Trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, trong rất nhiều hoạt động tại Mỹ của phái đoàn, có cuộc tọa đàm bàn tròn về giáo dục tại trường New School ở New York.
Trong cuộc tọa đàm, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã nói: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới nền giáo dục ở Hoa Kỳ". Và giải thích cho lý do quan tâm này, Chủ tịch nói tiếp: "Chúng ta nhìn ra thế giới hằng năm có những giải thưởng cao quốc tế, các nhà khoa học Hoa Kỳ chiếm rất đông, gần như tuyệt đối. Điều này nói lên chất lượng của giáo dục đại học ở Hoa Kỳ, một nền giáo dục dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc và ứng dụng hiệu quả". Về những thành tựu của nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học tại Hoa Kỳ, thì có lẽ rất nhiều người trong và ngoài ngành giáo dục Việt Nam đều ít nhiều đã biết.
Chỉ cần nhìn quanh khu vực Đông Nam Á, ta sẽ thấy ngay quốc gia nào áp dụng mô hình giáo dục Hoa Kỳ phù hợp với điều kiện thực tế của nước mình, nền giáo dục của quốc gia ấy đều có những thành công vượt bậc. Như Thái Lan, như Singapore, như Malaysia. Ngay Philippines, một nước còn nhiều khó khăn về đối nội, thì nền giáo dục "kiểu Mỹ" của họ cũng gặt hái được những thành công không nhỏ.
Trong cuộc hội thảo tại New School, nhiều chuyên gia đã đưa con số so sánh số bằng sáng chế đăng ký tại Hoa Kỳ cách đây vài năm của Việt Nam (2 bằng) so với Thái Lan (1.100 bằng) và Trung Quốc (hơn 40.000 bằng). Có lẽ con số đơn giản này đủ nói lên lý do vì sao nền giáo dục Việt Nam trong tương lai gần muốn vươn lên bắt kịp nền giáo dục của những nước hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á thì con đường tất yếu là phải học cách mà họ đã áp dụng thành công mô hình giáo dục Hoa Kỳ ở nước họ, để giáo dục Việt Nam có thể nhanh chóng sở hữu mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp nhất với điều kiện kinh tế và dân trí của đất nước mình. Giáo dục là chăm lo công việc "dạy và học" trong hiện tại, nhưng qua đó, lại phải tạo được "mặt bằng" để có những bước phát triển nhảy vọt trong tương lai.
Cách đây 2 năm, sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải, từ đề nghị của Thủ tướng với những trường đại học hàng đầu ở Mỹ như Harvard về việc giúp Việt Nam xây dựng một trường đại học tiên tiến đạt đẳng cấp quốc tế để làm "đầu tàu" nâng cấp chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam, rất nhiều những nhà giáo dục tâm huyết ở Việt Nam đã nồng nhiệt hoan nghênh và chờ đợi sự hợp tác này. Nhưng rồi sau 2 năm, phía đối tác là Mỹ vẫn không nhận được bất cứ hồi âm nào từ phía Việt Nam, và "Tổ công tác đặc biệt" do Thủ tướng Phan Văn Khải chỉ định cho dự án này cũng đã ngừng hoạt động mà không rõ lý do. Từ bài học không thành công này có thể thấy: với những ý tưởng tốt, những đề xuất mang tính xây dựng nhưng nếu thiếu đi những cơ sở để thực hiện, lại không tranh thủ được đông đảo ý kiến đóng góp của nhân dân, của những nhà chuyên môn có tâm và có tài, trong khi phải chịu sức ép từ những tư tưởng bảo thủ "bế quan tỏa cảng đại học", thì khả năng thành công gần như không có. Từ đó, nhiệt tình cải cách giáo dục Việt Nam lại mang thêm tiếng "đánh trống bỏ dùi" và làm giảm niềm tin nơi các đối tác. Có thể nói, mô hình giáo dục đại học Hoa Kỳ là rất tiên tiến, nhưng chính vì thế nó yêu cầu một sự đồng bộ rất cao, một sự tương thích trong vận hành và những hoạch định cụ thể cho những tầng cấp trong tương lai. Cái đầu tiên mà giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học cần học ở giáo dục Hoa Kỳ lại nằm ở tầng "vĩ mô". Đó là học để có một tư duy giáo dục, một tư duy điều hành đại học hiện đại, nghĩa là phải tương thích với sự phát triển của thế giới. Đó là một tư duy "mở", nó có khả năng thu hút và tự làm giàu cho mình bằng những thành công của giáo dục đại học trên khắp thế giới, nó chấp nhận giải "bài toán" những yêu cầu của cuộc sống, thực hiện tốt những "đơn đặt hàng" của xã hội. Nếu chúng ta muốn xây dựng một trường đại học đứng được vào "top 200" những trường đại học hàng đầu thế giới vào năm 2020 như kế hoạch của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, thì "khởi động" bằng việc gửi nhờ Hoa Kỳ đào tạo 2.000 tiến sĩ từ nay tới 2020 mà ông Nhân nói với hãng thông tấn BBC có thể coi là bước đột phá tạo nền cho kế hoạch này. Có thể 2.000, mà cũng có thể ít hơn về số lượng, một khi chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng về chất lượng của những tiến sĩ này.
Trong cuộc tọa đàm, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã nói: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới nền giáo dục ở Hoa Kỳ". Và giải thích cho lý do quan tâm này, Chủ tịch nói tiếp: "Chúng ta nhìn ra thế giới hằng năm có những giải thưởng cao quốc tế, các nhà khoa học Hoa Kỳ chiếm rất đông, gần như tuyệt đối. Điều này nói lên chất lượng của giáo dục đại học ở Hoa Kỳ, một nền giáo dục dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc và ứng dụng hiệu quả". Về những thành tựu của nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học tại Hoa Kỳ, thì có lẽ rất nhiều người trong và ngoài ngành giáo dục Việt Nam đều ít nhiều đã biết.
Chỉ cần nhìn quanh khu vực Đông Nam Á, ta sẽ thấy ngay quốc gia nào áp dụng mô hình giáo dục Hoa Kỳ phù hợp với điều kiện thực tế của nước mình, nền giáo dục của quốc gia ấy đều có những thành công vượt bậc. Như Thái Lan, như Singapore, như Malaysia. Ngay Philippines, một nước còn nhiều khó khăn về đối nội, thì nền giáo dục "kiểu Mỹ" của họ cũng gặt hái được những thành công không nhỏ.
Trong cuộc hội thảo tại New School, nhiều chuyên gia đã đưa con số so sánh số bằng sáng chế đăng ký tại Hoa Kỳ cách đây vài năm của Việt Nam (2 bằng) so với Thái Lan (1.100 bằng) và Trung Quốc (hơn 40.000 bằng). Có lẽ con số đơn giản này đủ nói lên lý do vì sao nền giáo dục Việt Nam trong tương lai gần muốn vươn lên bắt kịp nền giáo dục của những nước hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á thì con đường tất yếu là phải học cách mà họ đã áp dụng thành công mô hình giáo dục Hoa Kỳ ở nước họ, để giáo dục Việt Nam có thể nhanh chóng sở hữu mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp nhất với điều kiện kinh tế và dân trí của đất nước mình. Giáo dục là chăm lo công việc "dạy và học" trong hiện tại, nhưng qua đó, lại phải tạo được "mặt bằng" để có những bước phát triển nhảy vọt trong tương lai.
Cách đây 2 năm, sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải, từ đề nghị của Thủ tướng với những trường đại học hàng đầu ở Mỹ như Harvard về việc giúp Việt Nam xây dựng một trường đại học tiên tiến đạt đẳng cấp quốc tế để làm "đầu tàu" nâng cấp chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam, rất nhiều những nhà giáo dục tâm huyết ở Việt Nam đã nồng nhiệt hoan nghênh và chờ đợi sự hợp tác này. Nhưng rồi sau 2 năm, phía đối tác là Mỹ vẫn không nhận được bất cứ hồi âm nào từ phía Việt Nam, và "Tổ công tác đặc biệt" do Thủ tướng Phan Văn Khải chỉ định cho dự án này cũng đã ngừng hoạt động mà không rõ lý do. Từ bài học không thành công này có thể thấy: với những ý tưởng tốt, những đề xuất mang tính xây dựng nhưng nếu thiếu đi những cơ sở để thực hiện, lại không tranh thủ được đông đảo ý kiến đóng góp của nhân dân, của những nhà chuyên môn có tâm và có tài, trong khi phải chịu sức ép từ những tư tưởng bảo thủ "bế quan tỏa cảng đại học", thì khả năng thành công gần như không có. Từ đó, nhiệt tình cải cách giáo dục Việt Nam lại mang thêm tiếng "đánh trống bỏ dùi" và làm giảm niềm tin nơi các đối tác. Có thể nói, mô hình giáo dục đại học Hoa Kỳ là rất tiên tiến, nhưng chính vì thế nó yêu cầu một sự đồng bộ rất cao, một sự tương thích trong vận hành và những hoạch định cụ thể cho những tầng cấp trong tương lai. Cái đầu tiên mà giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học cần học ở giáo dục Hoa Kỳ lại nằm ở tầng "vĩ mô". Đó là học để có một tư duy giáo dục, một tư duy điều hành đại học hiện đại, nghĩa là phải tương thích với sự phát triển của thế giới. Đó là một tư duy "mở", nó có khả năng thu hút và tự làm giàu cho mình bằng những thành công của giáo dục đại học trên khắp thế giới, nó chấp nhận giải "bài toán" những yêu cầu của cuộc sống, thực hiện tốt những "đơn đặt hàng" của xã hội. Nếu chúng ta muốn xây dựng một trường đại học đứng được vào "top 200" những trường đại học hàng đầu thế giới vào năm 2020 như kế hoạch của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, thì "khởi động" bằng việc gửi nhờ Hoa Kỳ đào tạo 2.000 tiến sĩ từ nay tới 2020 mà ông Nhân nói với hãng thông tấn BBC có thể coi là bước đột phá tạo nền cho kế hoạch này. Có thể 2.000, mà cũng có thể ít hơn về số lượng, một khi chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng về chất lượng của những tiến sĩ này.
Thanh Thảo (Theo THANHNIÊN Online)
No comments:
Post a Comment