Tuesday, November 21, 2006

Một ngày mới trong cuộc đời Dorothy - A new day for Dorothy

Trong khi người phụ nữ vẫn đang đều đều nói chuyện, tôi đưa mắt nhìn quanh căn phòng chứ chẳng để ý lắm đến những gì bà ta đang nói. Bà ấy đang kể về Dorothy, đứa con gái tám tuổi bị chậm phát triển trí tuệ. Dorothy là đứa giữa trong năm đứa con của bà.

“Con bé chẳng nói được từ nào”, người mẹ cứ lặp đi lặp lại. “Các bác sĩ bảo rằng không có chút hy vọng gì cả. Chúng tôi đã mang con bé đến Boston năm ngoái và...”

Tôi đang tập trung quan sát các bức rèm bằng vải gấm hoa màu xanh lục che các khung cửa sổ cao hướng ra đại lộ Park. Căn phòng đẹp làm sao! Nào là những ngọn đèn chùm bằng pha lê sáng lấp lánh, nào là cây đàn dương cầm thật to, và khắp phòng còn có rất nhiều hoa tươi. Bà mẹ này là một phụ nữ thật đáng mến, một ca sĩ thính phòng mà tôi đã biết danh trước khi nhận được lá thư bà đã gởi để đề nghị giúp đỡ cho Dorothy.

Vâng, người phụ nữ ấy quả thật rất tuyệt vời, nhất là tình cảm mà bà dành cho cô con gái nhỏ của mình – một bệnh nhân mà tất cả các chuyên gia đều cho rằng không thể chữa khỏi. Vì thế tình yêu thương là thứ bà cần phải dồn cả cho cô bé. Vừa giả vờ chăm chú lắng nghe, tôi vừa để ý đến những kết quả của bài kiểm tra phản xạ và điện não đồ của con bé. Qua những năm tháng tiếp xúc với nhiều đứa trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, tôi khám phá ra rằng mình không được quan tâm nhiều đến những thiếu sót của các bé, mà chỉ nên quan tâm đến những khả năng tiềm ẩn bên trong những đứa trẻ này.

Tôi chắc rằng mỗi đứa trẻ ấy đều có những năng lực tiềm tàng của mình. Và tôi cũng tin rằng luôn có một điều gì đó rất thiêng liêng ngự trị trong cuộc sống của mỗi chúng ta, và nhiệm vụ của những người làm thầy là khơi dậy những tiềm năng ấy.

Dorothy và tôi gặp nhau vào cuối tuần sau đó. Trong lòng tôi lập tức nảy sinh một tình cảm yêu mến ngay từ lần gặp đầu tiên ấy. Với dáng vẻ xinh đẹp, mái tóc vàng óng ả và đôi mắt xanh biếc thế kia hẳn cô bé phải là người rất dễ thương. Dẫu vậy, Dorothy lại nhìn tôi với ánh mắt rất khó hiểu.

“Ơn Chúa, hôm nay là một trong số rất ít ngày con bé chịu ngồi yên”, người mẹ nói. “Vào những lúc con bé bị kích động, không gì có thể kiểm soát được nó”. Tâm trí tôi nghĩ ngay đến những ngày ấy, và tôi, nói thật ra, lại thích những ngày như vậy. Những ngày ấy sẽ cho tôi biết rằng có một con người đang bị giam giữ, nhưng đó cũng là một con người đang vùng vẫy đòi quyền được người khác thông hiểu và thừa nhận. Tôi nói với mẹ cô bé rằng tôi sẽ cố thử làm trong một tháng xem sao.

Khởi đầu bao giờ cũng có một chút khó khăn. Buổi chiều, tôi dẫn Dorothy đến tham gia một lớp học đặc biệt dành cho trẻ chậm phát triển. Cô bé chỉ ngồi yên trên ghế, nhìn thẳng về phía trước quan sát, tuyệt nhiên không tỏ ra có ý định tham gia bất cứ một hoạt động nào cả.

“Chẳng thể nào chạm được vào con bé”, cô giáo của bé nói với tôi. “Chẳng hiểu sao gia đình vẫn cứ muốn đưa nó đến đây.”

Tôi đưa mắt nhìn những đứa trẻ khác trong phòng, tất cả đều đang say mê thực hiện những bài tập vận động một cách rất máy móc, và tôi ngầm đồng ý với những phản ứng của Dorothy. Có gì khó khăn để lắp một mảnh gỗ vuông vào một cái lỗ cũng hình vuông nốt kia chứ? Thế rồi với sự đồng ý của bố mẹ cô bé, tôi không đưa Dorothy đến lớp học đó nữa.

Tôi nhận thấy rằng dường như những vấn đề Dorothy gặp phải đều không được mọi người xung quanh cô bé mong đợi. Còn nhớ một buổi sáng nọ, khi tôi và người bảo mẫu đưa tất cả năm anh em Dorothy đi ăn ở một nhà hàng nhỏ trong thị trấn. Trong khi bốn đứa trẻ kia nhanh chóng ăn hết phần thức ăn của mình thì cô bé Dorothy cứ ngồi ngẩn ra để nhìn mọi thứ xung quanh và chẳng mảy may đụng đến phần ăn của mình.

“Phải có người đút con bé mới chịu ăn!”, cô bảo mẫu sốt ruột hét lên.

“Cô bé có thể tự ăn được”, tôi nói. “Nhưng tôi cho rằng có thể cô bé đang quá hào hứng với những gì diễn ra xung quanh thôi.”

“Hào hứng à?”, cô bảo mẫu khịt mũi có vẻ mỉa mai. “Nó chẳng biết chuyện gì đang xảy ra đâu. Thật là phát ngượng khi nó ngồi ở đây. Nó chỉ khiến anh chị em nó thêm bực bội thôi.”

Không đúng! Các anh chị em của Dorothy, nhất là cô chị Martha, có vẻ rất thích được ở bên cạnh cô bé. Nhưng khổ nỗi Martha cũng nhiễm phải thói quen của cô bảo mẫu, tức là chỉ nói với nhau về cô bé (“Hôm nay trông Dorothy xinh quá” hay “Mình phải chải tóc lại cho Dorothy chứ?”) chứ không phải trực tiếp nói chuyện với cô bé. Điều này cũng dễ hiểu, vì cô bé chẳng nói được, cũng chẳng hiểu gì nhiều về mọi người xung quanh.

Tôi đã hiểu ra được vấn đề. Tôi cảm nhận được điều đó mỗi khi cùng Dorothy đi dạo ở công viên Trung Tâm. Còn nhớ lúc ấy là vào tháng mười, trời cuối thu nắng ấm, và tôi cùng Dorothy đã cùng nhau tản bộ hàng giờ liền. Khi cảm thấy bầu không khí im lặng đang nuốt dần hai chúng tôi, tôi khẽ cất tiếng hát.

Tôi bắt đầu bằng bài thánh ca mà tôi đã thuộc từ thuở ấu thơ khi còn sống ở Anh. Dorothy có vẻ như rất thích bài hát ấy. Vì chân cô bé nhún nhảy theo điệu nhạc và cái đầu thì lắc lư nhịp nhàng theo bài hát.

Chúng tôi cũng mang theo giấy và bút chì mỗi khi vào công viên chơi. Tôi từng rất thích thú với một số bức vẽ trong phòng của Dorothy, đó là những mẫu vẽ các đường gợn sóng dập dềnh, được vẽ đi vẽ lại nhiều lần. Tôi không chắc lắm về ý nghĩa của những bức tranh đó, nhưng chắc chắn chúng không phải là những bức vẽ nguệch ngoạc như lời cô bảo mẫu nóng nảy kia vẫn thường nói.

Chúng tôi ngồi trên ghế đá công viên vẽ. Tôi vẽ cây cối, những con người đang tản bộ trong công viên và cả những chiếc chuồng bồ câu xa xa nơi cuối công viên kia, còn Dorothy vẽ những chú chim bồ câu hiền lành. Quả thật, đây là lần đầu tiên tôi thấy những chú chim bồ câu như vậy. Có thể những nét thảo ban đầu không giống lắm so với những chú chim bồ câu mà nhiều người vẫn vẽ, nhưng điều quan trọng là bức tranh rất có hồn, đó chắc chắn là những chú chim bồ câu hiền lành, dễ thương. Rồi tay cô bé thoăn thoắt đến nỗi mắt tôi không theo kịp: nào là đôi cánh đang tung bay, cái cổ gật gưỡng và cả dáng đi oai vệ.

Thu vàng thấm thoát trôi qua. Rồi một buổi sớm mai khi cơn mưa trút xuống bên khung cửa sổ và từng cơn gió khua những cánh cửa chạm lạch cạch vào nhau, Dorothy ngồi cạnh tôi, bên chiếc đàn dương cầm, còn tôi thì hát những bài hát tôi đã hát cho bé nghe trong những chiều dạo bước ở công viên. Tôi bắt đầu với một ca khúc của Fenwicke Holme, bài “Bài ca của sự im lặng”

Khi tôi hát được nửa ca khúc thì điều kỳ diệu xảy ra. Lúc đầu tôi chỉ hát một mình, rồi Dorothy hát theo tôi, từng từ một, đúng tông, đúng điệu. Quá đỗi bất ngờ, tay tôi cứ say sưa nhảy múa trên phím đàn mà không hề muốn dừng lại và mong sao điều kỳ diệu ấy đừng tan biến đi. Quả thật là một ký ức tuyệt vời. Tuyệt diệu biết bao khi cô bé có thể thuộc lời của từng bài hát, năng lực ấy vượt trội hẳn so với bất kỳ một đứa trẻ tám tuổi bình thường nào.

Tôi chợt nghe tiếng ai đó đang thổn thức. Tôi quay lại và thấy mẹ Dorothy đứng ngay ngoài cửa, nước mắt bà giàn giụa chảy dài trên má, chẳng thể làm gì hơn ngoài việc dang rộng vòng tay ôm lấy cô con gái bé bỏng của mình.

Từ lúc đó, cuộc sống trở nên khác hẳn với Dorothy. Ban đầu là hát những khúc ca, rồi chẳng bao lâu sau, cô bé đã có thể nói được mặc dù những lời nói ấy vẫn lúc nào cũng phải mở đầu bằng âm nhạc. Hai cô trò chúng tôi bắt đầu sáng tác nhạc về tất cả mọi thứ quanh mình.

“Nước này, và khăn mặt nữa, nhìn xem, tôi muốn gì nào? Đầu gối mà lắm bẩn cũng sẽ được rửa sạch ngay thôi ấy mà.” . “Trong vũ trụ, ta có thể nhìn ngắm các vì sao; kia là sao Kim, và đây sao Hỏa.”

Nhiều đổi thay khác cũng đã diễn ra với Dorothy. Tình trạng căng thẳng và những nỗi thất vọng thường ngày của cô bé biến mất, nét “dài dại” trong con người bé cũng không còn. Còn cô bảo mẫu vì không thể thích nghi với những thay đổi ấy cũng đã xin nghỉ việc để tìm một công việc khác.

Tôi chỉ kéo dài thời gian ở cùng Dorothy thêm một tháng nữa cho đến khi cô bé học xong bảng chữ cái. Thời điểm tôi rời nhà Dorothy cũng là lúc cô bé đã trở lại trạng thái bình thường, có khả năng tự lập như bao đứa trẻ mười ba tuổi khác.

Bình thường ư? Sẽ không phải là như vậy nếu chữ “bình thường” ở đây được hiểu theo nghĩa là “trung bình”. Tất cả chúng ta đều có những điểm mạnh và những điểm yếu riêng, và ở Dorothy, mọi thứ đều “quá mức”. Sự “quá mức” ở đây cũng chính là những suy nghĩ, diễn đạt mà chúng ta chẳng bao giờ hiểu được.

Chẳng hạn như bức tranh Dorothy từng vẽ đi vẽ lại nhiều gợn sóng dập dềnh, khi đã có đủ vốn từ cô bé đã nói với tôi: “Đó là gió đấy”.

Dorothy - đôi mắt em có thể nhìn thấy được những vật thiêng liêng sâu thẳm trong thâm tâm, đôi tai em có thể nghe được cả tiếng nói của tĩnh vật, thế giới của em đã rung lên theo điệu nhạc. À, nếu Thượng đế có bỏ sót một chi tiết nào đó trong con người em, Người cũng chỉ có thể lấp đầy nó bằng chính tâm hồn của Người thôi!.

- Frances E. Leslie


Những tâm hồn luôn tràn đầy lòng tốt và sự cảm thông sẽ luôn được vui vẻ.

- Parke Godwin

Jack Canfield & Mark Victor Hansen


____________________

A new day for Dorothy

As the lady talked in monotony, I tried to look around the beauti¬ful room around us instead of on her words. For she was telling me about Dorothy, her eight-year-old daughter, the middle one of her five children, a mentally retarded child.

“She’s never spoken a single word,” the mother repeated. “The doctors say it’s hopeless. We took her up to Boston last year and....”

I fixed my thoughts on the green damask draperies framing tall windows that looked out on Park Avenue. How handsome the whole room was, with its crystal chandeliers, its concert-grand piano, its fresh flowers everywhere. What a lovely woman the mother was, an opera singer whose name I had known even before her letter came asking me if I would consider a job with Dorothy.

Yes, a lovely woman and especially her love for this little girl whom all the experts said should be put away. So, the love was the thing to concentrate on. And so while pretending to listen, I closed my ears to the results of reflex tests and encephalograms. In my years of working with retarded children I had discovered that my attention must not go to the lacks but to the special strengths of such children.

There was strength in each one of them, I was sure. I believe that a little of God lives in every one of us, and that to bring it out is the only job of any teacher.

Dorothy and I met the next weekend. With me it was love at first sight: this beautiful, blonde, blue-eyed child surely a very lovely person lived in such a form. Nevertheless, Dorothy only stared at me with inscrutable eyes.

“It’s one of her quiet days, thank heaven,” her mother said. “On her wild ones, there’s no controlling her.” My mind considered those wild days. I liked the sound of them. They told me there was a person here trapped in prison but an individual struggling to be seen and recognized. I told her mother I would try the job for a month.

It was a hard one from the beginning. In the afternoons I would take Dorothy to a special class for retarded chil¬dren. She just sat in a chair, staring straight ahead, mak¬ing no effort to join in the activities.

“She’s unreachable,” her teacher told me. “I don’t know why they keep sending her.”

I gazed around the room at the other children, all engrossed in simple mechanical tasks, and I silently

agreed with Dorothy. What was challenging’about fitting a square peg into a square hole? Hence, with her parents’ per¬mission we stopped going there.

Dorothy’s problem, it seemed to me, was the nonexpectation of everyone around her. I remember breakfast one morning when the other four children and their nurse had come into town. The others quickly fin¬ished their cereal but Dorothy, dazzled by the activity around her, hadn’t touched hers.

“Just spoon it into her!” the nurse cried impatiently.

“She can eat by herself,” I said. “I guess she’s just too interested in what’s going on.”

“Interested?” Nurse gave a snort of contempt. “She doesn’t have any more idea what’s happening than that canary. It’s a shame she’s allowed at the table. She just upsets the other children.”

It wasn’t true. Dorothy’s brothers and sisters espe¬cially her older sister Martha seemed genuinely happy to be with her. But even Martha had fallen into Nurse’s habit of talking about her (“Dorothy looks nice today.” “Dorothy’s hair needs combing. Shall I do it?”) rather than to her. It was so easy to assume that because she had no words she had no understanding either.

I understood the problem. I felt it most during our daily walk in Central Park. It was October, warm sunny summer, and Dorothy and I spent hours just walking. When the silence threatened to absorb us both, I sang.

I started with the hymns I remembered from my own childhood back in England. Dorothy seemed to like the songs, for her feet marched in time to the music and her head nodded rhythmically.

We also brought sketch pads and crayons to the park. I was fascinated by some drawings I had found in Dorothy’s room, a pattern of graceful waving lines, drawn over and over again. What it meant I had no idea, but it certainly wasn’t “scribble” as Nurse impatiently called it.

And so we would sit on a park bench and sketch. I drew trees and strolling people and the loft skyline beyond the park, and Dorothy drew good-natured pigeons. I saw the very first time what they were, not perhaps the outside of pigeons like other people draw, but the souls of the birds instead, the veryway it feels to be lovely and good-natured pigeons. Faster than my eyes could follow, her hand moved: the wings in flight, the thrust for the neck, the self-important walk.

The golden autumn passed too swiftly. Then a day dawned when the rain streamed down the windows and wind rattled the doors, Dorothy sat on the piano bench beside me as I sang the songs I had sung in the park. I started off with one of Fenwicke Holme’s “Songs of the Silence.”

Halfway through this joyous song the miracle hap¬pened. One moment I was singing alone, the next Dorothy was singing with me, word for word in perfect tune. Electrified, I played on and on without a break, praying that the spell would not be broken. What a mem¬ory! How marvelously her mind had retained the words of song after song far better than an average eight-year-old!

I heard someone sob. I turned and saw Dorothy’s mother in the doorway, tears streaming down her cheeks, unable to do anything but hold out her arms to her child.

From that moment on, life was different for Dorothy. From singing, it was not far to speaking, although words with music always came first. We made up songs for everything.

“Water, a washcloth, see what I mean? Knees that are dirty will soon be clean!” “At the planetarium I can watch the stars; There is Venus, here is Mars.”

Other changes took place in Dorothy. Her tensions disappeared along with the frustrations of a spirit; so did her wildness. The nurse never adjusted to the difference in her and took another job.

I lengthened my stay: just another month until she learned the alphabet. When I left, Dorothy was a poised, self-sufficient thirteen-year-old.

Normal? Not if normal means “average.” All of us have strong points and weak points, and in Dorothy

every¬thing is extreme. But this means extremes of knowing and expressing that most of us never reach.

Those wavy lines, for instance, the ones she drew again and again, when she had enough words she told me, “That’s what the wind looks like.”

Dorothy, your eyes see deep down, spiritual things. Your ears hear silent things, your world is set to music. Oh, if God left something out of you, it was only to fill it with himself.

- Frances E. Leslie


The souls that perpetually overflow with kindness and sympathy will always be cheerful.

- Parke Godwin

Jack Canfield & Mark Victor Hansen

http://www3.tuoitre.com.vn/Tusach/Book/ArticleView.aspx?ArticleID=171629&ChannelID=371

No comments: