"Cần có những trung tâm chăm sóc giảm đau hơn".
VATICAN (Zenit,org).
Sứ điệp Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gởi Ngày Thế Giới Bịnh Nhân, sẽ được tổ chức ngày 11/2/2007 tại Seoul, Nam Hàn.
* * *
Anh Chị Em thân mến,
Trong ngày 11 Tháng Hai 2007, khi Giáo Hội giữ sự kính nhớ phụng vụ lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Ngày Thế Giới Bịnh Nhân sẽ được cử hành tại Seoul, Triều Tiên. Một số cuộc hợp mặt, những thuyết trình, những qui tụ mục vụ và những cử hành phụng vụ sẽ diễn ra với những đại diện của Giáo Hội tại Triều Tiên, với nhân viên chăm sóc sức khỏe, với những bịnh nhân và gia đình của họ. Một lần nữa Giáo Hội quay mắt về những kẻ đau khổ và kêu gọi sự chú ý đến những người bịnh không thể chữa lành được, nhiều người trong họ đang hấp hối của những bịnh trong giai đoạn cuối. Người ta gặp thấy họ trong mọi lục địa, đặc biệt trong những nơi sự nghèo khó và sự gian khổ gây nên nỗi bất hạnh và nỗi sầu khổ to lớn.
Vì ý thức về những sự đau khổ này, tôi sẽ hiện diện cách thiêng liêng trong Ngày thế Giới Bịnh Nhân, kết hợp với những kẻ họp mặt bàn cãi cảnh ngộ của những người bịnh không thể chữa lành trong thế giới chúng ta và khuyến khích những cố gắng của các cộng đồng Kitô hữu trong sự minh chứng của họ cho lòng nhân hậu và thương xót của Chúa.
Bịnh hoạn mang theo mình không thể tránh một thời điểm khủng hoảng và sự đối đầu đúng mức với tình huống cá nhân của con người Những tiến bộ trong các khoa học chăm sóc sức khoẻ thường cung cấp những phương tiện cần thiết đáp ứng sự thách đố này, ít nhất về những phương diện thể lý của nó. Tuy nhiên, sự sống con người, có những hạn chế nội tại của nó, và sớm hay muộn gì sau cùng nó chấm dứt trong cái chết. Đó là một kinh nghiệm mà mỗi người được kêu gọi phải tới, và là một kinh nghiệm mà người nam hay người nữ phải được chuẩn bị. Mậc dầu khoa học tiến triển, một phương thuốc không thể gặp thấy cho mọi bịnh tật, và như vậy, trong các bịnh viện, các nhà tế bần và nơi sinh sống khắp thế giới chúng ta gặp những đau khổ của nhiều anh và chị em chúng ta đang mang bịnh không thể chữa lành và thường là tới giai đoạn cuối rồi. Hơn nữa, nhiều triệu người trong thế giới chúng ta còn trải qua trong những điều kiện sống vệ sinh và thiếu những phương tiện y khoa, thường thuộc loại cơ bản nhất, với hậu quả là con số những kẻ được xem là "không thể chữa lành" ngày càng gia tăng.
Giáo Hội muốn nâng đỡ những người bịnh không thể chữa lành và tới giai đoạn cuối, nên kêu gọi thực hiện những chính sách xã hội có thể giúp loại trừ những nguyên nhân của nhiều bịnh và đề xuất sự chăm sóc cải thiện đối với những người hấp hối và những kẻ mà không có phương thuốc nào có thể dùng được. Cần thiết cổ võ những chính sách tạo ra các điều kiện giúp những con người có thể chịu đựng những cơn bịnh không thể chữa trị và chịu đựng sự chết cách xứng đáng.
Ở đây cần nhấn mạnh một lần nữa sự cần thiết có những trung tâm chăm sóc êm dịu hơn cung cấp sự chăm sóc trọn vẹn, lo cho người bịnh sự trợ giúp nhân bản và sự đồng hành thiêng liêng họ cần. Đó là một quyền thuộc mọi người, một quyền mà tất cả chúng ta phải dấn thân bảo vệ.
Ở đây tôi muốn khích lệ những cố gắng của những kẻ làm việc hằng ngày hầu bảo đảm cho nhữrng người bịnh không thể chữa lành và tới thời kỳ cuối, cùng với gia đình của họ, nhận được sự chăm sóc đúng mức và đầy yêu thương. Giáo Hội, theo gương người Samaritanô nhân lành, đã luôn luôn chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với người bịnh. Nhờ những nhân viên cá thể và những thể chế của mình, Giáo Hội tiếp tục đứng bên những kẻ đau khổ và phục vụ những kẻ hấp hối, cố gắng bảo tồn phẩm giá của họ trong những lúc có ý nghĩa này của sự sống nhân bản. Nhiều cá nhân như thế- những kẻ chuyên nghề chăm sóc sức khỏe, những nhân viên mục vụ và những người tự nguyện - và những thể chế khắp thế giới, đang phục vụ không mỏi mệt các người bịnh, trong các bịnh viện và trong những đơn vị chăm sóc êm dịu, trên những đường thành phố, trong những dự án nhà ở và trong các giáo xứ.
Bây giờ tôi quay về phía các anh và các chị em của tôi đang chịu những cơn bịnh không thể chữa lành và tới giai đoạn cuối. Tôi khuyến khích anh chị em ngắm xem những đau khổ của Chúa Kitô chịu đóng đinh, và, trong sự hiệp thông với Người, quay về Cha với sự tin tưởng hoàn toàn là tất cả sự sống, và những sự sống của anh chị em cách riêng, là ở trong tay Người. Hãy tin tưởng rằng những đau khổ của anh chị em, kết hợp với những đau khổ của Chúa Kitô, sẽ chứng tỏ có hiệu quả cho những nhu cầu của Giáo Hội và thế giới.
Tôi xin Chúa tăng cường lòng tin của anh chị em trong tình yêu của Người, cách riêng trong những cơn thử thách này mà anh chị em đang cảm nghiệm. Tôi hy vọng rằng, dầu anh chị em ở đâu, anh chị em sẽ luôn luôn gặp sự khích lệ và sức mạnh cần thiết để nuôi dưỡng đức tin của anh chị em và đưa anh chị em tới gần hơn Cha sự Sống. Qua các linh mục và những lao công mục vụ của mình, Giáo Hội muốn trợ giúp anh chị em và đứng bên anh chị em, giúp anh chị em trong giờ phút ngặt nghèo của anh chị em, và như vậy làm hiện diện lòng thương xót của Chúa Kitô đối với những kẻ chịu đau khổ.
Để kêt thúc, tôi xin các cộng đồng giáo hội khắp thế giới, và cách riêng những kẻ hiến thân phục vụ những người bịnh, tiếp tục, với sự trợ giúp của Đức Maria, Phần Rỗi của những Bịnh Nhân, minh chứng hiệu nghiệm về sự quan tâm yêu thương của Thiên Chúa Cha chúng ta. Xin Đức Trinh Nữ Chí Thánh, Mẹ chúng ta, an ủi những người bịnh tật và ủng hộ tất cả những ai hiến mạng sống mình, như những người Samaritano tốt bụng, để chữa lành những vết thương thể lý và thiêng liêng của nhưng kẻ đau khổ. Liên kết với mỗi người trong anh chị em bằng tư tưởng và lời cầu nguyện, tôi chân tình ban Phép lành Tông Tòa của tôi như là một bảo chứng sức mạnh và sự bình an trong Chúa.
Từ Điện Vatican, 8 Tháng Mười Hai 2006
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách (VietCatholicNews)
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách (VietCatholicNews)
No comments:
Post a Comment