Ở miền quê nghèo nhưng thấy con gái ham học, anh chị quyết định dành dụm mua cho cháu chiếc máy vi tính và nối mạng Internet, với mong muốn con thêm tri thức, học hành nên người.
Tối nào anh chị cũng thấy cháu sử dụng máy vi tính để truy cập các thông tin, cái sự học của cháu có vẻ khá hơn trước.
Nhưng rồi dần dần anh cảm thấy nhiều lúc cháu sao nhãng việc học, thức rất khuya. Sau này khi chuyện xảy đến rồi anh mới chua chát ngộ ra: Chiếc máy vi tính có khi lại trở thành kẻ phá hoại hạnh phúc của gia đình.
Chẳng biết học ở đâu, cháu bắt đầu "chat" với bạn bè. Ở vùng quê, có máy vi tính đã là oai lắm rồi, giờ còn kết nối internet, chat... lại càng ghê nữa. Lâu dần qua internet rồi qua "chát", cháu như được khám phá thêm nhiều cái mới. Trong những cái mới này, ngoài tri thức còn có cả những điều mà lứa tuổi cháu không nên tiếp cận.
Cháu kể: Qua "chat" cháu quen được nhiều bạn khác, trong đó có cả bạn trai. Một số bạn tỏ tình với cháu, rồi kể cho cháu nghe những chuyện kín đáo để kích thích sự tò mò giới tính (dù cháu chỉ mới 14 tuổi).
Rồi từ lúc nào cháu cảm thấy những cái đấy thật mới mẻ và theo lời rủ rê, cháu đi gặp những người bạn "chat". Điều gì xảy ra rồi cũng xảy ra. Mọi chuyện đau khổ nhất đều dồn lên con gái và chính gia đình anh.
Anh vứt cái máy vi tính đi và nguyền rủa nó nhưng đã muộn. Người ta trách cô con gái không biết nghe lời cha mẹ, nhưng trước hết phải trách chính anh chị. Không phải vì việc mua cho cháu chiếc máy tính hay kết nối internet, mà vì anh chị đã không quan tâm đến những biểu hiện bất thường của cháu ngay từ lúc vừa phát sinh.
Giá như lúc ấy anh chị gần gũi, trò chuyện tâm sự với cháu để cháu có chỗ dựa về tình cảm và tinh thần...
Có thể công việc mưu sinh khiến anh chị không có thời gian, cũng có thể trình độ của người làm nông khiến anh chị chẳng hiểu gì về internet, cũng có thể còn những nguyên nhân khác nữa, nhưng rõ ràng cái sự không gần gũi con cái ở tuổi chúng đang lớn đã bắt anh chị phải trả giá.
Bài học rút ra là: Đừng bao giờ coi thường cái máy tính!
Tối nào anh chị cũng thấy cháu sử dụng máy vi tính để truy cập các thông tin, cái sự học của cháu có vẻ khá hơn trước.
Nhưng rồi dần dần anh cảm thấy nhiều lúc cháu sao nhãng việc học, thức rất khuya. Sau này khi chuyện xảy đến rồi anh mới chua chát ngộ ra: Chiếc máy vi tính có khi lại trở thành kẻ phá hoại hạnh phúc của gia đình.
Chẳng biết học ở đâu, cháu bắt đầu "chat" với bạn bè. Ở vùng quê, có máy vi tính đã là oai lắm rồi, giờ còn kết nối internet, chat... lại càng ghê nữa. Lâu dần qua internet rồi qua "chát", cháu như được khám phá thêm nhiều cái mới. Trong những cái mới này, ngoài tri thức còn có cả những điều mà lứa tuổi cháu không nên tiếp cận.
Cháu kể: Qua "chat" cháu quen được nhiều bạn khác, trong đó có cả bạn trai. Một số bạn tỏ tình với cháu, rồi kể cho cháu nghe những chuyện kín đáo để kích thích sự tò mò giới tính (dù cháu chỉ mới 14 tuổi).
Rồi từ lúc nào cháu cảm thấy những cái đấy thật mới mẻ và theo lời rủ rê, cháu đi gặp những người bạn "chat". Điều gì xảy ra rồi cũng xảy ra. Mọi chuyện đau khổ nhất đều dồn lên con gái và chính gia đình anh.
Anh vứt cái máy vi tính đi và nguyền rủa nó nhưng đã muộn. Người ta trách cô con gái không biết nghe lời cha mẹ, nhưng trước hết phải trách chính anh chị. Không phải vì việc mua cho cháu chiếc máy tính hay kết nối internet, mà vì anh chị đã không quan tâm đến những biểu hiện bất thường của cháu ngay từ lúc vừa phát sinh.
Giá như lúc ấy anh chị gần gũi, trò chuyện tâm sự với cháu để cháu có chỗ dựa về tình cảm và tinh thần...
Có thể công việc mưu sinh khiến anh chị không có thời gian, cũng có thể trình độ của người làm nông khiến anh chị chẳng hiểu gì về internet, cũng có thể còn những nguyên nhân khác nữa, nhưng rõ ràng cái sự không gần gũi con cái ở tuổi chúng đang lớn đã bắt anh chị phải trả giá.
Bài học rút ra là: Đừng bao giờ coi thường cái máy tính!
Nguyễn (Theo DÂNTRÍ Net)
No comments:
Post a Comment