Monday, November 26, 2007

Truyền thống và ý nghĩa Lễ Tạ Ơn - Thanksgiving...

Thanksgiving được coi là dịp để bày tỏ lòng biết ơn nhau và nhất là Tạ Ơn Chúa đã ban cho vụ mùa màng được sinh hoa kết trái, lương thực đồi dào và dùng đủ, và tất cả các ơn lành khác ta nhận được trong cuộc sống. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức với gia đình và bạn bè gặp gỡ, cùng chia sẻ niềm vui, và nhất là một bữa tiệc buổi tối, gia đình sum họp ăn uống vui vẻ. Đây là một ngày quan trọng cho đời sống gia đình, nên dù ở xa, con cháu thường về với gia đình. Năm nay (2007) tuy dù xăng nhớt và vé máy bay đắt đỏ, nhưng trong cuối này có tới 40 triệu ngưởi Hoa Kỳ sẽ di chuyển trong vòng từ 75 cây số trở lên để về ăn Lễ Tạ Ơn với gia đình.

Tại Mỹ, ngày lễ này được tổ chức vào thứ 5, tuần lễ thứ 4 trong tháng 11 hằng năm. Người ta thường được nghỉ 4 ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần Lễ Tạ ơn. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa hay đi hát dạo).

Nguồn gốc Lễ Thanksgiving đầu tiên:

Chuyện kể rằng những người di dân 102 người hầu hết là thuộc Thanh giáo, họ rời Anh quốc vào tháng 9 năm 1920 trên chuyến tàu Mayflower, một thuyền buồm trọng tải 180 tấn. Đầu tiên, họ đến Leyde thuộc Hòa Lan, nhưng cuộc sống ở đây làm họ thất vọng. Do đó nhóm người này quyết định đi tìm một chân trời mới tại Tân thế giới, họ muốn tạo dựng một "một thành Jérusalem mới" ở Hoa Kỳ.

Trên chuyến đi sang Tân thế giới, họ đã trải qua bao gian lao, thử thách, lo sợ và nguy khốn... Nước đá lạnh tràn vô tàu khiến mọi người sợ hãi, Sàn tầu bằng gỗ, có lần đốt lửa xẩy ra tai nạn, nên sau đó họ phải ăn thức ăn lạnh. Nhiều người ngà bệnh. Cuộc hành trình này có 1 thủy thủ và 1 hành khách chết. Trong khi còn trên biển, bà Elizabeth Hopkins sinh một con trai mà bà đặt tên là Oceanus (có nghĩa là “Đại Dương”).

Sau 65 ngày trên biển lạnh, vào ngày 21 tháng 11 năm 1620, tàu đến Cape Cod, sau cuộc hành trình dài 2750 hải lý (1mile = 1,852km). Cap Cod là một bờ biển chưa ai đặt chân tới (sau này là Massachusetts). Và sau khi tàu cập bến tại hải cảng Provincetown, thì Susanna White cũng cho ra đời một bé trai, đặt tên là Pelégrine (nghĩa là "người hành hương"). Tuy biết là đã đi sai đường, nhưng họ phải xuống tàu, và ký ngay ngày hôm đó một hiệp ước sống hòa hợp với dân bản xứ (Narranganset và Wampanoag). Đó là Maryflower Compact Act, trong đó ghi những gì phải làm khi định cư.

Họ tới Plymouth Rock, Massachusetts, ngày 11 tháng 12 năm 1620. Có nhiều cuộc chạm trán nho nhỏ, nhưng không quan trọng lắm. Họ phải đi tìm chỗ ở khá hơn bởi vì lúc đó là mùa đông đầu tiên của họ, một mùa đông đầu tiên vô cùng khác nghiệt và quá lạnh lẽo.

Sau 6 tháng lên đất liền, thời tiết khắc khe và thiếu thốn, Ngay từ cuối thu, vì bệnh dịch và lạnh lẽo, họ đã mất đi 46 người trong số 102 người khởi hành trên tầu Mayflower, Trong số người chết có 14 người vợ (trong số 18 người cả thảy), 13 người chồng (trong số 24 người). Những người sống sót nhờ ăn thịt gà tây hoang và bắp do người dân da đỏ cung cấp.

Nhưng mùa gặt của năm 1621 lại là một mùa tốt đẹp. Những người còn sống sót quyết định làm tiệc ăn mừng có sự tham gia của 91 thổ dân da đỏ - những người đã giúp họ sống sót trong năm đầu vì đã cung cấp lương thực và dạy họ trồng bắp và săn thú rừng... Đoàn di dân tin rằng họ không thể tồn tại được nếu không có người da đỏ giúp đỡ. Buổi tiệc được tiến hành theo phong tục cổ truyền mừng mùa màng của Anh chứ không đơn thuần chỉ là “tạ ơn” và kéo dài suốt 3 ngày.

Lúc đó, người đứng đầu cai quản vùng đất này - Thống đốc William Bradford đã cử 4 người vào rừng để săn chim, gà và ngỗng cho buổi tiệc. Không biết rõ gà rừng có phải là một phần chính cho bữa tiệc hay không nhưng chắc chắn là họ dùng thịt của một loài lông vũ. Danh từ “turkey” từ đó được những người di dân dùng cho những giống chim rừng.

Sang năm tiếp theo, 1662, Lễ Tạ ơn không được tổ chức. Nhưng vào năm 1623 sau nhiều lần hạn hán những người di dân của các thuộc địa cùng nhau tụ tập lại cầu nguyện cho mưa xuống. Sau khi mưa liên tiếp trút xuống mấy ngày, Thống Đốc Bradford tuyên bố một ngày Tạ ơn nữa, và họ lại mời những người bạn da đỏ.

Những Lễ Thanksgiving tiếp theo sau...

Trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ, Hội đồng các thuộc địa đã định ra thêm một vài ngày Tạ ơn trong năm (trừ năm 1777).

George Washington với tư cách là chỉ huy lực lượng giải phóng đã tuyên bố ngày Tạ ơn trong tháng 12/1777 là ngày lễ mừng chiến thắng lính Anh tại Saratoga. Hội đồng thuộc địa công bố ngày lễ Tạ ơn vào tháng 12 từ năm 1777 đến 1783 (trừ năm 1782).

Sau khi trở thành Tổng thống, George Washington đã tuyên bố ngày lễ Tạ ơn quốc gia năm 1789 và 1795 dù gặp phải vài sự phản đối. Tổng thống John Adams tuyên bố ngày Tạ ơn vào năm 1798 và 1799. Tổng thống Madison cũng dành ra một ngày gọi là để Tạ ơn vào cuối cuộc chiến năm 1812.

Sau đó, nhờ Sarah Josepha Hale, chủ bút của một tờ báo cố gắng thuyết phục mọi người công nhận lễ Tạ ơn bằng những bài viết của bà trên tờ Boston Ladies’ Magazine và Godey’s Lady’s Book kèm theo thư từ cho các thống đốc và các tổng thống, cuối cùng vào năm 1863, Tổng thống Lincoln tuyên bố ngày Thứ Năm cuối cùng của tháng 11 là ngày lễ Tạ ơn và là ngày nghỉ hàng năm. Các đời Tổng thống kế tiếp cũng làm theo tiền lệ này.

Năm 1939, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt tuyên bố lễ Tạ ơn sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm của tuần lễ thứ 3 trong tháng 11, tạo điều kiện giúp giới kinh doanh thuận lợi trong việc bán hàng trước lễ Giáng Sinh. Song tuyên bố của ông Roosevelt không có hiệu lực vì bị nhiều bang phản đối.

Đến năm 1941, Quốc hội Mỹ đã đạt được sự đồng thuận và định ra ngày thứ Năm của tuần lễ thứ 4 trong tháng 11 sẽ là ngày Tạ ơn trên toàn quốc. Ngày 26/11/1941, Tổng thống Roosevelt chính thức ký thông qua đạo luật này.

Bữa tối mừng Lễ Tạ Ơn

Món chủ đạo trong bữa Tạ ơn tại Mỹ và Canada là thịt gà tây nướng. Vì gà tây là món ăn phổ biến nhất trong bữa tối mừng Lễ Tạ ơn, nên đôi khi ngày Tạ ơn còn được gọi là Ngày Gà Tây. Tổ chức USDA từng thống kê năm 2006 có trên 300 triệu con gà tây được nuôi và khoảng 1/6 trong số này dành phục vụ lễ Tạ ơn.

Thời kỉ đầu, lễ Tạ ơn kéo dài ba ngày. Tuy nhiên họ không thực sự chỉ ăn gà tây (turkey, dindon) bởi vì chữ "turkey" lúc bấy giờ dùng để chỉ gà tây, gà, chim cút, chim trĩ... Cho dù những người di dân đầu tiên có ăn gà tây hay không vào dịp lễ Thanksgiving đầu tiên, thịt gà tây luôn luôn được gắn liền với lễ này.

Cùng với gà tây là món Bí đỏ (pumpkin) truyền thống, đây là loại thức ăn đã cứu sống những người hành hương trong mùa lạnh kinh khủng đầu tiên ấy, đã trở thành món ăn quan trọng gần như thịt gà tây. Món ăn bí đỏ luộc, và làm bánh chiên bằng bột ngô. Một số thực phẩm khác cũng xuất hiện trên bàn tiệc như: nước sốt chanh, nước sốt thịt, khoai tây nghiền, khoai lang ướp đường, đậu xanh. Lúc đó trên bàn cũng không có sữa, nước táo, khoai tây hay bơ như sau này, vì họ chưa nuôi được bò để có sữa. Nhưng bữa tiệc cũng thêm phần thịnh soạn vì có thêm cá, trái dâu, rau cải soong, tôm hùm, thịt chim rừng, trái cây khô và trái mận tươi.

Các món tráng miệng cũng được bổ sung trên bàn ăn, bao gồm một số loại bánh nướng nhất là bánh bí ngô, bánh nướng nhân dâu tây, bánh nhân hồ đào.

Ngày nay, trong dịp lễ này gia đình đoàn tụ, khách có thể mang theo món ăn, nhưng không mang theo quà cáp.

Những hoạt động trong ngày Tạ ơn tại Hoa Kỳ

Một hoạt động không thể thiếu vào dịp Tạ ơn là mua sắm. Ngày thứ Sáu sau ngày Lễ Tạ ơn là ngày mua sắm đông nhất trong năm tại Hoa Kỳ. Bắt đầu từ những năm 1930, mùa mua sắm nhân dịp Giáng sinh bắt đầu khi lễ Tạ ơn kết thúc.

Tại thành phố New York, cuộc diễu hành nhân ngày Tạ ơn của Tập đoàn Macy's được tổ chức hàng năm tại khu trung tâm Manhattan. Cuộc tuần hành được tổ chức theo các chủ đề đặc biệt nào đó, hoặc mô phỏng các cảnh trong những vở kịch trên sân khấu Broadway kèm theo những chùm bóng lớn vẽ nhiều nhân vật hoạt hình hoặc diễn viên truyền hình nổi tiếng. Diễu hành nhân dịp Tạ ơn cũng diễn ra ở một số thành phố khác như Plymouth, Los Angeles, Houston, PhiladelphiaDetroit...

Một hoạt động chính khác trong dịp lễ Tạ ơn tại Mỹ là đá bóng (American football). Nó được coi là một phần quan trọng trong ngày Lễ Tạ ơn. Theo truyền thống, hai đội chuyên nghiệp sẽ giao đấu vào ngày Tạ ơn, song đến gần đây, các trận bóng được tổ chức vào ngày trong tuần, không phải vào Chúa Nhật. Các đội chuyên nghiệp thường đấu nhau trong ngày này để khán giả có thể xem trên truyền hình. Thêm vào đó, nhiều đội banh trung học hay đại học cũng đấu nhau vào cuối tuần đó, thường với các đối thủ lâu năm.

Riêng tại Canada, lễ Tạ ơn diễn ra trong 3 ngày cuối tuần và không được coi trọng như ở Mỹ. Vào dịp này, các gia đình Canada khó có thể tụ họp với nhau, thay vì thế họ coi ngày Noel là dịp để thành viên trong gia đình đoàn tụ. Thêm vào đó, lễ Tạ ơn tại Canada lại rơi vào ngày thứ 2, tuần lễ thứ 2 trong tháng 10, nên người Canada có thể ăn bữa tối Tạ ơn vào bất kỳ ngày nào trong số 3 ngày cuối tuần trước đó. Điều này có nghĩa, họ sẽ ăn tối cùng một nhóm họ hàng trong 1 ngày và một bữa khác với nhóm khác vào ngày hôm sau.

(Theo VietCatholic News)

Thursday, November 22, 2007

Và lễ Tạ Ơn tới...

Và lễ Tạ Ơn tới. Bây giờ đang là một ngày lễ, một ngày lễ Tạ Ơn. Lễ Tạ Ơn tới, có rất nhiều điều để mà tạ ơn.
Tạ ơn cho lá xanh đậm và bầu không khí nóng hừng hực khi mùa hè tới với những con số 100 đỏ chói trên hàn thử biểu. Tạ ơn cho làn gió êm dịu khi mùa thu về, lá đổi màu rực rỡ trên hàng cây. Tạ ơn cho tuyết trắng, tuyết trắng buông rơi thả nhẹ, tuyết trắng bám chặt cây khô bơ vơ trụi lá. Tạ ơn cho những nụ hoa đâm chồi nẩy lộc trong sân vườn lún phún mầu xanh, mầu xanh xanh mới, mầu xanh hy vọng. Tạ ơn cho gió nóng và gió lạnh. Tạ ơn cho gió hè và gió thu. Tạ ơn cho bốn mùa, bốn mùa luân phiên thay đổi.
Tạ ơn cho những thăng trầm trôi nổi trong một năm vừa qua. Tạ ơn cho hạnh phúc. Tạ ơn cho thanh bình. Tạ ơn cho bầu không khí đầm ấm trong căn nhà mới tinh, kiếng cửa sổ còn bóng lộn. Tạ ơn cho chiếc xe mới nằm trong nhà xe còn đang thơm mùi sơn mới. Tạ ơn cho tiếng cười tiếng nói trong những căn phòng khách sang trọng thơm tho mùi thảm mới với màn ảnh TV Plasma nằm chễm chệ chiếm gọn một góc nhà. Tạ ơn cho gạo trắng cơm ngon. Tạ ơn cho những bữa cơm thơm nồng được nấu bởi bàn tay của ông của bà, của bố của mẹ, của chị của anh, và của cả những người em, em trai và em gái.
Tạ ơn cho những thân hình lực lưỡng của những đứa con, con trai, mới ngày nào còn nhỏ xíu, nay vươn vai đứng dậy hóa ra thanh niên với những sợi râu mọc lưa thưa trên mép. Tạ ơn cho những đứa con, con gái, ngày nào tóc còn ngắn ngang vai, giờ này tóc dài đen nhánh êm đềm bước đi những gót hài sen đầu tiên của tuổi thanh xuân, tuổi của đẹp, đẹp rực rỡ, đẹp huy hoàng.
Tạ ơn cho những người chị, người anh, người em, em trai và em gái. Tạ ơn cho những lời ngon ngọt rì rào anh chị em thủ thỉ với nhau, và cũng tạ ơn cho những lời cay đắng buông ra không kịp kềm hãm. Tạ ơn cho những khuôn mặt tươi cười ngọt ngào, và những giận hờn nước mắt tuôn rơi. Tạ ơn cho những quây quần xum họp, và ngay cả những lúc không ai nhìn ai. Tạ ơn cho những lần cửa phòng rộng mở, và cũng tạ ơn cho những lần cửa đóng then cài.
Tạ ơn cho những người bố, những người mẹ. Tạ ơn cho những sáng sớm vất vả với dòng xe cộ đỏ chói và đen đặc trên xa lộ. Tạ ơn cho tháng tháng ngược xuôi mang tiền về nuôi chồng, nuôi vợ, và nuôi con. Tạ ơn cho những người cha người mẹ một đời khổ vì con, một đời cực vì cháu. Tạ ơn cho những người bố, những người mẹ sớm chiều lặn lội thân cò khi quãng vắng, kiếm gạo nuôi chồng nuôi vợ nuôi con. Tạ ơn cho những thiên đàng đã được tạo ra trong căn phòng khách, và ngay cả những ngọn lửa vẫn còn đang âm ỷ cháy. Tạ ơn cho những giọt nước mát lạnh từ trời cao đã tuôn đổ, những hạt nước mắt rớt xuống dập tắt đi mầm lửa của giận và của hờn.
Tạ ơn cho tình thương, tình thương mến vô điều kiện. Không phải bởi học giỏi, đỗ đạt vinh quy, tình thương mới được trao ban gửi tặng. Không phải! Không phải bởi nói tiếng Việt, hay tiếng Anh, hay tiếng Pháp, hay tiếng Đức giỏi, tình thương mới ngọt ngào tuôn đổ. Không phải! Không phải bởi biết đối đáp, biết ăn biết nói, biết làm ăn buôn bán, biết giao tiếp lanh lẹ, tình thương mới được trao ban. Không phải! Không phải bởi cao lớn lực lưỡng, tóc dài đen mượt, khuôn mặt xinh đẹp, nụ cười tươi thắm, dịu dàng thướt tha, da mầu trắng ngà, hay da mầu rám nắng, tình thương mới bộc phát. Không phải! Không phải bởi lương cao, nhà cửa thênh thang, 5 hoặc 6 phòng, bởi học thành tài, có bằng cử nhân, văn bằng bác sĩ, tình thương mới ngọt ngào tuôn đổ trên đầu lưỡi. Không phải! Không phải bởi vì điều kiện này điều kiện kia, tình thương mới lấp ló nơi khóe miệng. Không phải! Mà bởi vì bố là bố, mẹ là mẹ, chị là chị, anh là anh, em là em. Bởi vì bố là bố của con, bởi vì mẹ là mẹ của con, bởi vì em là em của anh, bởi vì em là em của chị, cho nên lúc nào tình thương cũng tràn đầy tuôn đổ trên hai bàn tay; và khi cần đến, tình thương ngọt ngào tuôn đổ, tình thương sung mãn, tình thương thánh thót, tình thương ngập tràn, tình thương lai láng, tình thương viên mãn, tình thương tuôn rơi.
Tạ ơn cho những sức khỏe sung mãn trong gia đình. Tạ ơn cho những đau ốm liệt giường, sụt sùi cảm cúm. Tạ ơn cho những giấc mơ chưa đạt tới, và không biết bao giờ mới đạt tới. Tạ ơn cho những lần không trở thành gánh nặng cho chính mình và cho những người thân chung quanh. Tạ ơn cho những vết thương tâm hồn từ bao lâu nay đã thôi không sưng đỏ, đã chịu lên da non.
Tạ ơn cho những khuôn mặt trong gia đình đang dần dần biến dạng trở nên cằn cỗi, và tạ ơn cho những khuôn mặt vẫn còn đang căng tràn nhựa sống. Tạ ơn cho những lầm lỗi. Tạ ơn cho những lần được thứ tha, được bỏ qua, được quên đi, được xóa nhòa. Tạ ơn cho những chịu đựng âm thầm, không cằn nhằn, không đi ra đi vào đá thúng đụng nia.
Tạ ơn cho những người tình của gia đình. Tạ ơn cho những khuôn mặt mới thường xuyên xuất hiện trong căn phòng khách đợi chờ những khuôn mặt cũ. Tạ ơn cho những người thanh niên kiên nhẫn ngồi im lìm đọc báo coi TV đợi chờ trong căn phòng khách trong khi những người con gái vẫn đang đi tới đi lui trước gương. Tạ ơn cho những đám cưới tưng bừng với bao nhiêu quan khách. Tạ ơn cho những tà áo dài trắng thướt tha, những khuôn mặt đỏ hồng, những đôi mi e lệ dưới khăn voan cô dâu trắng toát. Tạ ơn cho những đứa con đang hình thành trong bụng. Tạ ơn cho những mái ấm gia đình hạnh phúc, và cũng tạ ơn cho những căn nhà bắt đầu nóng, nóng như lửa.
Tạ ơn cho những buổi lễ Tạ Ơn với thịt gà tây chiên vàng theo kiểu Văn Lang. Tạ ơn cho những bữa tiệc Giáng Sinh với khăn bàn đỏ rực, với những ly rượu đỏ nồng, và những khuôn mặt đỏ thắm. Tạ ơn cho những cây thông mọc trong căn phòng khách với đèn trắng, đèn xanh, đèn đỏ, đèn tím, đèn vàng, đèn sáng chưng, đèn lấp lánh bên những gói quà Giáng Sinh chất cao, cao ngất. Tạ ơn cho những đêm Giao Thừa im lìm trên vùng đất mới với không pháo đỏ hồng, không quần áo mới. Tạ ơn cho những đêm Trung Thu trăng tròn rực rỡ, không đèn con thỏ, không đèn con cá, không đèn kéo quân, cả nhà ngồi sau vườn ngắm trăng với trà ướp sen, trà hoa lài, và với bánh nướng, bánh dẻo.
Tạ ơn cho những buổi kinh tối, cả gia đình quây quần đọc kinh Mân Côi. Tạ ơn cho những con thuyền, những chuyến bay đã mang gia đình tới đất mới, trời mới. Tạ ơn cho những lần thất nghiệp đi ra đi vào chẳng biết làm chi khác hơn ngoài luyện chưởng. Tạ ơn cho bầu không khí lành lạnh mát dịu của một ngày cuối tháng Mười Một. Tạ ơn cho Mùa Vọng, cho Lễ Giáng Sinh. Tạ ơn cho nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc bay thơm lừng nguyên cả một khu phố có người Hoa Kỳ gốc Văn Lang quây quần xum họp. Tạ ơn cho Bún Bò Huế, Bún Vịt Sáo Măng, Bún Mọc, Cháo Gà, Cháo Vịt, Cháo Lòng Heo và Phở. Tạ ơn cho Bánh Cuốn, Bánh Bèo, Bánh Đúc, Bánh Phồng Tôm. Có rất nhiều điều để Tạ Ơn. Có muốn kể ra, kể ra cũng không hết.
Tạ ơn cho một ngày Lễ Tạ Ơn, một ngày người thân nhớ tới người thân, một ngày gia đình quây quần xum họp tạ ơn trời cao.
Tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Ông Trời cho một năm vừa trôi qua, trôi qua trong hạnh phúc, trôi qua trong thanh bình, trôi qua trong an lạc, trôi qua trong hồng ân.
LM Nguyễn Trung Tây, SVD

Sunday, October 28, 2007

Giải Mã (Chúa Nhật XXX TNC…)

I. Có hai người lên đền thờ cầu nguyện:
Xin được tặng cho mỗi người 10 điểm, vì việc làm đạo đức hai ông đang làm. Giữa một xã hội lúc nào cũng xô bồ và tấp nập đến chóng mặt, thế mà hai ông cũng biết sắp xếp thời gian để đến được với điểm hẹn là nhà thờ, đến được với Chúa để dâng lời cầu nguyện.
Hẳn hai ông đã ý thức được một cách sâu sắc rằng: chính việc đi lễ, đi đọc kinh cầu nguyện tại nhà thờ là điều hệ trọng, bởi điều ấy, sẽ làm tăng giá trị cao cả của con người. Bởi lẽ vũ trụ này, có con vật nào biết đi lễ, đọc kinh đâu cơ chứ.
Xin được tặng tiếp cho mỗi người 10 điểm nữa. Vì cái ý thức chững chạc khi đến nhà thờ của các ông. Đến nhà thờ là vào nhà thờ ngay, không có lang thang bên ngoài như nhiều người trẻ ngày nay đang làm. Hay có khi tệ hơn, đi lễ nhưng có ý đứng ở bên ngoài, hoặc kiếm một xó xỉnh nào đó, ngồi vật vờ cho hết giờ lễ. Rồi chờ đến lúc rước lễ là đã vội vã ra về.
Và lần thứ ba, xin được tiếp tục tặng điểm cho các ông, nhưng lần này, chỏ 5 điểm thôi, bởi cung cách cầu nguyện của các ông chưa đạt lắm. Tuy nhiên, cũng tạm chấp nhận được, vì cầu nguyện trong định nghĩa là một cuộc thưa chuyện với Chúa, như đứa con tâm sự với cha mình, kể cho cha nghe những lo sầu, những vui cười, những toan tính. Nói tắt là tâm sự với cha về cả cuộc sống của mình.
Nghe giọng các ông cầu nguyện, cũng nhận thấy con mắt đức tin của các ông đã gặp được Chúa rồi.25 điểm ấy là nhận xét và đánh gía của người phàm mắt thịt. Còn về ý nghĩa đích thực, phần cốt lõi của vấn đề, thì xin dành lại cho Chúa, vị chánh chủ khảo, đối tượng cuối cùng và duy nhất của mọi cuộc cầu nguyện.
II. Chúa bật mí:
Lời cầu nguyện riêng tư của mỗi người là một bí mật. Bởi thường ra, đó là những nỗi tâm sự của mỗi người. Tâm sự thì ai muốn nói to. Chỉ nói nhỏ để cho Chúa nghe thôi. Thường thì những chuyện ấy, có bao giờ Chúa kể ra đâu, thế nhưng hôm nay, một trường hợp ngoại lệ. Chúa kể ra cho mọi người nghe.
Ta hãy chú ý lắng nghe!
Chúa điểm mặt một người là người biệt phái, một người là người thu thuế. Em biệt phái, quần chùng áo dài, nghênh ngang tiến hẳn lên gần cung thánh. Em thu thuế thì lại lụi hụi ở cuối nhà thờ.
- cho em thu thuế 10 điểm. Em biệt phái không được điểm nào.
- Em biệt phái không được điểm nào.
Không được điểm nào cũng đúng thôi, bởi vì điều hệ trọng mà lại không nhớ: Ra trước mặt Thiên Chúa, người ta bao giờ cũng phải khiêm tốn, bởi Thiên Chúa là đấng quyền phép vô cùng, là đấng Tạo Hóa, còn con người chỉ là tạo vật, được Ngài dựng nên bằng bụi đất tầm thường.
Người thu thuế được điểm, bởi ông ta biết mình là ai và Chúa là ai?
Rồi đến nội dung của cuộc cầu nguyện.
Ta nghe Chúa kể tiếp:
Người biệt phái thưa với Chúa rằng: Lạy Chúa, tôi không như người thu thuế kia. Một tuần tôi ăn chay hai lần, tôi dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của tôi.
Còn người thu thuế, vừa cúi mặt vừa đấm ngực thân thưa: Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con, vì con là người tội lỗi.
Là một người khách, tôi đi tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật tại một cộng đoàn hải ngoại. Chẳng riêng gì tôi mà cả nhà thờ hôm đó khoảng 5,600 người tham dự. Mọi người được nghe vị Linh Mục chủ tế nói sau Thánh lễ rằng:
“Tôi ra đi để lại cho Cộng đoàn gần 600,000 (úc Kim), cũng như đồ lễ và nhiều thứ khác... Cha nào về không phải mua sắm gì cả.
Ngồi trong xe trên đường về nhà, tôi nói với người thân của tôi rằng: Gia đình ông Cha này chắc giầu có lắm hay sao mà ông quá tốt như vậy, ông để lại cho Cộng đoàn gần 600,000. Người thân tôi trả lời: Đó là tiền của giáo dân đóng góp, chứ ông có bỏ ra đồng nào đâu.
Cho điểm thế nào được đây?
Người biệt phái không cầu nguyện mà đang khoe công với Chúa đấy chứ. Ông ta tự hào về những việc lành mình đã làm. Qua những việc làm ấy, nhất định ông ta phải là người đạo đức, không cách khác được. Trong giọng điệu ấy có cái gì như nghênh ngang, toát ra cái gì đó như một niềm tự hào. Nhưng trong thái độ ấy, nó lòi ra một sự thật, mà ông ta không muốn lộ ra, đó là, ông ta làm mọi việc, không phải là làm vì Chúa, mà là làm vì mình. Ong ta làm để lấy tiếng khen với thiên hạ, chứ có phải vì lòng đạo đức đâu. Người ta khen ông ta rồi, cho điểm ông ta rồi, cho nên giờ này ông ta không được Chúa cho điểm nào hết. Cho 0 điểm.
Còn người thu thuế được 50 điểm, bởi vì anh ta đã nhìn thấy bộ mặt thật của mình cái thực tế bẽ bàng đời mình, nên anh ta hối hận, anh ta ăn năn, và tha thiết xin Chúa tha thứ.
III. Chúa giải mã.
Tổng cộng người biệt phái chỉ được có 25 điểm, còn người thu thuế được 85 điểm, nhưng đấy chưa là điểm quan trọng. Điều quan ttrọng nhất là lời kết luận của Chúa:
- Người thu thuế ra về, và được tha hết mọi tội. Tâm hồn thành trắng trong.
- Người biệt phái ra về, và tội ác vẫn cứ còn đấy. Cái tôi nặng qúa đã đành, còn phải gánh thêm sức nặng của tội lỗi nữa, nghĩ mà thương mà tội nghiệp, cho đời của một người quá tự kiêu và tự mãn.
Linh mục Đỗ-Văm-Thiêm _ Chánh xứ Kim-Long địa phận Long-Xuyên
(trích bài từ VietCatholic News)

Chúa Nhật 30 Thường Niên (Luca 18:9-14)

Bài Đọc I: Sirach 35:12-14,16-18 II: 2 Timothy 4:6-8,16-18
Phúc Âm Luca 18:9-14
9 Đức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác:10 "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế.11 Người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia.12 Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con".13 Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi".14 Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên".
Chi Tiết Hay
Đức Giêsu giảng bài này cho một nhóm Pharisêu. Pharisêu là một hội của những người muốn sống đạo hơn bình thường. Thí dụ như luật (Levi 16:29-31) chỉ đòi ăn chay một năm một lần, nhưng họ ăn chay mỗi thứ hai và thứ năm; sách Đệ Nhị Luật (14:22-29) chỉ đòi dâng một phần mười hoa lợi nông nghiệp, nhưng họ dâng một phần mười của mọi loại thu nhập (câu 12). Tuy nhiên trong lòng họ chạy theo tiền (16:14) tham lam của cải và độc ác (11:39).
Người Pharisêu bắt đầu lời nguyện rất hay, "xin tạ ơn Chúa," giống như kinh Magnificat của Đức Mẹ (1:46-56) hay kinh "An bình ra đi" của ông Simeon (2:29-31). Nhưng chỉ được bấy nhiêu, rồi ông ta chỉ kiêu ngạo ca tụng chính mình, chê bai và lánh xa người khác vì ông ta cho tất cả là hèn kém hơn ông. Tuy nhiên ông cũng không đứng xa lắm và nói lớn đủ để mọi người nghe ông tự đắc và lên án người khác.
Có ba cấp người thu thuế: có kẻ trả cho chính quyền một số tiền để mua lấy quyền thu thuế; dưới đó là các ông quản đốc thu thuế, như Zacchaeus; rồi tới các nhân viên thu thuế theo mức đã định (tuy nhiên một số nhân viên lộng quyền thu trên số này).
Cử chỉ khoanh tay và nhìn xuống của người thu thuế là theo thông lệ khi cầu nguyện. Còn đấm ngực là cử chỉ của phái yếu (23:27); chỉ khi nào khổ não lắm mấy ông mới đấm ngực (23:48).
Chuyện trớ trêu ở chỗ là ông Pharisêu cho mình là công chính còn người thu thuế thì bất chính, nhưng kết quả ra ngược lại.
Một Điểm Chính: Chúng ta được trở nên công chính nhờ trung thành trong giao ước với Chúa và nhờ vậy được Chúa cứu độ. Không có Chúa, ta không tự trở nên công chính được.
Suy Niệm
1. Tôi làm sao để "trung thành trong giao ước với Chúa"? Tôi có làm vậy không? Cái gì giúp tôi? (Thánh lễ và kinh nguyện "Lạy Chúa Giêsu xin thương con tội lỗi", kinh sáng tối, kinh trước bữa ăn v.v... có giúp gì không?)
2. Tôi có tự mãn, tự kiêu mà không cần Chúa không? Nền văn hóa này có khyến khích tôi làm vậy không?
3. Tôi khinh thường ai? Ai là "kẻ thu thuế" đối với tôi?
---------------------------------------------------------
30th Sunday in Ordinary Time
Reading I: Sirach 35:12-14,16-18 II: 2 Timothy 4:6-8,16-18
Gospel Luke 18:9-14
9 He also told this parable to some who trusted in themselves that they were righteous and despised others:10 "Two men went up into the temple to pray, one a Pharisee and the other a tax collector.11 The Pharisee stood and prayed thus with himself, 'God, I thank thee that I am not like other men, extortioners, unjust, adulterers, or even like this tax collector.12 I fast twice a week, I give tithes of all that I get.'13 But the tax collector, standing far off, would not even lift up his eyes to heaven, but beat his breast, saying, 'God, be merciful to me a sinner!'14 I tell you, this man went down to his house justified rather than the other; for every one who exalts himself will be humbled, but he who humbles himself will be exalted."
Interesting Details
(v.9) "trusted in themselves that they were righteous" is incontrast to Paul's statement in (2 Cor 1:9) "being righteous". The state of being is important for it is who you are, not who you THINK you are. The charaterization tells us at once that the audience is made up of Pharisees, even without the identification in the bible (v.10)
(v.11) The Pharisee's prayer started out beautifully, thanking God, "God, I thank you...," much like Mary's Magnificat (Lk 1:46-56) and Simeon's Canticle (Lk 2:29-31). Beyond this facade, however, it was clear that his prayer was not between him and God but praying with peripheral vision knowing well that others surrounding him and even makes reference to "this tax collector."
There were three levels of tax collectors: those who purchased the right to collect tax, collection directors like Zacchaeus, and agents who collected specific taxes at a set rate (though some exceeded the rate for their own gain).
The tax collector's posture of crossed-over arms and down-casting eyes was customary for prayer. Beating one's breast was more commonly for women (23:27); men only did it in extreme anguish (23:48).
The irony of the story is that the Pharisee considered himself righteous and the tax collector unrighteous, but the results were just the opposite.
One Main Point: Righteousness comes from being faithful to the covenant relationship with God, through which God justifies us.
Reflections
1. What does "being faithful to the covenant relationship with God" mean for me? Am I faithful to that relationship? What helps? (Consider the liturgy of the Eucharist; the Jesus prayer, "Lord, Jesus Christ, Son of the living God, have mercy on me"; prayers before meals; prayers at bed time and at dawn)
2. To what extent am I proudly self-sufficient without God? Does my culture encourage this?
3. Whom do I think I am superior to? Who is the "tax collector" in my eyes?

Sunday, October 21, 2007

Truyền giáo: Trách nhiệm của ai?

Khi nói về hai chữ TRUYỀN GIÁO, không ít người cho rằng đó là công việc và trách nhiệm dành riêng cho hàng giáo sĩ và tu sĩ mà thôi chứ giáo dân không có… phần và cũng không có trách nhiệm gì sất! Bạn có nghĩ như vậy không?
• Khi thấy ông Hai hăng say trong những công tác truyền giáo của giáo xứ, bà Hai liền nói: “Công việc truyền giáo, rao giảng Tin Mừng là nhiệm vụ của Đức Giáo Hoàng, của các Đức Giám Mục, của các Linh Mục và nam nữ tu sĩ. Tôi với ông cứ đọc kinh, xem lễ cho sốt sắng, sống ngay lành, giữ đạo cho tốt là xong bổn phận rồi. Chuyện giảng dạy, mở mang nước Chúa là của các đấng các bậc… mình không nên xen vào? Không khéo lại rách việc ra đấy ông ạ!”
• Còn ông Ba thì phàn nàn với bà: “Thời buổi khó khăn, củi châu gạo quế, xăng đắt, điện tăng… mà nhà thờ cứ nay thì xin tiền cho quỹ truyền giáo, mai thì cho Project Advance của giáo phận, mốt thì lại cho quỹ của Đức Giáo Hoàng, rồi tháng tới cho quỹ ơn gọi, rồi tháng kế tiếp lại cho quỹ hưu dưỡng của địa phận, rồi bão lụt... Toàn là tiền với tiền! Thiệt là chán mớ đời…”
• Anh Tư thì càm ràm với vợ: “Việc dạy giáo lý, giảng dạy, giáo dục đức tin là của các cha, các thầy và các sơ… em là giáo dân biết gì mà tham với lại gia? Ở nhà lo chăm sóc cho chồng con, lo dạy con mình ngoan ngoãn là được rồi, mắc chi cứ phải tốn thời giờ ở ngoài nhà thờ làm chi vậy?”
Bạn đã từng có những suy nghĩ tương tự giống như bà Hai, ông Ba, và anh Tư không?
Nếu bạn đã từng có những suy nghĩ, hay có những phản ứng tương tự như bà Hai, ông Ba, và anh Tư thì tôi xin mời bạn đọc và cùng với tôi suy nghĩ về ba lời giáo huấn của Giáo Hội trong Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội (Lumen Gentium) số 33:
• Mỗi tín hữu đều được Chúa đề cử làm tông đồ qua việc lãnh nhận phép Rửa và Thêm Sức… Giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo Hội được hiện diện và hoạt động trong những nơi và hoàn cảnh, mà nếu không có họ, Giáo Hội sẽ không trở thành muối của thế gian…
• Giáo dân vừa là chứng nhân, vừa là dụng cụ sống động cho chính sứ mệnh của Giáo Hội… Mọi Kitô Hữu được mời gọi góp phần trực tiếp hơn và bằng nhiều cách vào công việc tông đồ của hàng giáo phẩm, giống như những tín hữu nam nữ đã chịu vất vả vì Chúa Kitô để giúp đỡ Tông Đồ Phaolô rao giảng Phúc Âm…
• Nhiệm vụ cao cả của mọi giáo dân là làm cho ý định cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan tới tất cả mọi người ở mọi nơi và mọi thời đại.
Bạn thấy đấy, Giáo Hội minh định rất rõ ràng là mỗi tín hữu đều được Chúa đề cử làm tông đồ. Như vậy công việc đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo (Mk 16:5) không phải chỉ là trách vụ riêng của các đấng các bậc (như bà Hai hay anh Tư tưởng) mà là công việc của tất cả mọi Kitô Hữu không phân biệt ai cả.
Đó là những Kitô hữu, họ là những sinh viên, học sinh, công nhân, thầy cô, y tá, bác sĩ, kỹ sư… chứ không phải là hàng giáo sĩ hay tu sĩ không mà thôi đâu! Trong thực tế, đa số anh chị em tân tòng đã nhận ra khuôn mặt nhân ái và dễ thương của Chúa Giêsu qua những hành động yêu thương, bác ái, chia sẻ, những gương lành, những cử chỉ tha thứ và khoan dung của những người Kitô Hữu tốt lành ấy. Rồi sau đó họ mới đến phiên các linh mục và tu sĩ giúp đỡ, hướng dẫn, học hỏi và đào sâu hơn về giáo lý, Kinh Thánh... Công lao đưa những người ngoại giáo trở về với Chúa phần lớn và chủ yếu là của anh chị em giáo dân chứ không phải là của anh em linh mục và tu sĩ chúng tôi đâu! Bạn đừng quên điều ấy!
Còn cái chuyện TIÊN HUYỀN TIỀN thì hơi… căng đấy! Tôi thấy ông Ba rất có lý khi nói rằng đi đến nhà thờ toàn thấy nói đến tiền bạc và đóng góp. Ông hoàn toàn có lý để than phiền về chuyện quyên góp tiền bạc quá thường xuyên ở tại giáo xứ của ông. Thế nhưng nếu ông Ba chịu khó đọc điều luật số 222 trong Bộ Giáo Luật hiện hành của Giáo Hội thì tôi bảo đảm ông Ba sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và đỡ đau lòng xót bao tử khi phải dứt núm ruột của mình ra (đồng tiền nó liền khúc ruột mà lị!) để dâng cúng cho nhà thờ hay biếu tặng cho các cơ quan, cho những tổ chức bác ái, từ thiện. Bạn biết điều luật số 222 nói gì không? Mời bạn đọc một chút cho biết nhé! Nếu học thuộc lòng được thì tuyệt vời!
• Các tín hữu có BỔN PHẬN chu cấp cho các nhu cầu của Giáo Hội, để Giáo Hội có sẵn những gì cần thiết hầu sử dụng vào việc phụng thờ Thiên Chúa, các công tác tông đồ và bác ái và việc trợ cấp xứng đáng cho các thừa tác viên.
• Các tín hữu có BỔN PHẬN cổ võ công bằng xã hội cũng như dùng tài sản riêng tư để giúp đỡ những người nghèo, theo lệnh truyền của Thiên Chúa...
Bạn thấy chưa? Mọi tín hữu có BỔN PHẬN và trách nhiệm giúp đỡ cho mọi công việc truyền giáo của Giáo Hội! Đó là LUẬT đấy chứ không phải chỉ là TỤC LỆ, vui thì làm, buồn thì… xù đâu! Bạn mở Kinh Thánh ra kiểm tra thử đi rồi sẽ thấy! “Mỗi năm [các ngươi] phải trích một phần mười tất cả hoa lợi lấy từ những gì các ngươi gieo, những gì mọc lên ngoài đồng nộp cho các thầy Lê-vi ở trong các thành của các ngươi." (Lv 14:22-27).
Bạn thân mến, nếu hôm nay bạn hiểu được rằng công việc đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo… tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất (Mk 16:15, Acts 1:8) là NHIỆM VỤ & TRÁCH NHIỆM của tất cả mọi Kitô Hữu chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của các đấng các bậc thì tôi xin mạo muội đề nghị với bạn ba việc sau:
• Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, chúng mình phải hết sức cẩn thận trong cách ăn, nếp ở, trong lời nói cũng như trong hành động: tránh chửi tục, nói phét, khoe khoang, gian dối, hận thù, ghen tương, kiêu ngạo…
• Sống quảng đại, rộng rãi trong việc bố thí, giúp đỡ cho những người nghèo, đặc biệt là cho đồng bào chúng ta đang bị cảnh nhà tan cửa nát vì thiên tai bão lụt.
• Hãy tự nguyện, vui vẻ và mỉm cười khi đóng góp cho quỹ điều hành của giáo xứ, cho quỹ điều hành của giáo phận và cho những cơ quan thiện nguyện. Khi bỏ tiền vào quỹ đóng góp cho Giáo Hội là lúc đó bạn đang trả lại cho Chúa một phần rất nhỏ của những gì Chúa ban cho bạn, chứ không phải là của bạn cho đi không đâu!
Khi chúng mình rộng tay làm phúc, vui vẻ, hòa nhã, tha thứ và bác ái với những người làm công, đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm, anh chị em… thì lúc ấy chúng mình đang làm công tác rao giảng Tin Mừng cho muôn dân đấy! Bạn tin không? Chúng mình hãy cầu nguyện cho nhau để với ơn của Chúa giúp, tôi và bạn sẽ có khả năng và đủ can đảm trở thành những chứng nhân cho Chúa Kitô Phục Sinh, đem Tin Mừng đến cho mọi người xung quanh qua đời sống gương mẫu, vui vẻ, lạc quan, tha thứ, yêu thương và bác ái. Chúc bạn trở nên một nhà truyền giáo tuyệt vời để qua bạn, sẽ có thêm nhiều người nhận ra dung mạo nhân từ và yêu thương của Thiên Chúa.
Lm Angars Phạm Tĩnh (Trích bài từ VietCatholic News)

Chúa Nhật 29 Thường Niên - Khánh Nhật Truyền Giáo (Luke 18:1-8)

Bài Đọc I: Exodus 17:8-13 II: 2 Timothy 3:14-4:2
Phúc Âm Luca 18:1-8
1 Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí.2 Người nói: "Trong thành kia, có một ông quan tòa. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì.3 Trong thành đó, cũng có một bà góa. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: "Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi".4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng ông ta nghĩ bụng: "Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì,5 nhưng mụ góa này quấy rầy mãi, thì ta bênh vực mụ cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nữa chăng?"6 Rồi Chúa nói: "Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó!7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn?8 Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?
Chi Tiết Hay
Chữ "bà góa" trong ngôn ngữ Do Thái được dịch là "người thinh lặng" hay là "người không được nói". Điều đó không có nghĩa là họ câm, nhưng đàn bà ở trong văn hóa trọng người đàn ông của miền Điạ Trung Hải không được có tiếng nói. Trong dụ ngôn này, bà goá là hình ảnh của một người không quyền lực.
(c.5) dịch sát nghĩa là"cuối cùng thì bà ấy sẽ đánh bầm mắt tôi". Trong ngôn ngữ Hy Lạp, "đánh bầm mắt" một người nào đó có nghiã là làm nhục người đó một cách công khai. Sự việc một ông quan tòa không biết nhục, mà lại nhượng bộ dưới áp lực (làm nhục) của một người đàn bà đã nói lên sự kiên trì của bà này.
Trong thời đó, người đàn bà bị goá khi còn trẻ bị xem như không tốt. Vì vậy xã hội khuyến khích họ tái giá trước khi có những chuyện không hay xảy đến. Đây là một ưu tư khá thiết thực của Giáo Hội sơ khai. Xin đọc thư 1 Tim 5:3-15 để hiểu thêm về vấn đề này.
Kinh Thánh còn có những bài đọc khác về đàn bà góa bụa, chẳng hạn Isaia (Is. 1:23, 10:2) than phiền về cách về cách đối xử tệ hại với họ, và cũng có những bài đọc nói về sự quan phòng của Chúa với những người phụ nữ không may mắn này, như trong (Jer 49:11; Ps 68:5; Jas 1:27)
Một Điểm Chính: Chúa Giêsu dạy chúng ta nên bền vững khi cầu nguyện, đừng chán nản bỏ cuộc vì Ngài là Thiên Chúa thương yêu chúng ta sẽ nhậm lời cầu khẩn của những ai xin Người.
Suy Niệm
1. Sự cầu nguyện hằng ngày của tôi có đã trở thành một thói quen làm cho xong việc và mất đi sự chân thành chăng?
2. Kết qủa của lời tôi cầu nguyện có luôn luôn là điều gì tôi xin chăng? Có khi nào tôi xin theo ý tôi, nhưng trong thinh lặng Chúa cho tôi nhận ra ý của Ngài chăng?
--------------------------------------
29th Sunday in Ordinary Time
Reading I: Exodus 17:8-13 II: 2 Timothy 3:14-4:2
Gospel Luke 18:1-8
1 And he told them a parable, to the effect that they ought always to pray and not lose heart.2 He said, "In a certain city there was a judge who neither feared God nor regarded man;3 and there was a widow in that city who kept coming to him and saying, 'Vindicate me against my adversary.'4 For a while he refused; but afterward he said to himself, 'Though I neither fear God nor regard man,5 yet because this widow bothers me, I will vindicate her, or she will wear me out by her continual coming.'"6 And the Lord said, "Hear what the unrighteous judge says.7 And will not God vindicate his elect, who cry to him day and night? Will he delay long over them?8 I tell you, he will vindicate them speedily. Nevertheless, when the Son of man comes, will he find faith on earth?"
Interesting Details
The word "widow" in Hebrew means "Silent One" or "One unable to speak." This word is not so much for a mute person but a woman in the patriarchal Mediterranean world does not speak for herself. In the context of this parable, the widow is an image of powerlessness.
(v.5) Literally translated, "she will end up giving me a black eye". The figurative Greek word "blacken one's face" means to publicly shame a person. And to have the shameless judge yield to the widow's pressure (of shaming him) has proven that her persistence has finally paid off.
At the time, younger widows were considered to be very socially unacceptable and were urged to remarry. One of the major concerns in the early Church was determining who truly was a widow. See the discussion in 1 Timothy 5:3-15.
Other interesting reading related to the widow could be found in Isaiah (1:23, 10:2) who criticized the harsh treatment, and special protection of God in (Jer 49:11; Ps 68:5; Jas 1:27)
One Main Point: Jesus teaches us to be consistent when we pray and not to be discouraged and give up for He is our loving God will answer to our prayer.
Reflections
1. Has my routine prayer become more of a habit and somehow has lost its sense of my personal sincerity?
2. Has the "answer" to my prayer always been in what I have asked for? Or have I ever recognized "God's will" in the silence after I have asked God to do it my way?

Monday, October 01, 2007

Thérèse de l’Enfant Jésus : CUỘC THÁNH DU KHẮP ĐỊA CẦU

Lúc sinh thời, Nữ Tu Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su (Thérèse de l’Enfant Jésus) đã ao ước được đi truyền giáo tại vùng Viễn Đông, trong đó có đất nước Việt Nam, nhưng Chị đã không hề đi ra khỏi bốn bức tường Dòng Kín.
Thế nhưng, 100 năm sau khi lìa đời, ước nguyện của Chị Thánh lại được thực hiện quá sức mong đợi, khi hài cốt của Chị đã và đang được nhiều Giáo Hội ở khắp các lục địa long trọng đón tiếp và thành kính chiêm bái.
Cuộc thánh du đã khởi sự từ ngày 14.10.1994 tại chính quê hương của Chị là nước Pháp, nơi đã chọn Chị là Thánh Bảo Trợ thứ nhì sau Nữ Thánh Anh Hùng Dân Tộc Jeanne d’Arc. Chặng đầu là đến Lyon, rồi Marseille, Paris và các giáo phận khắp nước Pháp.
Linh Mục Raymond Zambelli, cha chính Giáo Phận Lisieux quê hương của Chị Thánh, kể lại rằng: “Các đám đông tuôn đến với Chị để tạ ơn Chị, để mở tấm lòng ra với Chị, gửi gấm cho Chị những gánh nặng, những niềm vui, những ưu phiền của họ...”
Từ năm 1995 đến 1997, cuộc thánh du của Thánh Nữ Tê-rê-xa được tiếp tục tại Bỉ, Luxembourg, Đức và Ý. Trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Paris tháng 8.1997, hàng vạn thanh niên thiếu nữ đã ngày đêm đến kính viếng hài cốt của Chị được đặt tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Chiến Thắng.
Kế đó, ngày 19.10.1997, Chị lại hiện diện ở quảng trường Thánh Phê-rô, nơi Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô đệ nhị long trọng tôn vinh Chị Tê-rê-xa là Tiến Sĩ Hội Thánh, vị Nữ Tiến Sĩ trẻ nhất, chỉ có 24 tuổi, trong 33 vị của Hội Thánh. Sau Rô-ma, cuộc hành trình tiếp tục đến thành phố Milano nước Ý, rồi băng qua các nước Thụy Sĩ, Áo và Slovénia.
Trong cả năm 1998, hài cốt của Chị được kiệu đi khắp đất nước Brasil rộng lớn, cũng là nước đông người Công Giáo nhất thế giới, và cách đây 70 năm, Giáo Hội Brasil đã dâng kính Chị chiếc hòm rương để đựng hài cốt.
Đầu năm 1999, Giáo Hội Hà Lan đã đón tiếp Chị. Kế đó, từ ngày 27.2 đến 30.6, chuyến thánh du được tổ chức trong toàn nước Nga, trên một lộ trình dài 30.000 cây số đến tận Sibéria, ghé qua Kazakhstan giáp biên giới với Trung-quốc.
Từ ngày 1.7 đến 4.10.1999, hài cốt của Chị được rước đi khắp Argentina, và sau đó, tới phiên 112 thành phố của Hoa Kỳ sẽ đón tiếp Chị.
Sang năm 2000, cuộc thánh du chưa chấm dứt, vì vào tháng giêng, từ đảo Hawai, hài cốt Thánh Nữ sẽ được rước đến Phi Luật Tân, Đài Loan, Hồng Kông. Để rồi, đúng vào Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tháng 8.2000, Chị sẽ quay về Rô-ma, và sau đó sang Mexico trong 4 tháng, cho đến đầu năm 2001. Kế đó, suốt năm 2002, Chị sẽ viếng thăm các nước Ái Nhĩ Lan, Liban, các nước vùng Cận Đông, Canada, Phi châu và Polynésie...
Theo Cha Sở Nhà Thờ Chính Tòa Raymond Zambelli, thì đây chính là một cuộc thánh du truyền giáo, bởi: “Người ta không đến để nhìn ngắm một bộ hài cốt, nhưng là để gặp gỡ một con người mà họ yêu mến, một con người mà cuộc đời đã gắn bó với Tin Mừng”.
Từ những cuộc gặp gỡ như thế, nhiều người đã sám hối quay về với Chúa, có cả những người được chữa lành về thể xác.
Cuộc thánh du của hài cốt Thánh Nữ Tê-rê-xa đã như là một cơn mưa hồng ân, đúng như ý nguyện của Chị là được đi ttruyền giáo, và cũng như lời hứa của Chị là khi về Trời, Chị sẽ rải hoa hồng cho khắp muôn dân nước trên địa cầu.
ĐÌNH KHẢI, báo CGDT số 1227, 1.10.1999 (trích từ Blog FIAT)

ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU

Ngày xưa còn bé, lúc tôi vừa chân ướt chân ráo vào tiểu chủng viện, người ta đã trao đến tôi cuốn “Một tâm hồn” của thánh Têrêsa như là cuốn sách phải đọc, để học đời sống thiêng liêng. Thú thực, trong mắt nhìn của cậu bé ham chơi là tôi lúc ấy, cuốn “Một tâm hồn” quả là một cuốn truyện vui với những trò chơi tuyệt vời. Từ chuyện đi ngang về tắt chui qua bụng ngựa đến chuyện ngắm mãi không chán ống kính vạn hoa, từ chuyện nhìn trời buổi tối bỗng thấy sao kết tên mình đến chuyện nhìn đất lượm lên một cọng rác cũng vòi Chúa giải thoát cho một linh hồn. Tất cả đều là chuyện vui của một cô bé ưu được nuông chiều.
Nhưng lớn lên có dịp nghiềm gẫm nhiều hơn, tôi mới ngộ ra rằng: Đằng sau những trò tưởng là trẻ con “mít ướt” ấy lại là cả một tâm tình tự nhiên của trực giác tuổi thơ, cộng thêm những thao thức vươn lên của ước mơ xuân trẻ, và đi đi về về trên những nẻo đường vừa thơ vừa trẻ ấy là nhấp nhô những cây thánh giá của hy sinh đong đầy hy vọng. Đó là đường nên thánh của Têrêsa.
1. Đường nên thánh của Têrêsa được dệt bằng những tâm tình tự nhiên tuổi thơ.
Người ta vẫn quen gọi đây là “đường thơ ấu thiêng liêng”, nghĩa là đường nên thánh khởi đi từ những tâm tình tuổi nhỏ. Rất đẹp và rất thơ. Một phương cách tuy không mới tuyệt đối, vì Chúa Giêsu đã gợi lên từ xưa: “Ai không nên như trẻ nhỏ sẽ chẳng được vào Nước Trời”, nhưng chính Têrêsa đã đem đến cho phương cách này một nét hấp dẫn mới và một độ rộng mới phù hợp trong tầm với của mọi người, dù là giáo sĩ hay tu sĩ hoặc giáo dân, dù là trí thức bụng đầy chữ nghĩa hay là bình dân ít học. Hết thảy đều có thể sử dụng phương cách này hoặc đi trên con đường này. Người Mỹ gọi xa lộ của họ là freeway, nghĩa là đường tự do ra vào, không phải thuê bao, không cần mua vé. Đường thơ ấu thiêng liêng cũng thế, là freeway mở ra cho hết mọi người.
“Nên như trẻ nhỏ” là phương cách của Phúc âm. Nhưng nên như thế nào lại là điều thuộc về phong cách của Têrêsa. Thật vậy, qua chuyện “Một tâm hồn”, thánh nữ đã vận dụng rất tự nhiên mọi biến cố xảy đến trong đời để, phải nói là, nũng nịu và vòi vĩnh Chúa dẫn mình trên đường nên thánh.Ai trong chúng ta cũng biết tình yêu là điều đáng giá nhất trên đời, và chẳng cần bảo ai, người ta vẫn cứ thi nhau làm những việc càng lớn càng tốt để diễn tả tình yêu ấy. “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Có biết đâu tình yêu xét cho cùng cũng là điều thuộc về trật tự của tấm lòng, thế nên, khi có tấm lòng lớn, thì dù việc làm có khiêm tốn đến đâu đi nữa, cũng vẫn là một tình yêu đầy đặn vuông tròn. Nhất là khi tấm lòng ấy xin dành cho Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Đó là nét đầu tiên của đường thơ ấu Têrêsa.
2. Đường nên thánh của Têrêsa cũng được ghi dấu bằng những ước mơ tươi trẻ.
Nếu “giống như tuổi thơ”, Têrêsa đã tham lam ôm lấy mọi biến cố trong đời, dù vui hay buồn, dù lớn hay bé. dù hữu ý hay vô tình, dù được người khác biết đến hay không, để làm thành vốn liếng sinh lời trong tình yêu Chúa, thì độ bền của nẻo đường thiêng liêng ấy lại ngày từng ngày làm bằng những thao thức trẻ trung táo bạo.
Trẻ trung ở chỗ thánh nữ luôn bị thiêu đốt bời những ước mơ, nói theo kiểu Sea Games, là mơ “cao hơn xa hơn và nhanh hơn” trên đường thánh đức. Có lần Têrêsa muốn yêu Chúa thật nhiều như chưa bao giờ Chúa được yêu như thế. Lần khác thánh nữ lại muốn lên đường truyền giáo thật dài như đường đi của loài người mọi thời gom góp lại.
Táo bạo ở chỗ thánh nữ dù sống trong một đan viện kín cổng cao tường, như Đan viện Cát Minh Saigon đây, Ngài cũng không chịu dừng lại đôi cánh ước mơ, mà còn vươn lên những đỉnh cao thao thức, như khi một mình dưới ánh sáng Lời Chúa trong thơ 1 Côrintô chương 12, Têrêsa đã reo lên vì khám phá ra rằng: từ nay trong Giáo hội mình sẽ là trái tim, trong trái tim mình sẽ là tình yêu, và trong tình yêu mình được ở trong lòng Thiên Chúa là Cha.
Thế đó, ước mơ trẻ trung và táo bạo, như con ốc nhỏ mơ uống cả đại dương tình thương Thiên Chúa, để dù phận ốc phải chôn vùi ở đáy sâu thầm lặng, cũng vẫn hiên ngang có Chúa gần kề, và dù có phải chết trong kiếp người đi nữa, cũng vẫn tin yêu phó thác, vì như Têrêsa đã quả quyết lúc lâm chung: “Tôi không chết, nhưng tôi đi vào cõi sống”.
3. Đường nên thánh của Têrêsa còn là đường ngã nghiên bóng cây Thánh giá.
Đẹp như tuổi thơ, đẹp như ước mơ, nhưng trên nẻo thiêng liêng ấy, Têrêsa đã gặp không ít khó khăn. Có điều là ngài chủ động tiếp nhận như Thánh giá gieo mầm cứu độ.
Chín tháng đầu tiên trong nhà kín Lisieux, Têrêsa đã cảm nhận thật nhanh hương vị Thánh giá, tức là cái giá phải trả cho sự thánh đức. Đó là những muộn phiền về gia cảnh cha già neo đơn (nhớ nhà); đó cũng là những chịu đựng trước ánh nhìn của người khác, và đó còn là những vật lộn với chính bản thân khi phải trút bỏ tất cả để thích nghi được với cuộc sống chung. Về giai đoạn này, Têrêsa tâm sự là ngài đã gặp nhiều gai nhọn hơn hoa hồng, ngài viết: “Đau khổ đã giang tay đón tôi và tôi đã gieo mình vào khổ đau với lòng yêu mến”.
Nhưng Thánh giá thường xuyên hơn cả trong suốt chín năm tu trì của ngài chính là những nỗi đau âm ỉ trong tâm hồn kia, như thấy mình bất toàn kiểu Phêrô: “Tinh thần thì mau lẹ nhưng xác thịt lại yếu đuối”, như thấy mình bị bỏ rơi không niềm an ủi kiểu “con tim vô tình”, như thấy mình mỏi mệt nản lòng kiểu “hai môn đệ trên đường Emmaus”. Song cũng khởi đi những Thánh giá trong lòng vốn nhiều thao thức ấy, thánh nữ khám phá ra tâm tình phó thác làm thành ý tưởng chủ đạo giúp ngài nên thánh, đó là “muốn những gì Chúa muốn”.
Đã dành, ai cũng có thể gặp đau khổ cách này cách khác, nhưng biết đón nhận đau khổ theo phong cách Têrêsa bằng niềm đam mê dâng hiến nguyện cầu truyền giáo, thì quả là đã nhận lấy Thánh giá một cách hiệu quả nhất. Đó là đường Thánh giá của hy sinh và cũng là đường Thánh giá của hy vọng.Tóm lại, đường nên thánh của Têrêsa là một tâm tình tuổi thơ, là một ước mơ xuân trẻ, và cũng là chia sẻ tình yêu Thánh giá. Đó là trực giác một thời, nhưng cũng là bền bỉ một đời. Và trên hết là Hồng Ân Thiên Chúa. Nẻo đường ấy rất thênh thang hôm nay được đặt vào tầm tay của mọi người.Sống tâm tình con thảo trước Chúa là Cha yêu thương gần gũi, để reo vui trước những thành công, cảm thông trước khi thất bại và quảng đại dâng hiến chẳng tiếc với Chúa bất cứ sự gì. Đó là khởi đầu tập đi trên đường thơ ấu. Vẫn biết rằng “dòng đời không êm ái như dòng sông”, như dòng tu, nhưng đẩy ước mơ lên những đỉnh cao lành thánh như góp phần hy sinh cầu nguyện cho thế giới hòa bình hơn, cho người người thương yêu nhau hơn, cho thị trường công bình hơn, cho chân lý tỏa sáng hơn, cho mình cho gia đình cho cộng đoàn được nên thánh hơn. Đó cũng là những bước chân âm thầm trên đường thơ ấu. Và với tình yêu phó thác sẵn sàng đón nhận tất cả như hồng ân, cho dẫu là hồng ân vinh quang hay Thánh giá, thể xác hay tâm hồn, cá nhân hay Giáo hội, đó chính là tuyệt chiêu trẻ trung trên đường thơ ấu Têrêsa.
Đường nên thánh của Têrêsa như “chiếc thang máy tình yêu” rộng mở. Ai vào, thang sẽ tự động nâng lên. Vấn đề là ta có thích bước vào hay không? Câu trả lời xin dành riêng cho từng người hôm nay. Còn bây giờ là chứng từ của cô Linsay Youce người đóng vai chính trong một cuốn phim mới về thánh Têrêsa thành Lisieux. Cô đã trở lại đạo sau khi cuốn phim được hoàn thành. Được hỏi: điều gì hấp dẫn nhất nơi Têrêsa? Câu trả lời: Đó là việc nên thánh ngay trong tầm tay của mọi người.Mong rằng đó cũng là điều hấp dẫn chúng ta.
Giuse Vũ Duy Thống, GM Phụ tá

Sunday, September 30, 2007

Một câu chuyện mang hai sứ điệp

Ở đời biến cố câu chuyện nào cũng ẩn chứa mang sứ điệp nào đó nhắn gửi cho mọi người. Câu chuyện ngụ ngôn trong Phúc âm Thánh Luca 16,10-31 về người nghèo Ladarô và người giầu có mang ẩn chứa hai sứ điệp.
Sứ điệp niềm an ủi và sứ điệp nhắc nhở.
Trong đời sống ai cũng cần được an ủi. Và ai cũng có thể trao tặng an ủi cho người khác. An ủi và lòng trắc ẩn thương xót gắn liền với nhau.
An ủi có nhiều cách: bằng lời nói, bằng việc giúp đỡ, bằng dòng nước mắt cảm thông, bằng ánh mắt từ bi nhân hậu trong âm thầm cùng thông hiểu.
Sứ điệp niềm an ủi trong câu chuyện về người nghèo khổ Ladarô muốn nói lên: Điều công bằng trước sau rồi cũng được phơi bày ra. Điều bất công phải chịu khổ cực thiệt thòi sẽ có ngày chấm dứt. Và nó không bao giờ là tiếng nói quyết định sau cùng.
Thiên Chúa, đấng tạo dựng nên con người, không muốn con người bị chìm đắm trong thống khổ. Ngài tỏ lòng nhân từ thương xót với người đau khổ. Ngài là Thiên Chúa của sự công bình.
Thường có thắc mắc: Tại sao có những người suốt đời chịu đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần lúc còn sống cho tới khi chết. Lại có những người được hưởng phần thưởng sung sướng lúc còn sống và lúc chết cũng còn được hưởng chút sung sướng mồ êm mả đẹp nữa. Công bình ở đâu vậy?
Trước thắc mắc này, con người chúng ta không có câu trả lời bằng chữ nghĩa lời nào cho thỏa đáng. Chỉ lòng tin mới giúp ta được thôi. Và chính lòng tin là niềm cậy trông an ủi cho đời sống hiện tại cũng như mai sau.
Ông Ladarô nghèo khổ trong câu truyện của Phúc Âm là một thí dụ điển hình cho lòng tin, mà Chúa Giêsu muốn nêu ra cho ta học hỏi tìm ra câu trả lời.
Sứ điệp thứ hai ẩn chứa trong câu truyện ngụ ngôn là lời nhắc nhở: Những người có may mắn có của cải đừng nhắm mắt làm ngơ trước cảnh nghèo khó của những người khác.
Tình liên đới lòng bác ái là sự công bình trong đời sống. Người nghèo khó xấu số cũng có gía trị là một con người trước mặt Thiên Chúa. Chỉ tình yêu lòng bác ái là ranh giới phân biệt tốt xấu trước mặt Thiên Chúa.
Ở đời xưa nay luôn có hai dòng sống đi cạnh nhau trong xã hội: giầu và nghèo. Nhưng trong đời sống đức tin vào Thiên Chúa không như vậy: mọi người đều là con Thiên Chúa như nhau.
Sự công bình thưởng phạt của Ngài khác với sự suy đoán của con người.
Hình ảnh một cây cầu bắc ngang qua một dòng sông giữa hai bên bờ cho con người di chuyển qua lại nói lên phần nào ý nghĩa bài học con người hai bên bờ sông cần thông thương với nhau thế nào, cũng như người nghèo cần người giầu có và ngược lại người giầu có cần người nghèo thế nào trong đời sống.
Trong việc chính trị kinh tế cũng thế. Các người giầu có tư bản được khuyến khích bỏ vốn đầu tư tạo ra công ăn việc làm cho những người nghèo. Người nghèo cần những người giầu có bỏ vốn đầu tư mới có công ăn việc làm. Từ đó đời sống phát triển vươn lên. Hai bên đều cần nhờ nhau. Hai bên cùng giúp nhau.
Họ giúp nhau không chỉ về kinh tế giầu thêm lên, cho có cơm ăn áo mặc. Nhưng còn nâng đỡ giúp nhau phát triển đời sống tinh thần làm người nữa: đời sống tương thân tương trợ kiến tạo.
Một đời sống tương trợ nhau như thế là một xã hội có hòa bình như Thiên Chúa mong muốn.Lm. Nguyễn ngọc Long

SỐNG YÊU THƯƠNG (Chúa Nhật XXVI TNC)

Khi suy gẫm hình ảnh ông phú hộ và anh Ladarô nghèo khó trong trang Tin mừng, giờ đây chúng ta đang bị thôi thúc bởi tiếng Chúa mời gọi phải trở về với giới răn yêu thương, từ đó mọi người hãy tìm cho mình những cách sống phù hợp với giới răn cao quý ấy, nhờ đó mà chúng ta sẽ được cứu độ.
1/ GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG:
Giới răn yêu thương chính là lời trối của Đức Giêsu trước khi Ngài giã từ thế gian về với Chúa Cha : “Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12)
Khi dạy sống yêu thương thì chính Chúa cũng đã nêu gương trước cho chúng ta về lối sống tuyệt vời này. Vì cả cuộc đời của Chúa Giêsu là cả thời gian Ngài sống để yêu thương mọi người, nhất là người nghèo khó. Vì Chúa đã khẳng định : “ Thần khí Chúa ngự trên Tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong Tôi, để Tôi loan báo Tin mừng đến cho kẻ nghèo hèn” ( Lc 4,18)
Chúa Giêsu đến với người nghèo khó bằng cả con tim của Ngài. Con tim chạnh lòng thương với những người què quặt, những người đui mù, những người câm điếc, những người phong cùi, những người bất hạnh, những người bị bỏ rơi, những người tội lỗi, những người đói khát… Những người này luôn là những nỗi thao thức của Đức Giêsu, là những đối tượng để Đức Giêsu đem tình thương đến cho họ bằng những việc làm để cứu chữa và nâng đỡ họ.
Sau này tình yêu của Chúa Giêsu đã thể hiện đến cùng, đã đạt đến đỉnh cao khi Chúa tự hiến mình qua Bí Tính Thánh Thể. Từ giờ phút linh thiêng ấy thì tình yêu của Đức Giêsu đã trở nên trọn vẹn. Từ đây thời gian Chúa phục vụ yêu thương trong quá khứ đã được ứng nghiệm nơi Bí Tích Thánh Thể. Thời gian phục vụ yêu thương của ngày mai và tương lai phải được khơi nguồn và củng cố từ Bí Tích Thánh Thể. Vì Bí Tích Thánh Thể là Bí tích Tình Yêu. Gọi là Bí Tích Tình Yêu vì Chúa Giêsu đã lấy chính sự sống của Ngài để chia sẻ, để nâng đỡ, để nuôi dưỡng chúng ta không những trong cuộc sống hiện tại, mà còn hướng đến một cuộc sống tương lai vĩnh cửu như lời Chúa đã nói : “Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì sẽ được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” ( Ga 6,54).
Khi trở về thời gian mà Đức Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về cách sống giới răn yêu thương. Thì đây cũng là thời điểm mà Chúa gọi chúng ta phải sống giới răn yêu thương như Chúa.
2/ SỐNG GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG:
Sống giới răn yêu thương luôn đòi hỏi chúng ta phải có cách sống quảng đại. Dù chúng ta có tiền rừng bạc bể, nhưng lòng chúng ta không quảng đại thì đó là sự thiệt thòi mất mát rất lớn cho chúng ta.
Hình ảnh ông phú hộ giàu có, mặc toàn lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình. Đó là hình ảnh nói lên một cuộc sống sung túc tại trần gian. Nhưng ông không biết tận dụng những gì ông có để mua cái tốt hơn cho cuộc sống của ông. Cuối cùng thì ông đã mất tất cả. Ông mất tất cả vì ông đã hẹp hòi với sự sống của một con người cũng có nhân phẩm như ông là anh Ladarô nghèo khó. Ông mất tất cả vì ông làm ngơ trước những nhu cầu của một con người giống như ông, là cần có ăn, có uống, để nối dài sự sống như anh Ladarô nghèo khó. Ông mất tất cả vì cuộc sống của ông nói lên hình ảnh của một nếp sống giàu có, nhưng cách sống của ông thì không có quả tim yêu thương, quả tim quảng đại, nên ông phải đành chung số phận với những người không được Chúa chúc phúc, đó là phải chịu cực hình muôn thuở mà Chúa đã phạt cho những kẻ sống ích kỷ, hẹp hòi.
Đến đây chúng ta sẽ hiểu thế nào để được sống hạnh phúc, để được sống trọn lành. Con đường sống trọn lành và hạnh phúc ấy Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta là: “ Hãy đi bán tài sản và đem bố thí cho người nghèo thì chúng ta sẽ được một kho tàng trên trời” (x Mt 14,21)
Về điểm này Chúa muốn dạy chúng ta là phải có tinh thần nghèo khó. Tinh thần nghèo khó ở đây là đòi hỏi chúng ta phải biết yêu mến sự sống con người hơn là tiền của, yêu mến cách sống giới răn yêu thương hơn là vật chất, yêu mến hạnh phúc mai sau hơn là thứ hạnh phúc hiện tại nay còn mai mất tại trần gian.Vì thế Chúa luôn luôn gọi những người nghèo khó là những người có phúc: “ Phúc cho ai có tinh hần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” ( Mt 5,5)
Cũng vậy đến ngày phát xét, mọi người chúng ta bị phán xét khi Chúa dựa trên tiêu chuẩn chúng ta đã sống giới răn yêu thương như thế nào ? Vì thế chúng ta hãy cố gắng sống trọn vẹn giới răn yêu thương của Chúa để sau này chúng ta sẽ vui mừng khi Chúa phán với chúng ta: “ Nào hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói các ngươi cho Ta ăn, Ta khát các ngươi cho Ta uống, Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước, Ta trần truồng các ngươi đã cho Ta mặc, Ta đau yếu, các ngươi đã viếng thăm, Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” ( Mt 25,34-36).
Là Kitô hữu, chúng ta rất an tâm vì được giáo dục bởi Lời Chúa và lời dạy của Hội Thánh. Nếu chúng ta can đảm đi theo sự hướng dẫn của Lời Chúa và Hội Thánh, chắc chắn chúng ta sẽ không lạc đường, nhưng sẽ đạt đến con đường sống trong hạnh phúc. Và hôm nay, con đường hạnh phúc mà Chúa chỉ cho chúng ta đi tới, đó là phải sống giới răn của Chúa bằng việc sống bác ái yêu thương.
Để sống bác ái yêu thương cách trọn vẹn, gần đây chúng ta còn được hướng dẫn thêm bởi lời giáo huấn của Đức Thánh Cha Bênêdictô 16, khi Ngài gặp gỡ các tổ chức thiện nguyện, trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Nước Áo từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 9 năm 2007. Đức Thánh Cha đã nói : “Công tác thiện nguyện là thuộc về một nền văn hoá không muốn tính toán… Tất cả đều có một điểm xuất phát chung là sự “ nhưng không, miễn phí”. Chúng ta đã lãnh nhận sự sống một cách nhưng không từ Đấng tạo hoá, được giải thoát nhưng không từ con đường mù quáng của tội lỗi và sự ác, được ban Thánh Linh cách nhưng không với các Hồng Ân đa dạng của Ngài… Chúng ta thông truyền một cách nhưng không những gì chúng ta nhận lãnh, qua sự dấn thân và công tác thiện nguyện của chúng ta.
Từ những cảm nghiệm bởi Lời Chúa hôm nay, cùng với những lời dạy của Đức Thánh Cha Bênêđictô 16, chúng ta xin Mẹ Maria giúp chúng ta có một cách sống quảng đại như Mẹ. Nhờ đó mỗi phút giây hiện tại của cuộc sống là mỗi phút giây chúng ta đem Tin mừng yêu thương phục vụ của Chúa cách nhưng không đến cho những người nghèo khổ bất hạnh. Nhờ vậy mà tình thương đối với tha nhân ngày càng gia tăng trong ta. Và tình thương của Thiên Chúa càng ngày càng dồi dào trong cuộc đời chúng ta hôm nay và mai sau.
Lạy Mẹ Maria! Xin Mẹ giúp chúng con. Amen
LM. Giuse Nguyễn Minh Chánh

Chúa Nhật 26 Thường Niên - 26th Sunday in Ordinary Time (Luke 16:19-31)

Bài Đọc I: Amos 6:1,4-7 II: 1 Timothy 6:11-16
Phúc Âm Luca 16:19-31
19 "Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình.20 Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu,21 thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta.22 Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Ápraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.23 "Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Ápraham ở tận đàng xa, và thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ.24 Bấy giờ ông ta kêu lên: "Lạy tổ phụ Ápraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!"25 Ông Ápraham đáp: "Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời chịu toàn phải chịu khốn khổ.26 Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được".27 "Ông nhà giàu nói: "Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con,28 vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!"29 Ông Ápraham đáp: "Chúng đã có ông Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó".30 Ông nhà giàu nói: "Thưa tổ phụ Ápraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối".31 Ông Ápraham đáp: "Ông Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu".
Chi Tiết Hay
Trong Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn người quản gia bất lương và kết luận rằng không ai được làm tôi hai chủ. "Người Pharisêu vốn ham hố tiền bạc, nên nghe các điều ấy thì cười nhạo Đức Giêsu" (16:14). Họ nghĩ rằng của cải là dấu chỉ được Chúa đặc biệt hậu đãi. Vì thế, Đức Giêsu đã kể thêm một dụ ngôn khác về người giầu có và Lazarô để lên án thái độ tự mãn của họ.
(c.19) Người giầu có thì không được nêu danh tính trong khi người ăn xin thì được nêu rõ tên như có ý muốn đảo ngược lại quan niệm thông thường. Người giầu có ở đời này đổi ngược lại số phận với người ăn xin ở đời sau. Sự kiện này như nhắc lại những điều được chúc phúc và bị nguyền rủa ở trong bài giảng Các Mối Phúc Thật (6:20,24).
(c.24) Không phải cứ kêu lên: "cha Abraham", là đủ để làm cho người ta trở nên con cái của ông và được hưởng ơn cứu chuộc. Gioan Tẩy Giả đã nói "Đừng vội nghĩ bụng rằng 'Chúng ta đã có tổ phụ Abraham' thì đã đủ để được cứu chuộc" (Lk 3:8); nhưng phải "sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối".
"Xin thương xót tôi": Điều oái ăm là bây giờ người giầu có lại trở thành kẻ ăn xin.
(c.29) Lời của Thiên Chúa qua Môi sen và các ngôn sứ chính là thánh ý của Thiên Chúa cho những ai tìm kiếm. Đức Giêsu đã cho hiểu rằng Ngài không phá hủy Lề Luật (16:17), vì thế luật buộc phải bố thí cho người nghèo vẫn có giá trị. Người giầu có không phải là người được Thiên Chúa đặc biệt hậu đãi. Nhưng họ có bổn phận phải chia sẻ cho người nghèo theo luật buộc.
(c.31) Đối với những người đã có lòng chai đá thì dù cho có người về từ cõi chết cũng sẽ không thuyết phục được họ. Dụ ngôn Chúa kể cho những người Pharisêu, đã như là một sự khước từ. Họ cứng đầu tiếp tục con đường hư vong giống như người giầu có đã đi. Nếu họ đã coi thường Lề Luật, thì lời giáo huấn của Chúa chẳng thay đổi gì được họ.
Một Điểm Chính: Hãy dùng của cải một cách khôn ngoan, vì của cải chỉ là những gì Thiên Chúa cho chúng ta tạm giữ để giúp đỡ người nghèo khổ.
Suy Niệm
1. Bạn cảm thấy thế nào mỗi khi gặp người hành khất ngoài đường?
2. Những điều kể trong Phúc Âm có vẫn còn đang xảy ra ngày hôm nay chăng? Bạn thấy mình có những điều gì giống người giầu có?, và có những gì giống người nghèo khó trong đoạn Phúc Âm hôm nay?
---------------------------------------------
26th Sunday in Ordinary Time
Reading I: Amos 6:1,4-7 II: 1 Timothy 6:11-16
Gospel Luke 16:19-31
19 "There was a rich man, who was clothed in purple and fine linen and who feasted sumptuously every day.20 And at his gate lay a poor man named Laz'arus, full of sores,21 who desired to be fed with what fell from the rich man's table; moreover the dogs came and licked his sores.22 The poor man died and was carried by the angels to Abraham's bosom. The rich man also died and was buried;23 and in Hades, being in torment, he lifted up his eyes, and saw Abraham far off and Laz'arus in his bosom.24 And he called out, 'Father Abraham, have mercy upon me, and send Laz'arus to dip the end of his finger in water and cool my tongue; for I am in anguish in this flame.'25 But Abraham said, 'Son, remember that you in your lifetime received your good things, and Laz'arus in like manner evil things; but now he is comforted here, and you are in anguish.26 And besides all this, between us and you a great chasm has been fixed, in order that those who would pass from here to you may not be able, and none may cross from there to us.'27 And he said, 'Then I beg you, father, to send him to my father's house,28 for I have five brothers, so that he may warn them, lest they also come into this place of torment.'29 But Abraham said, 'They have Moses and the prophets; let them hear them.'30 And he said, 'No, father Abraham; but if some one goes to them from the dead, they will repent.'31 He said to him, 'If they do not hear Moses and the prophets, neither will they be convinced if some one should rise from the dead.'"
Interesting Details
In last Sunday's Gospel, Jesus told the parable of the unjust manager and drew the conclusion from it that one cannot serve both God and money. "The Pharisees, who loved money, heard all these things and laughed at Him" (16:14). They seem to think that their possessions are a sure sign of God's favor. So, here Jesus tells another parable of the rich man and Lazarus to condemn the pride of these people and gives them the answer.
(v.19) The rich man is nameless while the poor man's name is given as if to reverse the world's opinion. The parable is rather a conventional reversal of fortune. Those who are well off in this life trade places with the poor in the next life. It echoes the blessings and woes in the Sermon on the Plain (6:20,24).
(v.24) "father Abraham": Mere words do not make one a child of Abraham and an assurance of salvation. John the Baptizer had already indicated that it was not enough to claim "we have Abraham as our father" (Lk 3:8); but one must "produce deeds appropriate to conversion".
"have mercy on me": The irony of the story is that the rich man now requests "mercy" who did not show mercy in almsgiving to the poor man.
(v.29) The word of God revealed through Moses and the Prophets makes God's will clear to anyone who seeks it. Jesus has not abolished the Law (16:17), thus the Law about almsgiving is still valid. The rich are not privileged in God's sight. They have the obligation to care for the needy.
(v.31) Even something as astounding as the resurrection from the dead will not convince those whose minds are closed to God's truth. Addressed to the Pharisees, Jesus' parable is a message of rejection. The obstinate Pharisees would continue on their merry way to perdition, as did the rich man in this story. If the teachings of the Law are shrugged off as unimportant, even the teachings of the risen Lord will have no impact.
One Main Point: Use our possessions wisely, they are on loan from God and have to be used to help the poor.
Reflections
1. How do you feel when you see a street person?
2. How is the Gospel situation true of the present time? In what ways do you identify with the rich person? In what ways do you identify with the poor person in the Gospel?

Tuesday, September 25, 2007

THƯ GỬI MẸ của Hài Nhi Pleiku

Nghĩa trang Đồng Nhi Pléiku
Tết Trung Thu Đinh Hợi ( 25/9/2007 )
Kính thưa Mẹ !
Mặc dù con không biết mẹ là ai, vì con chưa một lần được thấy mặt mẹ ! Nhưng con vẫn gọi người đã cưu mang con trong dạ một thời, là mẹ. Bởi, cho dù là con vật, nó cũng có mẹ, có con!
Nhưng, từ xưa đến nay, không có con vật mẹ nào quyết định giết con mình, không cho nó được chào đời. Còn mẹ, mẹ đã cưu mang con đến 7-8 tháng mà còn quyết định mướn người giết con!
Từ khi biết mẹ toan tính phá thai, khi đó con được khoảng 3-4 tháng. Biết mình sắp bị giết, con lo sợ lắm, con đau buồn lắm, luôn khóc than cho số phận suốt ... mấy tháng trời!
Con muốn gào thét thật lớn, van xin thật to : " Mẹ ơi ! Mẹ nỡ lòng nào giết con, đứa con bé bỏng đang lớn dần lên trong dạ mẹ. Đứa con có trái tim cùng nhịp đập với trái tim mẹ! Máu mẹ đang chảy vào cơ thể con để nuôi con sống! Sao mẹ lại định giết con? Mẹ đừng giết con tội nghiệp! Con tội tình gì mẹ ơi! Con chắp hai tay, lạy mẹ trăm ngàn lạy, xin mẹ để cho con được sinh ra, được sống, được làm người.Con quyết suốt đời yêu thương và đáp đền ơn mẹ !"
Nhưng chưa biết nói làm sao con nói được! Con vô phương, yếu ớt, bất lực, lo sợ từng ngày, từng phút... cho đến ngày Tết trẻ con được vui chơi dưới ánh trăng rằm, thì mẹ đã quyết định mang con đến " Lò sát sinh Thai Nhi" !
Thế là hết ! Người ta giết con trong dạ mẹ - một cách lạnh lùng !... không chút xót xa!... không tí thương tiếc! - Như một " đồ tể" lành nghề - chuyên giết thai nhi như giết súc vật!.Xong việc, họ đã khoan khoái nhận tiền công, như người làm thuê giết mổ heo, chó, gà, vịt, trâu bò...!
Ôi ! Đối với con vật, có đôi lúc, người ta còn động lòng trắc ẩn khi : cắt cổ một con gà, đập chết một con chó, mổ thịt một con bò đã nuôi lâu ngày ! Còn con, là con người, sao không được như thế ?! Mạng sống của con không bằng mạng sống của con bò, con chó, con gà...ư?
Khi giết rồi, lôi xác con ra không được, vì con đã quá lớn ! Nên họ dùng một cái kềm, có 4 cái mấu nhọn, đưa vào tử cung của mẹ - người giết con - một cách chuyên nghiệp, đã lựa thế cho mấu vào đầu con, một bên 2 mấu...siết thật chặt, móc thật sâu...óc não con vọt ra, trắng hếu, nhầy nhụa...họ mới kéo con ra được !!!
Con đã chết rồi, không còn cảm giác gì. Nhưng, chắc lúc đó mẹ đau đớn khủng khiếp lắm? Chắc mẹ oằn người lên, hai tay níu chặt mép bàn sinh, rên rỉ, mặt mẹ tím tái, hai dòng lệ trào tuôn, thân thể mẹ ướt sủng mồ hôi và cả máu nữa!? Làm sao mẹ quên được cái giờ phút hãi hùng ấy, mặc dù đến nay đã 3 năm rồi?
Sau đó mẹ lai thuê người đem xác con đi chôn. Khi đem đến Nghĩa Trang Đồng Nhi Pléiku, họ đâu có chôn, mà trao cho người khác chôn con! (Lại một loại lương tâm bán rẻ hơn lương thực!)
Nhờ lòng từ bi của nhóm người đi viếng Nghĩa Trang Đồng Nhi dịp Tết Trung Thu năm ấy, họ đã mua quách về tẩn liệm, chôn con và xây mộ đẹp lắm! Trên mộ con được ghi : "Cháu Trung Thu - Pleiku"
Ngày Trung Thu năm 2004, cũng có một thai nhi bị giết chết. Con còn nhớ rất rõ - nhìn khiếp lắm mẹ ơi! - Bạn ấy bị cắt nát, bỏ trong một cái bao nilon máu me đỏ lòm, lầy nhầy,... nhìn giống như một mớ thịt bằm để chuẩn bị nấu cho heo, vất cho chó - Trước đây, trong thời kỳ thực phẩm khan hiếm, có những người đã mang về từ phòng phá thai mỗi ngày cả "xô", để nuôi lợn cho chóng lớn! - Bởi thế nên không biết bạn là trai hay là gái?! Bạn được mang đến nghĩa trang chung một thùng giấy với con, và cũng được nhóm người có lòng bác ái nói trên, mai táng chu đáo, xây mộ sát bên con, bạn được ghi tên trên mộ là: " Vinh Sơn".
Từ đó đến nay, chúng con là bạn của nhau, vui buồn có nhau, an ủi nhau trong cảnh quạnh quẽ, cô đơn, sưởi ấm nhau trong đêm đông mưa giầm, gió lạnh!
Chúg con thương nhau lắm, bởi cũng đã chết oan ức, tức tưởi giống nhau. Thỉnh thoảng bạn Vinh Sơn nhớ lại cái chết của mình và khóc than thảm thiết, vì bạn bị giết còn tàn nhẫn hơn con nhiều: cơ thể bạn không còn nguyên vẹn hình hài! Mỗi lần như thế con chẳng biết an ủi bạn thế nào, chỉ biết cùng khóc với bạn, khóc thật nhiều, khóc thật lâu, để chia sẻ niềm đau của người bạn " xấu số hơn con", vì dù gì, thì con cũng là một đứa " con trai nguyên xi !"
Mẹ ơi ! nếu mẹ không huỷ hoại con, thì năm nay - Trung thu này - con tròn 3 tuổi. Chắc con cũng được mặc quần áo mới, có mũ giày mới, tay xách đèn ông sao đẹp, đi xem múa lân với bạn bè, lại còn được ăn bánh Trung thu nữa! Con còn hát cho mẹ nghe : " Cháu lên ba... cháu đi mẫu giáo ..." khi con tung tăng nhảy chân sáo, nắm tay mẹ dắt con đến trường. Nhưng điều ấy sẽ không còn bao giờ xảy ra nữa ! Vì mẹ đã giết chết con rồi! Mẹ ôi!
Mẹ đã thấy ảnh của con chưa ? Ảnh " Cháu Trung Thu- Pleiku " đấy ! Mẹ nhìn kỹ xem, vì con bị lôi ra bằng cái kềm, nên đầu con bị hằn sâu đến 4 lỗ... nhưng nhìn cũng đẹp trai, to con lắm phải không mẹ?
Mẹ biết không? Có rất nhiều người rất xúc động, đã không sao giữ cho lệ khỏi trào tuôn khi nhìn ảnh con: mình không mảnh vải, nằm trần trụi trên tờ giấy báo, như đưa hai bàn tay nhỏ xíu chới với níu mấy ngón tay của "một ngưòi" mà con được biết, đó là bàn tay của một Linh mục có lòng từ tâm, ở Pleiku, chuyên lo xây mộ cho các thai nhi bị giết; như van xin: "Hãy thương con, cho con một nấm mộ, nhỏ thôi! Xin đừng để thân xác con lạnh lẽo, bị phơi nắng dầm mưa, bị làm mồi cho mèo tha, chó xé tội nghiệp!". Con bị chết tức tưởi lắm người ơi!...
Con nổi tiếng lắm đó mẹ ơi! Có người đã làm thơ, phổ nhạc như để than khóc cho cái chết của con! Ai nghe hát bài "Lời cầu xin của con" do Ngọc Quang sáng tác (ngay đêm Trung thu năm ấy) đều xúc động - nhất là giới trẻ - không cầm được nước mắt! Và cũng nhờ đó mà có nhiều em bé đã được cứu sống! Khi người mẹ - đa số là các bà mẹ trẻ, có khi còn ở tuổi vị thành niên - đang mang con trong dạ cũng định giết bỏ nó - như mẹ cách đây 3 năm - đã khóc nức nở, khi nhìn ảnh của con, và quyết định giữ con mình lại, dù phải trả bất cứ giá nào!
Mẹ ơi! Không biết 3 năm qua, mẹ còn giết thêm đứa em nào của con nữa không?! Con nghe nói có những bà mẹ đã huỷ hoại lên tiếp đến 3, 4 đứa con mình mà không thương tiếc, không ân hận xót xa, bởi đã quá quen với việc ác này rồi!
Ôi mỉa mai cay đắng! Ôi thế thái nhân tình!
Mẹ biết không, hơn 5.000 em bé, tại Nghĩa Trang Đồng Nhi Pleiku này. Còn tại "Nghĩa Trang Không Bia Mộ" ở núi Hòn Thơm Nha Trang, cũng chôn cất hơn 5.000 thai nhi bị giết, và còn nhiều nơi khác nữa: Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, đường đèo Qui Hoà Qui Nhơn... Thân xác non nớt của chúng con tuy đã tan nát gần hết rồi! Nhưng phần "Anh linh" của chúng con, ai huỷ diệt được!? Con người đâu chỉ có thân xác vật chất mà thôi, như con chó, con bò chết là hết!, nếu chết là hết, sao người ta sợ chết và sợ người chết hả mẹ?! Sao đứng gần xác con chó, con bò chết chẳng ai sợ cả? Chắc bởi con người còn có cái " phần không chết", và người ta sợ cái phần "Anh linh không chết" đó mẹ ơi!?
Nhất định là như thế, nếu không, tại sao mỗi năm, cứ đến ngày 27/7, người ta tổ chức đến nghĩa trang Liệt sĩ, để thăm viếng, để truy điệu " Anh Linh các chiến sĩ"?
Nghĩa cử tưởng nhớ anh linh các chiến sĩ, thật đáng trân trọng vì tự nó đã nói lên một chân lý không thể chối cãi được, đó là: khi chết đi, phần thân xác ai cũng như ai, sẽ tanh hôi thối rữa, mục nát và trở về tro bụi như nhau. Nhưng phần anh linh vẫn còn tồn tại mãi mãi... Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất có lý khi đã tin, đã làm thơ, đã phổ nhạc, đã say sưa hát và nhiều người cùng hát lên say sưa: "Người chết nối linh thiêng vào đời..." Nếu chết là hết, thì lấy gì nối linh thiêng vào đời??...
Một lần nữa, con xin lặp lại với mẹ: "Chết không phải là hết". Cho nên một ngày nào đó, chúng con sẽ gặp lại những người đã giết hại chúng con một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo và vô... lý đó!
Giết người vô tội - mà kẻ bị giết như chúng con, không nói được tiếng van xin hay phản đối, không có một phương tiện nào để tự vệ, không được luật pháp chở che - là một loại tộí ác "Trời không dung Đất không tha"! Cho dù những kẻ đó không "thừa nhận có Trời! Cũng không sao tránh khỏi "lưới Trời lồng lộng" và "án Trời" rất công minh đâu! Họ đã từng lý luận để tự bào chữa: "Tôi không làm thì cũng có người khác làm mà. Họ còn nói: "Sở dĩ con chó, con bò... nó không chủ trương, không giết con còn trong dạ, vì nó không có trí khôn, không biết tính toán cho tương lai", "đồ ngu như bò", "đồ chó má" biết gì!?
Theo con nghĩ: nếu con người - về vấn đề phá thai này thôi - cũng "không-khôn" như con vật! thì chúng con đã được bảo vệ, được sinh ra, được cất tiếng khóc chào đời và được sống, như vốn chúng con có quyền được sống, được làm người như mọi người!
Tại sao con người lại chủ trương cướp mất cái "quyền sống" mà Ông Trời đã ban cho chúng con?
Mẹ ơi! Con không biết vì lý do nào mẹ đã phải huỷ diệt con? Bị cha con bỏ rơi? Bị gia đình xua đuổi? Vì không đủ ăn? Vì sợ mất chức mất quyền, mất ghế, mất việc? Sợ mất danh thơm tiếng tốt? Sợ mất tiêu chuẩn để được hưởng quyền lợi??
Hôm nay nhân ngày giỗ 3 năm của con - 2004-Trung Thu-2007 - Con thương nhớ mẹ quá nên viết thư này gửi mẹ đây. Không biết bây giờ mẹ con đang ở đâu? Mẹ có được cha con nhìn nhận, yêu thương? Có được gia đình tha thứ? Có được ấm no hạnh phúc, được danh thơm tiếng tốt, được chức quyền địa vị... vì việc mẹ đã huỷ bỏ con không? Hay vẫn bị cha con bỏ rơi, bị gia đình từ chối, vẫn lầm than vất vả, vẫn cơ cực đói nghèo... và vô cùng ân hận, khổ đau? Thế thì việc giết bỏ con đã đem lại điều gì, như mẹ mong muốn? Con thương mẹ quá! Thương mẹ của con nhiều! Con đã tha thứ và luôn tha thứ cho mẹ!
Mẹ ơi! Thôi đừng khóc nữa! Dù khóc cạn nước mắt, khóc suốt cả cuộc đời, mẹ cũng không làm con sống lại được nữa rồi!
Giờ đây, để vơi đi phần nào nỗi khổ đau trong lòng mẹ, để chuộc lại lỗi lầm, mẹ hãy quyết tâm không tái phạm, và tìm mọi cách ngăn chặn hành động ác nhân này. Hãy nói cho người khác biết kinh nghiệm đớn đau trên thân thể, sự nguy hiểm đến tính mạng khi phá thai, và nhất là nỗi dằn vặt, lo sợ, đau khổ trong lòng mà mẹ phải chịu đựng từ ngày phá thai đến nay. Mẹ hãy giúp đỡ, khuyên lơn các cô gái lỡ dại, đừng phá huỷ con mình, và tìm cách giúp đỡ họ cho đến ngày sinh nở. Có khi còn phải tìm nơi nuôi giúp con họ, nếu họ lại muốn bỏ rơi con mình!
Làm được như thế mẹ sẽ lấy lại được sự thoải mái tâm hồn, sẽ không còn lo âu sợ sệt như xưa nay nữa. Con hy vọng mẹ lại có được "Nụ cười nở trên môi"!.
Kính chào và hẹn gặp lại mẹ một ngày rất gần đây thôi! Vì cuộc sống này có là bao. Cho dù sống đến 100 năm đi nữa, thì cũng qua nhanh lắm mẹ ơi!
Đứa con bất hạnh của mẹ
Bé Trung Thu Pkeiku
(Trích từ Yahoo Blog Louis Dinh Luyen)

Saturday, August 18, 2007

Chúa Nhật 20 Thường Niên

Bài Đọc I: Jeremia 38:4-6,8-10 II: Do Thái 12:1-4
Phúc Âm Luca 12:49-53
49 "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!50 Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!51 "Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết, không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ.52 Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba.53 Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại me; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng".
Chi Tiết Hay
Từ Chúa Nhật 13 thường niên, chúng ta theo Đức Giêsu từ quê Ngài tại Galilê lên Giêrusalem (9:51-19:27) chịu thương khó. Ngay từ đầu cuộc hành trình, thiên hạ đã bỏ Ngài, khiến Giacôbê và Gioan đòi trừng phạt, "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không?" (9:54). Về sau chính Đức Giêsu cũng nhắc tới "mưa lửa và diêm sinh từ trời đổ xuống" (17:29) trong ngày phán xét.
Một ý nghĩa khác của lửa là ơn Chúa Thánh Thần (CVTD 2:3).
"Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!" - lửa cũng mang ý nghĩa của sự cần kíp và nhiệt tâm.
Lửa có thể thanh tẩy chúng ta khỏi sự vấn vương của thế gian. Trong nhiều đoạn phúc âm về sứ mạng tông đồ và ngày phán xét, Đức Giêsu khuyên bảo chớ tích trữ của cải thế gian, như trong bài đọc Chúa Nhật 18 thường niên vừa qua về người phú hộ lo tích trữ gạo thóc mà không biết rằng mình sắp chết tới nơi rồi.
Quyết định theo Chúa Giêsu hay không sẽ chia rẽ người thân.
Một Điểm Chính: Chúa Giêsu cấp bách kêu gọi chúng ta đi theo Ngài ngay bây giờ: đi hay không?
Suy Niệm
1. Tôi có lửa, có nhiệt tâm về việc gì không? Nếu có, thì là cái gì?
2. Đi theo nhiệt tâm đó, tôi phải trả những giá nào: bình an, tiền bạc, thời gian, mối liên hệ, v.v...?
3. Ngược lại, nếu KHÔNG có hay không theo nhiệt tâm đó, thì tôi mất gì không?
-------------------------------------
20 Sunday in Ordinary Time
Reading I: Jeremiah 38:4-6,8-10 II: Hebrew 12:1-4
Gospel Luke 12:49-53
49 "I have come to set the earth on fire, and how I wish it were already blazing! 50 There is a baptism with which I must be baptized, and how great is my anguish until it is accomplished! 51 Do you think that I have come to establish peace on the earth? No, I tell you, but rather division. 52 From now on a household of five will be divided, three against two and two against three; 53 a father will be divided against his son and a son against his father, a mother against her daughter and a daughter against her mother, a mother-in-law against her daughter-in-law and a daughter-in-law against her mother-in-law."
Interesting Details
Context: From the 13th Sunday in ordinary time, we follow Jesus' journey from his Galilean home toward passion in Jerusalem (9:51-19:27). Right from the start of this journey, he was rejected, prompting James and John to suggest an immediate fiery judgment, "Lord, do You want us to command fire to come down from heaven and consume them?" (9:54). Jesus himself later warned of "fire and brimstone from heaven" (17:29) on judgment day.
Another possible meaning of fire is the gift of the Holy Spirit (Acts 2:3).
"How I wish it were already blazing!" Fire also carries a sense of urgency and intense passion.
Fire can also purifies us from worldly attachments. In numerous passages about discipleship and judgment day, Jesus warns against stocking worldly wealth, as we read on the 18th Sunday about the rich fool building barns for a retirement that he did not have.
The decision to follow Jesus or not will separate people.
One Main Point: Jesus urgently called us to follow Him completely now: Yes or no?
Reflections
1. Is there an urgency and passion in my life? If so, what is it?
2.What are the costs to follow it: peace, money, time, relationships, etc.?
3. What would be the cost if I do NOT follow that passion now?