Chuyến công du tới Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm nay (28/11) của Giáo hoàng Benedict XVI được coi là chuyến thăm nguy hiểm, nhạy cảm và gây tranh cãi nhiều nhất trong thời hiện đại. Đây không chỉ là việc lãnh đạo tinh thần của 1,2 tỷ tín đồ Thiên chúa giáo La Mã trên thế giới tiến hành chuyến thăm đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông tới một quốc gia nơi phần đông là người Hồi giáo. Giáo hoàng cũng sẽ phải đương đầu với sự thù địch từ những người theo chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Những người này đã nói rõ rằng Giáo hoàng không phải là một vị khách được hoan nghênh. Giáo hoàng Benedict XVI cũng lưu tâm rằng Ali Agca, tay súng đã mưu sát người tiền nhiệm của ông, Giáo hoàng John Paul II, tại Rome vào năm 1981, là một người Thổ Nhĩ Kỳ. Từ trong xà lim nhà tù, Agca đã viết thư cho Benedict, khuyên Giáo hoàng hoãn hoặc huỷ bỏ chuyến thăm của ông. Trong một động thái thay đổi kế hoạch, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết ông sẽ đón Giáo hoàng tại sân bay Ankara vào hôm 28/11. Trước đó, ông Erdogan dự định không đón Giáo hoàng, nói rằng ông phải tới hội nghị thượng đỉnh NATO ở Latvia. Ngôn từ Giáo hoàng ý thức rằng ông sẽ phải cân nhắc rất thận trọng về tác động của mọi từ mà ông nói trong suốt chuyến công du 4 ngày tại Ankara và Istanbul. Một bài giảng về ''Niềm tin và Lý trí'' của ông hồi tháng 9 trong chuyến thăm Đức vừa qua đã gây ra sự tranh cãi về chính trị và làm mếch lòng thế giới Hồi giáo. Cụ thể là Giáo hoàng đã trích lời một hoàng đế Byzantine (đế quốc La Mã phương Đông), người nói rằng đạo Hồi là quá khích và phi lý. Những người chỉ trích ông đáp lại rằng điều đó là không đúng và yêu cầu một lời xin lỗi. Kể từ đó tới nay, sự công kích Giáo hoàng có lẽ đã giảm bớt song người ta sẽ không dễ quên những lời nói của ông mặc dù ông khẳng định đã bị hiểu nhầm. Sẽ không có những đám đông hoan hỉ vỗ tay hoan nghênh Giáo hoàng trong chuyến công du này. Trên thực tế, Giáo hoàng sẽ không sử dụng loại xe rước đặc chủng mà sẽ đi trong một đoàn xe limousines đóng kín, được bảo vệ bởi một hàng rào an ninh do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức. Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Giáo hoàng được hoạch định bởi Vatican nhằm cải thiện quan hệ với Giáo hội chính giáo. Lãnh đạo tinh thần của những người theo đạo Cơ đốc chính giáo trên thế giới, Giáo trưởng Bartholomew, tình cờ lại đặt trụ sở chính của ông tại Istanbul - thành phố hiện phần lớn là Hồi giáo và trong nhiều thập kỷ được biết tới với tên gọi Constantinople. Là người Hy Lạp song lại là công dân Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo trưởng Bartholomew chỉ có khoảng 3.000 tín đồ Cơ đốc giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ - một chấm nhỏ trong một đại dương toàn những tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên, Giáo trưởng cũng là lãnh đạo của khối những người theo đạo Cơ đốc trên toàn thế giới, những người đã tách khỏi La Mã cách đây gần 1.000 năm. Giáo hội chính giáo hiện diện chủ yếu ở Nga, Balkans và rải rác khắp thế giới. Cuộc gặp giữa lãnh đạo của hai Giáo hội sẽ diễn ra vào ngày 30/11 - một ngày lễ có tầm quan trọng đặc biệt đối với Giáo hội Chính giáo - ngày của người bảo trợ của họ, Thánh Andrew (tông đồ của Giê-su) đưa đạo Cơ đốc tới Tiểu Á. Ngày này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Giáo hoàng Benedict. Một trong những mục tiêu lâu dài trong nhiệm kỳ của ông là nỗ lực hàn gắn những vết thương của các bất đồng thần học gay gắt mà đã chia rẽ những người theo đạo Cơ đốc (một số bất đồng đã kéo dài hàng trăm năm) để mà một ngày nào đó toàn bộ gia đình Cơ đốc giáo lại có thể tụ họp thành một tổ chức thống nhất. Thế giới khác biệt Do vậy, có ba khía cạnh hoàn toàn riêng biệt trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Giáo hoàng: chuyến thăm chính thức của ông tới nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ thế tục, tiếp tục cuộc đối thoại không chính thức, thỉnh thoảng gay gắt, với thế giới Hồi giáo, và chuyến thăm chính thức của ông tới trụ sở của Giáo hội chính giáo. Khi Giáo hoàng John Paul II tới Istanbul vào đầu nhiệm kỳ của ông cách đây hơn 1/4 thế kỷ, ông đã không một lần nào nói từ ''Hồi giáo'' trong các bài phát biểu. Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi nhiều kể từ năm 1979. Di sản của Đế chế Ottoman đã lùi xa hơn vào lịch sử. Thổ Nhĩ Kỳ đang gõ cửa Liên minh châu Châu. Châu Âu đang trở nên thế tục hơn. Giáo Hội Thiên chúa giáo La Mã hiện đang cạnh tranh mạnh mẽ với đạo Hồi để thuyết phục nhiều người cải đạo tại tiểu vùng Saharah. Tại Istanbul, Giáo hoàng sẽ thăm Ngôi đền Xanh nổi tiếng của thành phố. Đây sẽ là lần thứ hai trong lịch sử một vị giáo hoàng từ Rome bước vào nơi thờ cúng của đạo Hồi. Toàn bộ chuyến thăm của Giáo hoàng sẽ mang nặng tính biểu tượng tôn giáo. Ông cũng sẽ vào Haghia Sophia mà trong 1.000 năm đã từng là nhà thờ lớn nhất của những người theo đạo Cơ đốc. Sau đó, nó được biến thành một ngôi đền Hồi giáo khi Constantinople sụp đổ và hiện giờ là một toà nhà thế tục - một viện bảo tàng. Mỗi từ mà Giáo hoàng nói ra trong suốt chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được xem xét để suy đoán tầm nhìn của ông về cách hai giáo hội Cơ đốc tách biệt và thế giới hồi giáo có thể cùng tồn tại và thậm chí hợp tác trong một thế giới đang thay đổi nhanh và có mối liên hệ chặt chẽ.
|
Tuesday, November 28, 2006
Sứ mạng nhạy cảm của Giáo hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment