Lúc sinh thời, Nữ Tu Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su (Thérèse de l’Enfant Jésus) đã ao ước được đi truyền giáo tại vùng Viễn Đông, trong đó có đất nước Việt Nam, nhưng Chị đã không hề đi ra khỏi bốn bức tường Dòng Kín.
Thế nhưng, 100 năm sau khi lìa đời, ước nguyện của Chị Thánh lại được thực hiện quá sức mong đợi, khi hài cốt của Chị đã và đang được nhiều Giáo Hội ở khắp các lục địa long trọng đón tiếp và thành kính chiêm bái.
Cuộc thánh du đã khởi sự từ ngày 14.10.1994 tại chính quê hương của Chị là nước Pháp, nơi đã chọn Chị là Thánh Bảo Trợ thứ nhì sau Nữ Thánh Anh Hùng Dân Tộc Jeanne d’Arc. Chặng đầu là đến Lyon, rồi Marseille, Paris và các giáo phận khắp nước Pháp.
Linh Mục Raymond Zambelli, cha chính Giáo Phận Lisieux quê hương của Chị Thánh, kể lại rằng: “Các đám đông tuôn đến với Chị để tạ ơn Chị, để mở tấm lòng ra với Chị, gửi gấm cho Chị những gánh nặng, những niềm vui, những ưu phiền của họ...”
Từ năm 1995 đến 1997, cuộc thánh du của Thánh Nữ Tê-rê-xa được tiếp tục tại Bỉ, Luxembourg, Đức và Ý. Trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Paris tháng 8.1997, hàng vạn thanh niên thiếu nữ đã ngày đêm đến kính viếng hài cốt của Chị được đặt tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Chiến Thắng.
Kế đó, ngày 19.10.1997, Chị lại hiện diện ở quảng trường Thánh Phê-rô, nơi Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô đệ nhị long trọng tôn vinh Chị Tê-rê-xa là Tiến Sĩ Hội Thánh, vị Nữ Tiến Sĩ trẻ nhất, chỉ có 24 tuổi, trong 33 vị của Hội Thánh. Sau Rô-ma, cuộc hành trình tiếp tục đến thành phố Milano nước Ý, rồi băng qua các nước Thụy Sĩ, Áo và Slovénia.
Trong cả năm 1998, hài cốt của Chị được kiệu đi khắp đất nước Brasil rộng lớn, cũng là nước đông người Công Giáo nhất thế giới, và cách đây 70 năm, Giáo Hội Brasil đã dâng kính Chị chiếc hòm rương để đựng hài cốt.
Đầu năm 1999, Giáo Hội Hà Lan đã đón tiếp Chị. Kế đó, từ ngày 27.2 đến 30.6, chuyến thánh du được tổ chức trong toàn nước Nga, trên một lộ trình dài 30.000 cây số đến tận Sibéria, ghé qua Kazakhstan giáp biên giới với Trung-quốc.
Từ ngày 1.7 đến 4.10.1999, hài cốt của Chị được rước đi khắp Argentina, và sau đó, tới phiên 112 thành phố của Hoa Kỳ sẽ đón tiếp Chị.
Sang năm 2000, cuộc thánh du chưa chấm dứt, vì vào tháng giêng, từ đảo Hawai, hài cốt Thánh Nữ sẽ được rước đến Phi Luật Tân, Đài Loan, Hồng Kông. Để rồi, đúng vào Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tháng 8.2000, Chị sẽ quay về Rô-ma, và sau đó sang Mexico trong 4 tháng, cho đến đầu năm 2001. Kế đó, suốt năm 2002, Chị sẽ viếng thăm các nước Ái Nhĩ Lan, Liban, các nước vùng Cận Đông, Canada, Phi châu và Polynésie...
Theo Cha Sở Nhà Thờ Chính Tòa Raymond Zambelli, thì đây chính là một cuộc thánh du truyền giáo, bởi: “Người ta không đến để nhìn ngắm một bộ hài cốt, nhưng là để gặp gỡ một con người mà họ yêu mến, một con người mà cuộc đời đã gắn bó với Tin Mừng”.
Từ những cuộc gặp gỡ như thế, nhiều người đã sám hối quay về với Chúa, có cả những người được chữa lành về thể xác.
Cuộc thánh du của hài cốt Thánh Nữ Tê-rê-xa đã như là một cơn mưa hồng ân, đúng như ý nguyện của Chị là được đi ttruyền giáo, và cũng như lời hứa của Chị là khi về Trời, Chị sẽ rải hoa hồng cho khắp muôn dân nước trên địa cầu.
Thế nhưng, 100 năm sau khi lìa đời, ước nguyện của Chị Thánh lại được thực hiện quá sức mong đợi, khi hài cốt của Chị đã và đang được nhiều Giáo Hội ở khắp các lục địa long trọng đón tiếp và thành kính chiêm bái.
Cuộc thánh du đã khởi sự từ ngày 14.10.1994 tại chính quê hương của Chị là nước Pháp, nơi đã chọn Chị là Thánh Bảo Trợ thứ nhì sau Nữ Thánh Anh Hùng Dân Tộc Jeanne d’Arc. Chặng đầu là đến Lyon, rồi Marseille, Paris và các giáo phận khắp nước Pháp.
Linh Mục Raymond Zambelli, cha chính Giáo Phận Lisieux quê hương của Chị Thánh, kể lại rằng: “Các đám đông tuôn đến với Chị để tạ ơn Chị, để mở tấm lòng ra với Chị, gửi gấm cho Chị những gánh nặng, những niềm vui, những ưu phiền của họ...”
Từ năm 1995 đến 1997, cuộc thánh du của Thánh Nữ Tê-rê-xa được tiếp tục tại Bỉ, Luxembourg, Đức và Ý. Trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Paris tháng 8.1997, hàng vạn thanh niên thiếu nữ đã ngày đêm đến kính viếng hài cốt của Chị được đặt tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Chiến Thắng.
Kế đó, ngày 19.10.1997, Chị lại hiện diện ở quảng trường Thánh Phê-rô, nơi Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô đệ nhị long trọng tôn vinh Chị Tê-rê-xa là Tiến Sĩ Hội Thánh, vị Nữ Tiến Sĩ trẻ nhất, chỉ có 24 tuổi, trong 33 vị của Hội Thánh. Sau Rô-ma, cuộc hành trình tiếp tục đến thành phố Milano nước Ý, rồi băng qua các nước Thụy Sĩ, Áo và Slovénia.
Trong cả năm 1998, hài cốt của Chị được kiệu đi khắp đất nước Brasil rộng lớn, cũng là nước đông người Công Giáo nhất thế giới, và cách đây 70 năm, Giáo Hội Brasil đã dâng kính Chị chiếc hòm rương để đựng hài cốt.
Đầu năm 1999, Giáo Hội Hà Lan đã đón tiếp Chị. Kế đó, từ ngày 27.2 đến 30.6, chuyến thánh du được tổ chức trong toàn nước Nga, trên một lộ trình dài 30.000 cây số đến tận Sibéria, ghé qua Kazakhstan giáp biên giới với Trung-quốc.
Từ ngày 1.7 đến 4.10.1999, hài cốt của Chị được rước đi khắp Argentina, và sau đó, tới phiên 112 thành phố của Hoa Kỳ sẽ đón tiếp Chị.
Sang năm 2000, cuộc thánh du chưa chấm dứt, vì vào tháng giêng, từ đảo Hawai, hài cốt Thánh Nữ sẽ được rước đến Phi Luật Tân, Đài Loan, Hồng Kông. Để rồi, đúng vào Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tháng 8.2000, Chị sẽ quay về Rô-ma, và sau đó sang Mexico trong 4 tháng, cho đến đầu năm 2001. Kế đó, suốt năm 2002, Chị sẽ viếng thăm các nước Ái Nhĩ Lan, Liban, các nước vùng Cận Đông, Canada, Phi châu và Polynésie...
Theo Cha Sở Nhà Thờ Chính Tòa Raymond Zambelli, thì đây chính là một cuộc thánh du truyền giáo, bởi: “Người ta không đến để nhìn ngắm một bộ hài cốt, nhưng là để gặp gỡ một con người mà họ yêu mến, một con người mà cuộc đời đã gắn bó với Tin Mừng”.
Từ những cuộc gặp gỡ như thế, nhiều người đã sám hối quay về với Chúa, có cả những người được chữa lành về thể xác.
Cuộc thánh du của hài cốt Thánh Nữ Tê-rê-xa đã như là một cơn mưa hồng ân, đúng như ý nguyện của Chị là được đi ttruyền giáo, và cũng như lời hứa của Chị là khi về Trời, Chị sẽ rải hoa hồng cho khắp muôn dân nước trên địa cầu.
ĐÌNH KHẢI, báo CGDT số 1227, 1.10.1999 (trích từ Blog FIAT)
No comments:
Post a Comment