Friday, December 01, 2006

Sống cuộc sống viên mãn -My first miracle

Một buổi chiều thu, tôi thả chiếc xuồng caiac xuống nước dẫu biết rằng đã muộn để bắt đầu một chặng khác trong hành trình mơ ước của mình.
Mười chín tuổi, tôi đã có một tháng hành trình bằng xuồng caiac quanh nửa phía nam của Bắc Mỹ từ Vancouver đến nhà tôi ở Saint John nằm trên bờ biển phía Đông của Canada ngang qua hồ Nicaragua và sông San Juan. Điểm đến của ngày hôm nay: thị trấn Westport, bang Washington.
Một cơn gió tây thổi giật vào mặt tôi, đẩy những con sóng khổng lồ về phía tôi như muốn nói: "Hãy quay trở lại". Nửa tiếng sau đó, tôi còn cách đất liền một dặm nữa _ mệt lả, ướt sũng, lạnh cóng và đau nhức. Tôi tự trách mình vì đã không mặc quần áo bảo hộ chống thấm. Nếu mình mắc thêm một sai lầm nào nữa thì đó sẽ là sai lầm cuối cùng của mình, tôi thầm nghĩ. Dù bị gió và sóng biển quật liên hồi vào mặt nhưng tôi vẫn cố gắng hết sức để đưa chiếc xuồng nhích lên phía trước.
Tôi chèo xuồng bằng một sức mạnh vượt xa cả khả năng vốn có của mình. Nỗi sợ hãi đã cho tôi sức mạnh. Việc dừng tay chèo không còn đơn thuần là một sự lựa chọn nữa. Vì vậy tôi hát để quên đi cơn đau nhức toàn thân và đôi cánh tay bỏng rát, nhưng tiếng hát không thể ngăn được ánh sáng càng lúc càng mờ dần.
Cách Westport nửa dặm, một bãi lầy khổng lồ chắn ngang hướng đi của tôi. Tôi không thể ở lại đây _ bãi lầy sẽ bị con nước nuốt trọn khi thủy triều lên. Nhưng lối đi duy nhất có thể đưa tôi ra khỏi đây ở cách xa đến hai dặm, mà tôi lại không có đủ ngần ấy thời gian. Chẳng mấy chốc nữa trời sẽ tối, và tôi sẽ bị đẩy ra rất xa bờ. Tôi cần vào đất liền _ rất cần.
Tôi kéo chiếc caiac lên trên khu lầy để xem tình hình như thế nào. Thật ngạc nhiên, tôi thấy mình không phải đang đứng trên một bãi lầy, như tôi đã nhìn thấy trong bóng tối nhá nhem, mà là trên một hòn đảo. Điều đó khiến tôi cảm thấy phấn chấn, tôi mặc áo chống thấm vào và lập tức quay trở ra. Giờ thì tôi cảm thấy ấm lại và có thể nhận biết là mình đang đi đâu. Cảm giác mệt nhọc ban nãy đã chuyển thành sự phấn khởi.
Khi tôi chèo qua mạn khuất gió của hòn đảo nhỏ, có hàng trăm con bồ nông bay vút lên nền trời. Với đôi cánh rộng và chiếc mỏ dài, những con chim này trông giống như loài thằn lằn ngón cánh, một loài bò sát biết bay đã tuyệt chủng từ nhiều niên kỷ trước. Chúng đông đến mức làm tôi phải khiếp sợ. Mỗi khi những con bồ nông bay vút lên, bóng của chúng dường như choán hết sắc hồng cam rực rỡ của hoàng hôn.
Chẳng bao lâu sau, tôi đến được bến tàu và bắt đầu tìm một con thuyền lớn để đậu bên cạnh nó. Tôi kiếm một người thân thiện nào đó có thể cho phép tôi ngủ trên boong tàu của anh ta. Tôi chèo dọc theo một chiếc du thuyền lớn mà đuôi của nó có sơn dòng chữ "Bông hồng Thần bí _ Vancouver". Qua ô cửa sổ ở mạn tàu, tôi nhìn thấy bên trong đó có một người đàn ông đang xem hải đồ. Ngay sau khi neo thuyền xong, tôi bước lên tàu và trình bày mong muốn của mình. Người đàn ông đó khoảng 30 tuổi, ông chỉ đi một mình và không phải là người Canada như tôi tưởng _ ông ta sống ở Vancouver, Washington.
Khi tôi đang nấu bữa ăn khuya trong cabin, Kerry đưa ra một đề xuất _ đề xuất ấy đã làm thay đổi toàn bộ cuộc hành trình của tôi:
"Sao anh không kéo chiếc caiac lên khoang và cùng tôi đi xuống Astoria? Đi thuyền buồm một mình thì thật vất vả."
Tôi liền đáp: "Tôi thật sự rất muốn, nhưng tôi không thể. Tôi đã quyết sẽ chèo hết quãng đường một mình." Dù nói như vậy nhưng sự thật là tôi rất muốn học cách lái thuyền buồm và muốn đi cùng với anh ấy. Song lòng kiêu hãnh, tính tự lập, muốn chứng tỏ rằng mình có thể thực hiện và theo đuổi đến cùng một cuộc hành trình đã ngăn cản tôi. Tôi không phải là người thích chọn con đường dễ đi. Tôi muốn người khác khâm phục và nể trọng tôi vì lòng can đảm và ý chí quyết tâm của mình.
"Tôi cần phải tự mình thực hiện việc này," tôi lặp lại lần nữa. Nghe những lời nói của chính mình, tôi chợt nhận ra giọng tôi nghe như giọng của một người đang cố thuyết phục người khác _ mà cũng có thể đó là chính tôi _ rằng tôi là người trầm tĩnh.
Tôi tự hỏi tại sao mình lại thực hiện cuộc hành trình này, và tại sao mình lại phải chèo hết quãng đường. Tôi nhận ra cuộc hành trình này không đơn thuần chỉ là việc chèo xuồng caiac. Chưa bao giờ là như thế cả. Mà nó chính là cơ hội để tôi gặp gỡ nhiều người, tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ những con người cũng như những trải nghiệm đó. Đó chính là việc sống một cách trọn vẹn nhất, chứ không phải là đợi đến tận khi đã già mới bắt đầu những chuyến phiêu lưu vĩ đại, để hiểu ra rằng mỗi ngày trôi qua tôi sống rất khỏe mạnh và tự do mới là điều đáng quý.
Tôi từng tự hứa với lòng rằng bằng sự kiêu hãnh của bản thân, tôi sẽ chèo một mình cho đến hết cuộc hành trình _ do vậy tôi có thể thốt lên rằng "Tôi đã tự mình làm điều đó". Nhưng tôi phải đánh đổi lại những gì? Niềm kiêu hãnh đó có ý nghĩa gì khi tôi phải một mình chèo thuyền vượt qua những ngọn sóng? Liệu sự nhận thức về chính bản thân mình có quan trọng hơn việc kết bạn, học một điều gì đó mới mẻ và tận hưởng những niềm vui trong chuyến đi hay không?
Kerry để tôi tự lái chiếc du thuyền gần như trong suốt cuộc hành trình. Thậm chí anh ấy còn để tôi cầm bánh lái khi chúng tôi đi qua cồn cát ngầm ở sông Columbia nơi trước đây đã có rất nhiều tàu bị chìm (đây là một trong những nơi nguy hiểm nhất đối với tàu thuyền ở Bắc Mỹ).
Chúng tôi đến Astoria lúc 4 giờ chiều hôm đó. Kerry dẫn tôi đi ăn đêm ở một cửa tiệm Trung Hoa. Khi dùng bữa xong, tôi tách chiếc bánh may mắn của mình ra.
Bên trong có dòng chữ: "Đây chính là thời điểm để thử những điều mới mẻ." - Cory Richardson
Đừng sợ khoảng cách giữa ước mơ và hiện thực. Nếu bạn có thể ước mơ thì bạn cũng có thể thực hiện nó. - Belva Davis

Jack Canfield & Mark Victor Hansen
__________________
My first miracle
I believe in miracles because I’ve seen so many of them.
One day, a patient was referred to me who was one hundred and two years old. “There’s a sore under my denture,” she said. “I told my own dentist it’s nothing, but he insisted I come see you.”
Her eighty-year-old son accompanied her. He would occa¬sionally attempt to add something to her story but she would say, “Hush up, son!” She wanted to tell it herself.
I found a large cancer that extended over much of the roof of her mouth. A biopsy later confirmed the diagnosis _ a particularly bad sort of cancer.
During her next appointment, I explained to her the serious¬ness of the problem. She reached down, clasped my hand in hers and said, “I know you’re worried about me, but I’m just fine.”
I knew differently. After considerable effort on my part, and kindness on her part because she wanted to please me, she consented to have me refer her to a cancer surgeon. She saw him, but as I expected, declined treatment.
About six months later she returned to my office.
“How are you?” I asked. Her son started to speak, but she told him to hush once again.
“I’m just fine,” she said to me. “When can I get started on fixing my denture?”
I sputtered, “Let me take a look in your mouth and we’ll see about it.” I was thinking, no way.
I couldn’t believe my eyes. The cancer that had covered nearly the entire roof of her mouth was gone _ only one small area of redness remained.
I had read of such things happening, but had never actually seen them with my own eyes. I was dumbfounded.
“You see, honey? Like I told you, I’m fine,” she said, patting my antiseptically gloved hand.
Now I believed her.
That was my first miracle. Since then I’ve seen many others, because they keep getting easier to see. In fact, miracles are daily events for me now. Every time I remember to take a slow, deep breath, I think about the miracle of being alive. And people are a miracle, for through them we have a chance to know ourselves and to love beyond ourselves. We have a chance to show kindness, to provide service, and to see the miracles of one another.
Since my first miracle, I’ve come to understand that the time and place for a miracle is wherever we choose to find it. - Dane E. Smith
I stand in awe of my body... - Henry David Thoreau

Jack Canfield & Mark Victor Hansen

No comments: