh để có ngày bình yên cho chúng ta ngồi mà xét lại những thói tật của mình.

Chúng ta không viện dẫn chiến tranh như một thứ bùa mê, cũng không ngủ quên trên những trang văn ca n

Theo Thiên Lương - An ninh thế giới (Vietnamnet)

Việt Nam hoàn tất thủ tục pháp lý gia nhập WTO

Cách đây ít phút, 11:25' 28/11/2006, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với đa số phiếu tán thành (444 đại biểu, chiếm 90,24%). Như vậy, quá trình gia nhập WTO của Việt Nam đã hoàn tất.

Theo Nghị quyết phê chuẩn của QH, sẽ áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam được nêu tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này các cam kết khác của Việt Nam với WTO được quy định đủ, rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập WTO.

Trong trường hợp các quy định của pháp luật Việt Nam trái với các quy định của Hiệp định, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng các quy định của Hiệp định thành lập WTO.
Nghị quyết của QH Việt Nam nêu rõ, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC cần rà soát lại các cam kết của Việt Nam với WTO được quy định đủ, rõ, chi tiết trong Nghị định thư, nhưng chưa được nêu trong Phụ lục đính kèm Nghị quyết này để áp dụng trực tiếp và báo cáo Uỷ ban Thường vụ QH. Đồng thời, rà soát văn bản quy phạm pháp luật để trình QH, Uỷ ban Thường vụ QH sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
Trên cơ sở đánh giá những cơ hội, thách thức, thận lợi và khó khăn, những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO, cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai thưc hiện các cam kết này. Chính phủ tiến hành các thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn Nghị định thư và tiến hành tuyên truyền sâu, rộng đến nhân dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài về việc Việt Nam gia nhập WTO.

Quá trình phê duyệt

Từ 10h sáng nay, các đại biểu QH đã nghe dự thảo nghị quyết phê chuẩn Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sau đó thảo luận tại hội trường và biểu quyết thông qua nghị quyết này. Trước khi thảo luận và thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của QH Vũ Mão sẽ đọc báo cáo thẩm tra tờ trình của Chủ tịch nước.


Trong tờ trình, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhắc lại quá trình đàm phán kéo dài 11 năm Việt Nam xin gia nhập tổ chức này. Chủ tịch cũng nhắc lại những vất vả khó khăn mà đoàn Việt Nam đã trải qua cho đến ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Tờ trình nêu rõ, Nghị định thư bao gồm lời văn biểu cam kết hàng hoá, thương mại dịch vụ và báo cáo của Ban công tác.

Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam có tác động sâu sắc, lâu dài đến đời sống nhân dân, đất nước. Chủ tịch nước đã đề nghị Chính phủ báo cáo, giải trình về kết quả đàm phán gia nhập WTO và nội dung nghị định thư, sau đó đề nghị QH phê chuẩn.

Việc cắt giảm thuế không gây biến động lớn

Sau khi Chủ tịch nước trình bày xong tờ trình, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã lên báo cáo kết quả đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.

Bộ trưởng Trương Đình Tuyển đã tóm tắt về WTO và tiến trình đàm phán của Việt Nam và giải trình về kết quả đàm phán, từ các cam kết đa phương đến các cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá, mở cửa thị trường dịch vụ... khi Việt Nam gia nhập vào WTO. Sau đó Bộ trưởng đã trình bày tiếp phần đánh giá tác động khi Việt Nam gia nhập WTO.

Bộ trưởng Tuyển cho rằng, phần lớn các cam kết đa phương là phù hợp với luật pháp và đường lối đổi mới của Việt Nam nên sẽ không gây ra tác động lớn.

Cụ thể, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho rằng, các cam kết về minh bạch hoá, nếu thực hiện được, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho người dân và DN. Cam kết về DNNN sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả loại hình DN này.

Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của việc bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp nội địa hoá không lớn. Đó là do với ngân sách hạn chế như hiện nay, trợ cấp thực tế rất khiêm tốn. Hơn nữa, việc bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản có thể không tác động nhiều đến nông dân do đối tượng được hưởng trợ cấp là DN. Thêm nữa, hiệu quả của trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá cho tới nay vẫn chưa rõ ràng.

Về việc giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường dịch vụ, ông Trương Đình Tuyển cho biết, tất yếu một số ngành sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh. Song, trên thực tế, mức giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO không sâu, rộng như mức ta cam kết (và đã thực hiện) với các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc. Và việc cắt giảm thuế này đã không gây biến động quá lớn.

Trước nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ nhanh chóng xây dựng các hàng rào kỹ thuật để bào hộ sản xuất trong nước, ông Tuyển quan điểm, xây các hàng rào này không khó. Vấn đề là khi áp cho hàng nhập khẩu, hàng trong nước cũng phải thực hiện theo. Với trình độ phát triển như hiện nay, ta sẽ khó mà đưa ra được tiêu chuẩn cao cho hàng hoá nội địa.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, sẽ không có chuyện giảm thuế làm thất thu ngân sách. Tổng thu từ thuế nhập khẩu hiện chỉ chiếm 9% tổng thu ngân sách. Kim ngạch nhập khẩu chịu ảnh hưởng của cắt giảm thuế chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Việc cắt giảm lại theo lộ trình, bình quân khoảng 5 năm, nên ước tính phần này chỉ giảm trên dưới 2.000 tỷ/năm, tức chưa đầy 1% tổng thu ngân sách. Chúng ta có lý do để tin rằng, tác động tổng thể đến thu ngân sách sẽ diễn biến theo chiều hướng tích cực nhờ các nguồn thu khác.

Đối với lĩnh vực dịch vụ, WTO sẽ không gây ra tác động lớn. Chứng khoán, ngân hàng, phân phối và hỗ trợ vận tải biển là những ngành bị sức ép nhiều nhất, song, cũng có thể kiểm soát được nếu chúng ta chuẩn bị tốt, vận dụng linh hoạt các công cụ mà ta bảo lưu được.

Không nên lạm dụng bảo hộ thị trường dịch vụ

Kết thúc phần trình bày của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH Vũ Mão đã đọc Báo cáo thẩm tra Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam.

Báo cáo này gồm 4 phần, đó là: Sự cần thiết của việc gia nhập WTO và phê chuẩn nghị định thư; đánh giá kết quả đàm phán gia nhập WTO; cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO và những việc cần làm ngay sau khi VN chính thức trở thành thành viên tổ chức này.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của QH thông báo, Ủy ban nhất trí với Báo cáo của Chính phủ về kết quả đàm phán. Những thỏa thuận đạt được trong các văn kiện gia nhập WTO là nằm trong các phương án đặt ra. Ta cũng tận dụng được những ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển, lùi được thời hạn thực hiện một số cam kết. Nhìn chung, các cam kết là hợp lý và phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, riêng về vấn đề mở cửa thị trường dịch vụ còn có nhiều ý kiến khác nhau. Một mặt, có ý kiến cho rằng, chúng ta có ít lợi thế cạnh tranh nhưng đã cam kết đủ 11 ngành dịch vụ với trên 110 phân ngành, trong đó có các dịch vụ nhạy cảm như tài chính, viễn thông, giáo dục, văn hóa và giải trí... Mặt khác, có đại biểu khác nhận thấy, ta còn nhiều hạn chế trong việc mở cửa thị trường dịch vụ.

"Việc bảo hộ một số ngành dịch vụ là cần thiết nhưng không nên lạm dụng, dễ gây trì trệ cho sự phát triển kinh tế trong nước. Đề nghị Chính phủ làm rõ vấn đề này", ông Vũ Mão nói.

Nói về tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, Ủy ban Đối ngoại cho rằng, hiện các nền kinh tế lớn có trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, EU đầu tư vào Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng của họ. Việc gia nhập WTO, và nhất là sau Hội nghị cấp cao APEC tại Hà Nội, các DN từ các nền kinh tế lớn đã quan tâm đến thị trường Việt Nam hơn trước. Niều khả năng sẽ có một làn sóng đầu tư mạnh vào nước ta.

Do đó, Ủy ban Đối ngoại đề nghị Chính phủ có kế hoạch và biện pháp cụ thể để đón nhận cơ hội này, tránh làm cho các nhà đầu tư ban đầu thì kỳ vọng rất lớn vào thị trường Việt Nam nhưng sau đó lại nản lòng về khả năng tiếp nhận đầu tư của ta.

Kế hoạch tuyên truyền phải toàn diện

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại, do ông Vũ Mão trình bày, đánh giá, tự do hóa thương mại chắc chắn sẽ tác động đến an ninh quốc gia, thể hiện trên nhiều lĩnh vực như: chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh môi trường, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán người, khủng bố, dịch bệnh... Chính phủ cần phân tích, đánh giá sâu hơn và toàn diện hơn vấn đề này, đối với trước mắt cũng như lâu dài.

Ngoài ra, việc gia nhập WTO cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế và quản lý kinh tế, đặc biệt là năng lực cạnh tranh còn yếu của các DN và năng lực quản lý hạn chế.

"Việc gia nhập WTO ví như chúng ta đã ra biển lớn, muốn tồn tại trên thị trường thế giới trước tiên phải nâng cao sức cạnh tranh. Cạnh tranh trong WTO bao hàm việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế mà việc tuân thủ này đòi hỏi không ít đầu tư về máy móc, công nghệ và quản lý".

Tác động về mặt xã hội của việc gia nhập WTO Chính phủ có đề cập nhưng theo Ủy ban Đối ngoại, là chưa tương xứng, nhất là tình trạng thất nghiệp gia tăng, việc di dân từ nông thôn ra thành thị và các KCN và tác động đến tâm lý xã hội, tâm lý tiêu dùng, đời sống văn hóa, lối sống của nhân dân.

Do vậy, Ủy ban Đối ngoại đề nghị Quốc hội tiếp tục rà soát các luật, pháp lệnh để sửa đổi, bổ sung cho tương thích với các quy định của WTO; xây dựng mới các luật, pháp lệnh phục vụ quá trình hội nhập. Điều quan trọng là thể hiện sự minh bạch ngay trong nội dung của các luật, pháp lệnh. Đồng thời, giám sát việc thực hiện các cam kết của ta khi gia nhập WTO.

Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, cần phổ biến đến chính quyền các cấp các cam kết và quy định có liên quan của WTO.

Uỷ ban Đối ngoại của QH yêu cầu Chính phủ cần có kế hoạch toàn diện đối với công tác này nhằm nâng cao nhận thức của toàn dân về những cơ hội và thách thức, khó khăn và thuận lợi để tạo sự đồng thuận trong xã hội khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Chính phủ và các Bộ, ngành lên kế hoạch triển khai công tác thông tin để nhân dân, đặc biệt là hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước và cộng đồng DN nắm vững nội dung các cam kết.

Song song đó, Chính phủ cần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tập trung cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch hóa, hoàn chỉnh thể chế thị trường trong nước, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực...

Kết thúc phần trình bày, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của QH Vũ Mão đề nghị Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam; cho phép áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam như Chính phủ đã đề nghị và có kế hoạch sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các quy định của WTO theo lộ trình đã cam kết.

Chiến dịch “bài trừ ông già Noel”

Logo của chiến dịch "Anti-Santa". (Ảnh: Ananova).

Lễ Giáng Sinh năm nay ở Đức và Áo sẽ biệt tăm bóng dáng những ông già Noel. Ngay từ đầu mùa, hình ảnh của họ đã bị “càn quét” sạch sẽ ra khỏi phố xá, quảng trường, trung tâm mua sắm...

Nhà hát lớn thành phố Vienna là nơi mua sắm lớn nhất nước Áo trong dịp Giáng sinh. Hàng trăm cửa hiệu chất ngất hàng hóa, hàng nghìn khách khứa nhộn nhịp qua lại. Họ mua bán mọi vật dụng truyền thống để chuẩn bị cho mùa Noel, trừ hình ảnh quen thuộc duy nhất: ông già áo đỏ.

Theo những người tham gia chiến dịch “Anti-Santa”: ông già Noel là sản phẩm thương mại của hãng nước ngọt Coca-Cola chứ không phải nhân vật trong truyền thuyết mùa lễ hội, do đó chẳng có lý do gì để tôn vinh “lão ta”.

Phát ngôn viên nhà hát lớn Vienna cho biết: “Một trong những quy định mà chủ cửa hiệu ở đây phải tuân thủ là: tuyệt đối không sử dụng hình ảnh ông già Noel như một công cụ tiếp thị kinh doanh”.

“Những ai muốn gặp ông già Noel thì cứ việc đến Mỹ. Ở đó thế nào chẳng được Coca-Cola đón chào nồng nhiệt”.

Chiến dịch tẩy chay ở thủ đô Vienna nhanh chóng lan truyền ra khắp nước Áo và Đức - nơi mà thánh Nicholas mới đích thực tôn sùng là vị thần ban quà tặng trong đêm Giáng Sinh.

Bettina Schade thuộc tổ chức Sáng kiến Nicholas của người Frankfurt ở Đức khẳng định: “Chúng tôi kịch liệt phản đối những hình ảnh cổ xúy cho vật chất, thương mại. Ông già râu trắng áo đỏ đang làm mất đi ý nghĩa đích thực của ngày lễ Noel”.

Nguồn gốc Cơ đốc giáo của lễ Giáng sinh, cũng như sự ra đời của Chúa Jesu đang ngày một xa rời tinh thần đích thực. Nó đang bị thương mại hóa, bị biến thành một dịp lễ hội mà trong đó người ta chỉ biết mua bán và tặng quà”.

TV (Theo Annanova) _ DÂNTRÍ