Cùng lúc khi Quốc hội Mỹ đang xem xét thông qua quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, Cơ quan Thương mại và Phát triển Mỹ (USTDA) đã chọn Việt Nam là Đất nước của năm 2006. Cơ quan này đã đưa ra vinh danh dựa trên ''quan hệ hợp tác mạnh mẽ và phát triển'' với Việt Nam. "Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á tiếp theo sự thay đổi của đất nước sang một nền kinh tế thị trường, đất nước này đã thực thi mô hình quản lý thực tiễn, hiện đại, cải thiện môi trường và những quy định đầu tư, tự do hóa các dịch vụ tài chính'', Giám đốc USTDA - Askey - nói. "USTDA rất hài lòng vì sự hợp tác với những đối tác mạnh ở Việt Nam để thực hiện những mục tiêu phát triển trọng tâm trong các lĩnh vực đa dạng. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì những cam kết mạnh mẽ với Việt Nam vào năm 2007 bằng các hoạt động nuôi dưỡng môi trường hoàn thiện cho thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế bền vững''. Kể từ khi chương trình của USTDA bắt đầu thực thi tại Việt Nam năm 1996, cơ quan này đã đầu tư tài chính cho 36 hoạt động và 18 chuyến đi phục vụ cho việc đề ra các dự án phát triển ưu tiên và tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. Tính đến nay, mọi hoạt động và chuyến đi này đã đi kèm với 210,5 triệu USD trong xuất khẩu của Mỹ ở các lĩnh vực giao thông, năng lượng, dịch vụ, nguồn nước và nguồn nhân lực. USTDA đã đóng một vai trò đang kể trong việc tăng cường quan hệ Việt - Mỹ. Năm 2006, cơ quan này đã mở rộng các hạng mục đầu tư tại Việt Nam bằng việc hỗ trợ cho các hoạt động trong diễn đàn APEC, trong các cuộc đàm phán gia nhập WTO, và thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua PNTR với Việt Nam. Là đối tác thương mại đứng thứ 44 của Mỹ, sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mỹ là đồ gỗ, quần áo, giày dép và cà phê. Việt Nam đang nổi lên thành một điểm ưu tiên đầu tư nước ngoài của Mỹ. Năm ngoái, giao dịch thương mại giữa Washington và Hà Nội đạt mức kỷ lục là 7,6 tỉ USD, tăng 400% kể từ năm 2001. Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ cho hay, gia nhập WTO, Việt Nam đã chấp thuận giảm thuế 15% hoặc ít hơn cho hơn 90% hàng hóa sản xuất và 2/3 hàng xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ. Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam sẽ mở rộng quyền tiếp cận nhiều dịch vụ quan trọng cho các nhà cung cấp Mỹ như dịch vụ tài chính, viễn thông, dịch vụ năng lượng... Hầu hết giới doanh nhân Mỹ đều ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO trong đó có rất nhiều công ty hàng đầu của Mỹ như Intel Corp., the Gap Inc., Chevron Corp., Oracle Corp. cũng như Hewlett-Packard Co... và giới doanh nhân bán lẻ của Mỹ - những người nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ Việt Nam và Trung Quốc thì vui mừng khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.
|
Tuesday, November 28, 2006
Tổ chức của Mỹ bầu VN là ''đất nước của năm 2006''
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment