“Tôi không biết”(Lc 1, 34)
Giá trị của sự bất tri
Bản tính của con người luôn ham biết, ham tìm tòi. Tâm trí con người có khuynh hướng vươn lên không ngừng về mọi lãnh vực. Nhưng trong Đạo đức kinh, ở chương 20 Lão tử lại chủ trương “Tuyệt học vô ưu”: ‘dứt hẳn cái học thì khỏi phải lo lắng’. Hơn nữa, ở chương 38 lại có câu:“Tiền thức giả, Đạo chi hoa, nhi ngu chi thủy”: ‘tri thức chỉ là đồ trang điểm của Đạo, là khởi thủy của sai lầm’. Ông còn nói tiếp: “Tri giả bất bác, bác giả bất tri”: ‘người biết không phải là thông, người thông thường lại không biết’. Cho nên cái biết của thánh nhân nhiều khi khác cái biết của thường nhân: “Biết được cái không biết là cao. Không biết cái biết là bệnh. Biết đó là bệnh thì không bệnh nữa”. Cái biết không ưa tranh luận ồn ào, vì người biết không nói, mà người nói thì không biết: “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri”.
Nói thế, Lão tử cố ý đưa ta vào con đường nội tâm sâu thẳm. Những cái học biết bên ngoài thêm vào cho trí óc không thể là bản thể của tri thức được. Còn cái hiểu biết đích thực là cái nảy nở do chính tâm hồn. Vì thế, cần giữ tâm hồn vô tư, vô sự để có thể thấu đạt được mọi lý lẽ, căn cơ của cuộc đời. Bởi thế, có những người biết rất nhiều, hiểu rất rộng, uyên bác mọi sách vở nhưng tâm hồn vẫn trống rỗng, trí óc vẫn mông lung, cuộc sống vẫn gian tà. Điều cần là giữ tâm hồn thanh tịnh, không nên biết những gì không cần biết, để cho những cảm nghĩ của tâm hồn được tự do triển nở như những cánh hoa rạng rỡ dưới ánh bình minh.
Hướng nhìn về Đức Maria
Dựa trên nền tâm học của Lão tử, ta mới khám phá ra tâm hồn kỳ diệu của Đức Maria. Khi nghe con mình từ trên thập giá thốt lên hai tiếng “không biết” ["Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." ](Lc 23, 34), thì không biết Đức Mẹ có nhớ mình cũng đã thốt ra hai tiếng “không biết” trong lời nói đầu tiên khi Thiên thần truyền tin không ? ["Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến đàn ông" ](Lc 1, 31-34). Lạ thay, hai tiếng “không biết” gặp nhau giữa Mẹ và Con trong giây phút linh thiêng nhất. Dưới chân thánh giá Đức Giêsu, Đức mẹ đứng vào hàng ngũ những tội nhân mặc dù Mẹ vô tội, như đang cầu bầu cho kẻ có tội. Vì Đức Mẹ vô tội nên “không biết”, vì họ “không biết” nên vô tội. Cho dù sự tương-biệt này rất khác nhau, một cái ở đầu nguồn ân sủng, một cái ở cuối đoạn thứ tha, nhưng lại gặp nhau ở một chữ “vô” hay một chữ “không”. Những lời này của Đức Giêsu và Đức Mẹ có vẻ gợi ý rằng: bất tri đôi khi lại là khôn ngoan.
Ở đây bất tri không phải là không biết, mà là biết điều mình không biết được coi như là một ân phúc. Điều này có vẻ va chạm tự ái con người thời nay, nhất là những người suy tôn trí thức, nhưng lại không nhận định rằng khôn ngoan có thứ thật, thứ giả. Khôn ngoan không phải là biết hết mọi thứ, nhưng có những thứ không cần biết và không nên biết. Có những cái biết khiến người ta mất không ngoan. Có những cái khôn mà khôn = dại; có những cái dại mà dại = khôn. Thánh Phaolô gọi sự không ngoan thế tục là sự ngu dại. Đức Giêsu cũng tạ ơn Cha vì đã không mạc khải sự khôn ngoan trên trời cho những bậc hiền triết thế gian (x. Lc 10, 21).
Bất tri ở đây không phải là bất tri chân lý, mà là bất tri tội phạm. Đó là sự bất tri của những kẻ hành hình Đức Giêsu. Họ có thể được tha thứ, vì họ không hiểu rõ tội ác ghê ghớm của họ. Chính sự bất tri đã cứu vãn được họ. Cũng như Thánh Phêrô đã nói trong ngày Hiện xuống: “Tôi đã biết rõ các người đã hành động ngu xuẩn như bọn tài phán của các người” (CV3, 17). Cũng vậy, chúng ta được ơn tha thứ là vì không thấy rõ hết hậu quả của nó. Còn các thiên thần đã bị kết án thì thấu suốt nguyên ủy sự việc, không còn cách nào sửa lại được. Họ bị tuyên phạt đời đời là vì vậy. Như thế, chúng ta mới biết trách nhiệm về tri thức đáng sợ chừng nào. Người biết chân lý, bao giờ cũng bị xử đoán nghiêm ngặt hơn người không biết : “Giả như Thầy không đến và không nói với họ, họ đã chẳng có tội” (Ga 15, 22).
Chữ “không biết” của Đức Maria có giá trị vượt bực vì Mẹ đã khấn hiến trinh tiết của mình cho Chúa. Trong khi người phụ nữ nào cũng mơ ước đặc ân là Mẹ Chúa Cứu Thế thì Đức Mẹ lại từ bỏ kỳ vọng đó. Thế nhưng đặc ân lại được ban cho Đức Mẹ. Nếu phải từ bỏ lời khấn hứa để làm thân mẫu của Thiên Chúa, chắc chắn Đức Mẹ không thể chấp nhận sự từ bỏ đó. Đã khấn hứa rồi, Đức Mẹ coi việc biết đến đàn ông là điều tội lỗi, mặc dù trong những trường hợp khác chẳng tội lệ gì.
“Không biết đàn ông” là một hình thức bất tri, nhưng ở đây bất tri trở thành một ân phúc vĩ đại, đến độ trong khoảnh khắc Chúa Thánh Thần ban xuống cho Đức Mẹ tràn đầy ơn thánh hiến, trở thành “hòm bia Thiên Chúa ngự”, bình đựng Thánh Thể.
Hiểu biết và khôn ngoan của thế gian
Những người được coi là hạng Minh triết vẫn thường cho rằng, chưa biết đời thì kể như chưa biết sống, và phải nhờ kinh nghiệm sống mới có tri thức: kinh nghiệm cái tốt và cả cái xấu. Chính với luận điệu dối trá đó mà Satan đã cám dỗ Ađam-Eva. Từ ngày xảy ra sự lường gạt lớn lao ở vườn địa đàng, chưa hề có ai đã thành công trong việc nhờ thử nghiệm điều xấu mà có được tri thức tốt bao giờ. Biết bao người dở sống dở chết chỉ vì đôi phút tò mò muốn biết, muốn nếm thử, muốn có kinh nghiệm. Làm sao có thể học được sự sạch sẽ khi sống trong cống rãnh, và học biết văn hóa trong lối sống thô bỉ.
“Lỗi lầm lớn nhất của nền giáo dục hiện đại là tin tưởng rằng sự ngu dốt là căn cớ phát sinh sự xấu xa trên thế giới, cho nên cứ phải dồn thật nhiều sự hiểu biết vào đầu óc thanh thiếu niên. Nếu đúng như vậy thì phải công nhận rằng dân tộc nào càng học biết nhiều, càng đạo đức hơn. Thực tế khác hẳn, chưa bao giờ nền giáo dục được đẩy mạnh như ngày nay, nhưng chưa bao giờ người ta ít biết đến chân lý như ngày nay” (Fulton J. Sheen).
Ai cũng muốn cho mình là người hiểu biết, và luôn muốn tỏ ra sự hiểu biết của mình. Sự hiểu biết thì vô cùng vô tận, cho dù chúng ta có những hiểu biết chuyên biệt về một điều gì thôi, thì cũng giống như kênh rạch so với biển cả mênh mông trong chính điều đó. Bởi vậy nhà Hiền triết Socrates đã nói : “Đối với tôi, những điều tôi biết là những điều tôi không biết gì cả”. Chiều sâu của cuộc sống không phải là hơn thua nhau về số lượng hay chất lượng của những gì mình biết. Nhiều cái biết bên ngoài chỉ làm cho cuộc sống thêm tản mạn, và năng lực bị tản mát. Có những cái biết cần phải xóa mờ đi để những điều không biết được sáng tỏ. Hơn thế nữa, trong đời sống đức tin, người ta cũng chỉ chọn biết một điều ưu tiên giữa muôn điều không biết. Thánh Phaolô đã xác quyết “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giê-su Ki-tô”(1Cr 2,2).
Phải chứng thực rằng, sự ngu dốt có giá trị hơn sự sai lầm, vì lẫn lộn tri thức với trí tri (Scientia et sapeientia). Tri thức không làm cho người ta khôn ngoan nhưng chính sự khôn ngoan mới cho người ta biết tri thức. Hậu quả của nền giáo dục chỉ biết nhồi nhét sự hiểu biết làm cho giới trẻ càng nghi ngờ về sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Nền giáo dục chân chính thì trái lại, giúp họ nhận ra sự hiện diện quyền năng và tình yêu của Người.
Cũng vậy, giáo dục sinh lý làm cho người ta lầm tưởng rằng, nếu con trẻ biết được hậu quả tác hại thì chúng sẽ tránh xa những hành động đó. Nhưng thực ra, sự hiểu biết đó không làm cho người ta khá hơn, mà còn có nguy cơ làm cho người ta ao ước điều xấu, nhất là khi biết được rằng, những hậu quả tác hại có thể tránh được. Điều này cho thấy không thể lẫn lộn giữa sinh lý và luân lý. Sự xấu không phát xuất do việc hiểu biết thiếu xót, nhưng do sự bất chính về hành động của con người. Cũng vậy, tính hạnh phát lộ không phải qua sự hiểu biết mà là qua sự lựa chọn. Điều quan trọng để trở thành đạo đức không phải là biết nhiều hơn nhưng là làm tốt hơn.
Mọi hiểu biết phải được thanh lọc để giúp cho cuộc sống bớt đi những cản trở và phân tán. Tri thức theo chiều rộng của lý trí phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung vào chiều sâu của tâm hồn, để tâm hồn trở nên tinh ròng hơn, có khả năng nếm hưởng những niềm vui thanh cao hơn. Không có niềm vui nào sánh kịp với niềm vui vô tội. Chính niềm vui này mới tạo nên sức mạnh làm cho cuộc sống vươn cao và tỏa sáng.
Chúng ta không hoàn toàn nằm trong tình trạng tội lỗi, nhưng chúng ta luôn dễ bị kềm chế bởi ảnh hưởng của tội lỗi: bởi những hiểu biết lệch lạc; bởi những nghe biết không chính xác; bởi chất chứa những thành kiến và ác cảm; bởi tình trạng tâm lý bị thất đoạt; bởi lối sống tầm thường; bởi một não trạng khô cứng; bởi những tư tưởng đã bị nhồi sọ; bởi những hành động bức xúc theo cảm tính; bởi đã có quá nhiều lạm dụng về sự hiểu biết...Tất cả những điều đó làm mất đi sự thanh tịnh và niềm vui của tâm hồn, làm bế tắc sự khôn ngoan chân chính.
Đại học “không biết” của Đức Maria
“Không biết” không phải là không biết, mà là phải biết như thế nào? Chính cái biết đó mới làm cho chúng ta hiểu được cái “không biết”. Hãy nhập vào trường Đại học của Đức Maria, một Đại học chuyên khoa về sự “không biết”, đặc biệt là sự không biết đến tội lỗi. Chính sự không biết này mới là đầu mối của mọi sự khôn ngoan. Điều làm cho tâm hồn được phong phú và cao đẹp không phải là học cao, biết nhiều, hiểu rộng, mà là biết khôn ngoan, không phải thứ khôn ngoan xác thịt, nhưng là một sự khôn ngoan đạo đức. Đó là biết nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời mình mọi nơi mọi lúc, cũng như đầy lòng kính sợ, yêu mến và vâng phục thánh ý Chúa trong mọi sự. Thiếu sự khôn ngoan này, mọi sự hiểu biết khác đều vô nghĩa, và mọi nhân đức khác đều khô cằn héo úa, không thể triển nở. Sự khôn ngoan đó làm cho mọi hiểu biết có một giá trị sâu xa. Sự khôn ngoan đó như ánh nắng, sương sa và mưa móc làm đâm chồi nẩy lộc mọi cây nhân đức khác, làm nên sự thánh thiện rạng ngời, là vẻ đẹp muôn thuở của Thiên Chúa thông ban cho Đức Mẹ. Bởi vậy, qua thánh Giêrônimô, chúng ta mới tuyên xưng “Mẹ là Tòa Khôn Ngoan”. Mặc dù Mẹ là người đàn bà quê mùa, không biết đến những văn minh tiến bộ của nhân loại, nhưng trong Mẹ có sự hiểu biết về sáng tạo, về vũ trụ và lịch sử. Sự hiểu biết đó thì tuyệt hảo hơn các triết gia cao cả nhất, hơn những lý luận của những thần học gia lớn lao nhất, và sự biệt phân tiên tri hơn mọi tiên tri. Sự khôn ngoan của Đức Mẹ phát xuất từ một tâm hồn vô tội, nên sáng suốt trong mọi lựa chọn và quyết định, luôn phù hợp với đường lối của Thiên Chúa.
Nếu tất cả nền Đạo học của Lão Tử đều xây dựng trên chữ VÔ, nhất là VÔ VI: nghĩa là Sống và làm việc theo đường lối tự nhiên của đạo, là trở về với tính đơn sơ hồn nhiên, sống thành thực với lòng mình theo cách thể hiện của trời đất, thì ta mới thấy sự khôn ngoan tuyệt hảo nơi Đức Mẹ, khi Mẹ đặt tất cả vào Thánh ý Chúa. Vô Vi như thế lại mở ra con đường muôn ngả: vô dục, vô tư, vô tranh, vô danh, vô kỷ, vô cầu. Tất vả chữ VÔ của Lão tử như là diễn tả sự lành thánh và khôn ngoan của Mẹ, để từ đó Mẹ sinh ra Đấng Thánh Thiện và Khôn Ngoan.
Như vậy Đại học “không biết” của Đức Maria cũng là Đại học “khôn ngoan” chưa từng có trên thế gian, vì đó là là sự khôn ngoan của chính Thiên Chúa, là đặc ân quí giá nhất của Thánh Thần, và là dung mạo về Đức Kitô từ trong Cựu Ước, phản ảnh ánh sáng vĩnh cửu (x. St 7, 26), Lời tạo thành của Thiên Chúa (Logos) (x. Tv 33, 9; Ga 1, 1).
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã lựa chọn sự “không biết” để sống cuộc đời mình cho Chúa. Sự “không biết” đó là không biết tìm kiếm mình; không biết thỏa mãn ý riêng mình; không biết đến sự khôn ngoan phàm tục; không biết đến danh vọng; không biết đến tranh giành ảnh hưởng, lợi lộc; không biết quy mọi cái về mình; không biết sống trỗi vượt; không biết cầu mong cho mình; không biết chỉ sống cho riêng mình; không biết hưởng lạc thú; không biết chiếm hữu; không biết mơ ước cao sang; không biết hãnh diện mình là trinh nữ vẹn toàn; không biết tỏ ra sự cao cả của mình được chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế... Có quá nhiều điều Mẹ không biết và không muốn biết trong cuộc sống nhân loại. Nhưng rồi từ đó, Chúa lại làm cho sự “không biết” của Mẹ trở thành sự khôn ngoan và thánh thiện của Người. Mẹ chọn lựa sự “không biết” để rồi được biết mọi sự, được “biết” chính Chúa, là vinh quang muôn đời của Mẹ.
Xin cho con học nơi Mẹ, biết yêu quí và thưởng thức những điều “không biết” của Mẹ để tận hiến cuộc đời mình cho Chúa. Xin cho con học biết và cố gắng nhìn xem con người, những sự vật và các biến cố như Chúa nhìn trong một tinh thần khôn ngoan đích thật. Amen.
Giá trị của sự bất tri
Bản tính của con người luôn ham biết, ham tìm tòi. Tâm trí con người có khuynh hướng vươn lên không ngừng về mọi lãnh vực. Nhưng trong Đạo đức kinh, ở chương 20 Lão tử lại chủ trương “Tuyệt học vô ưu”: ‘dứt hẳn cái học thì khỏi phải lo lắng’. Hơn nữa, ở chương 38 lại có câu:“Tiền thức giả, Đạo chi hoa, nhi ngu chi thủy”: ‘tri thức chỉ là đồ trang điểm của Đạo, là khởi thủy của sai lầm’. Ông còn nói tiếp: “Tri giả bất bác, bác giả bất tri”: ‘người biết không phải là thông, người thông thường lại không biết’. Cho nên cái biết của thánh nhân nhiều khi khác cái biết của thường nhân: “Biết được cái không biết là cao. Không biết cái biết là bệnh. Biết đó là bệnh thì không bệnh nữa”. Cái biết không ưa tranh luận ồn ào, vì người biết không nói, mà người nói thì không biết: “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri”.
Nói thế, Lão tử cố ý đưa ta vào con đường nội tâm sâu thẳm. Những cái học biết bên ngoài thêm vào cho trí óc không thể là bản thể của tri thức được. Còn cái hiểu biết đích thực là cái nảy nở do chính tâm hồn. Vì thế, cần giữ tâm hồn vô tư, vô sự để có thể thấu đạt được mọi lý lẽ, căn cơ của cuộc đời. Bởi thế, có những người biết rất nhiều, hiểu rất rộng, uyên bác mọi sách vở nhưng tâm hồn vẫn trống rỗng, trí óc vẫn mông lung, cuộc sống vẫn gian tà. Điều cần là giữ tâm hồn thanh tịnh, không nên biết những gì không cần biết, để cho những cảm nghĩ của tâm hồn được tự do triển nở như những cánh hoa rạng rỡ dưới ánh bình minh.
Hướng nhìn về Đức Maria
Dựa trên nền tâm học của Lão tử, ta mới khám phá ra tâm hồn kỳ diệu của Đức Maria. Khi nghe con mình từ trên thập giá thốt lên hai tiếng “không biết” ["Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." ](Lc 23, 34), thì không biết Đức Mẹ có nhớ mình cũng đã thốt ra hai tiếng “không biết” trong lời nói đầu tiên khi Thiên thần truyền tin không ? ["Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến đàn ông" ](Lc 1, 31-34). Lạ thay, hai tiếng “không biết” gặp nhau giữa Mẹ và Con trong giây phút linh thiêng nhất. Dưới chân thánh giá Đức Giêsu, Đức mẹ đứng vào hàng ngũ những tội nhân mặc dù Mẹ vô tội, như đang cầu bầu cho kẻ có tội. Vì Đức Mẹ vô tội nên “không biết”, vì họ “không biết” nên vô tội. Cho dù sự tương-biệt này rất khác nhau, một cái ở đầu nguồn ân sủng, một cái ở cuối đoạn thứ tha, nhưng lại gặp nhau ở một chữ “vô” hay một chữ “không”. Những lời này của Đức Giêsu và Đức Mẹ có vẻ gợi ý rằng: bất tri đôi khi lại là khôn ngoan.
Ở đây bất tri không phải là không biết, mà là biết điều mình không biết được coi như là một ân phúc. Điều này có vẻ va chạm tự ái con người thời nay, nhất là những người suy tôn trí thức, nhưng lại không nhận định rằng khôn ngoan có thứ thật, thứ giả. Khôn ngoan không phải là biết hết mọi thứ, nhưng có những thứ không cần biết và không nên biết. Có những cái biết khiến người ta mất không ngoan. Có những cái khôn mà khôn = dại; có những cái dại mà dại = khôn. Thánh Phaolô gọi sự không ngoan thế tục là sự ngu dại. Đức Giêsu cũng tạ ơn Cha vì đã không mạc khải sự khôn ngoan trên trời cho những bậc hiền triết thế gian (x. Lc 10, 21).
Bất tri ở đây không phải là bất tri chân lý, mà là bất tri tội phạm. Đó là sự bất tri của những kẻ hành hình Đức Giêsu. Họ có thể được tha thứ, vì họ không hiểu rõ tội ác ghê ghớm của họ. Chính sự bất tri đã cứu vãn được họ. Cũng như Thánh Phêrô đã nói trong ngày Hiện xuống: “Tôi đã biết rõ các người đã hành động ngu xuẩn như bọn tài phán của các người” (CV3, 17). Cũng vậy, chúng ta được ơn tha thứ là vì không thấy rõ hết hậu quả của nó. Còn các thiên thần đã bị kết án thì thấu suốt nguyên ủy sự việc, không còn cách nào sửa lại được. Họ bị tuyên phạt đời đời là vì vậy. Như thế, chúng ta mới biết trách nhiệm về tri thức đáng sợ chừng nào. Người biết chân lý, bao giờ cũng bị xử đoán nghiêm ngặt hơn người không biết : “Giả như Thầy không đến và không nói với họ, họ đã chẳng có tội” (Ga 15, 22).
Chữ “không biết” của Đức Maria có giá trị vượt bực vì Mẹ đã khấn hiến trinh tiết của mình cho Chúa. Trong khi người phụ nữ nào cũng mơ ước đặc ân là Mẹ Chúa Cứu Thế thì Đức Mẹ lại từ bỏ kỳ vọng đó. Thế nhưng đặc ân lại được ban cho Đức Mẹ. Nếu phải từ bỏ lời khấn hứa để làm thân mẫu của Thiên Chúa, chắc chắn Đức Mẹ không thể chấp nhận sự từ bỏ đó. Đã khấn hứa rồi, Đức Mẹ coi việc biết đến đàn ông là điều tội lỗi, mặc dù trong những trường hợp khác chẳng tội lệ gì.
“Không biết đàn ông” là một hình thức bất tri, nhưng ở đây bất tri trở thành một ân phúc vĩ đại, đến độ trong khoảnh khắc Chúa Thánh Thần ban xuống cho Đức Mẹ tràn đầy ơn thánh hiến, trở thành “hòm bia Thiên Chúa ngự”, bình đựng Thánh Thể.
Hiểu biết và khôn ngoan của thế gian
Những người được coi là hạng Minh triết vẫn thường cho rằng, chưa biết đời thì kể như chưa biết sống, và phải nhờ kinh nghiệm sống mới có tri thức: kinh nghiệm cái tốt và cả cái xấu. Chính với luận điệu dối trá đó mà Satan đã cám dỗ Ađam-Eva. Từ ngày xảy ra sự lường gạt lớn lao ở vườn địa đàng, chưa hề có ai đã thành công trong việc nhờ thử nghiệm điều xấu mà có được tri thức tốt bao giờ. Biết bao người dở sống dở chết chỉ vì đôi phút tò mò muốn biết, muốn nếm thử, muốn có kinh nghiệm. Làm sao có thể học được sự sạch sẽ khi sống trong cống rãnh, và học biết văn hóa trong lối sống thô bỉ.
“Lỗi lầm lớn nhất của nền giáo dục hiện đại là tin tưởng rằng sự ngu dốt là căn cớ phát sinh sự xấu xa trên thế giới, cho nên cứ phải dồn thật nhiều sự hiểu biết vào đầu óc thanh thiếu niên. Nếu đúng như vậy thì phải công nhận rằng dân tộc nào càng học biết nhiều, càng đạo đức hơn. Thực tế khác hẳn, chưa bao giờ nền giáo dục được đẩy mạnh như ngày nay, nhưng chưa bao giờ người ta ít biết đến chân lý như ngày nay” (Fulton J. Sheen).
Ai cũng muốn cho mình là người hiểu biết, và luôn muốn tỏ ra sự hiểu biết của mình. Sự hiểu biết thì vô cùng vô tận, cho dù chúng ta có những hiểu biết chuyên biệt về một điều gì thôi, thì cũng giống như kênh rạch so với biển cả mênh mông trong chính điều đó. Bởi vậy nhà Hiền triết Socrates đã nói : “Đối với tôi, những điều tôi biết là những điều tôi không biết gì cả”. Chiều sâu của cuộc sống không phải là hơn thua nhau về số lượng hay chất lượng của những gì mình biết. Nhiều cái biết bên ngoài chỉ làm cho cuộc sống thêm tản mạn, và năng lực bị tản mát. Có những cái biết cần phải xóa mờ đi để những điều không biết được sáng tỏ. Hơn thế nữa, trong đời sống đức tin, người ta cũng chỉ chọn biết một điều ưu tiên giữa muôn điều không biết. Thánh Phaolô đã xác quyết “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giê-su Ki-tô”(1Cr 2,2).
Phải chứng thực rằng, sự ngu dốt có giá trị hơn sự sai lầm, vì lẫn lộn tri thức với trí tri (Scientia et sapeientia). Tri thức không làm cho người ta khôn ngoan nhưng chính sự khôn ngoan mới cho người ta biết tri thức. Hậu quả của nền giáo dục chỉ biết nhồi nhét sự hiểu biết làm cho giới trẻ càng nghi ngờ về sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Nền giáo dục chân chính thì trái lại, giúp họ nhận ra sự hiện diện quyền năng và tình yêu của Người.
Cũng vậy, giáo dục sinh lý làm cho người ta lầm tưởng rằng, nếu con trẻ biết được hậu quả tác hại thì chúng sẽ tránh xa những hành động đó. Nhưng thực ra, sự hiểu biết đó không làm cho người ta khá hơn, mà còn có nguy cơ làm cho người ta ao ước điều xấu, nhất là khi biết được rằng, những hậu quả tác hại có thể tránh được. Điều này cho thấy không thể lẫn lộn giữa sinh lý và luân lý. Sự xấu không phát xuất do việc hiểu biết thiếu xót, nhưng do sự bất chính về hành động của con người. Cũng vậy, tính hạnh phát lộ không phải qua sự hiểu biết mà là qua sự lựa chọn. Điều quan trọng để trở thành đạo đức không phải là biết nhiều hơn nhưng là làm tốt hơn.
Mọi hiểu biết phải được thanh lọc để giúp cho cuộc sống bớt đi những cản trở và phân tán. Tri thức theo chiều rộng của lý trí phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung vào chiều sâu của tâm hồn, để tâm hồn trở nên tinh ròng hơn, có khả năng nếm hưởng những niềm vui thanh cao hơn. Không có niềm vui nào sánh kịp với niềm vui vô tội. Chính niềm vui này mới tạo nên sức mạnh làm cho cuộc sống vươn cao và tỏa sáng.
Chúng ta không hoàn toàn nằm trong tình trạng tội lỗi, nhưng chúng ta luôn dễ bị kềm chế bởi ảnh hưởng của tội lỗi: bởi những hiểu biết lệch lạc; bởi những nghe biết không chính xác; bởi chất chứa những thành kiến và ác cảm; bởi tình trạng tâm lý bị thất đoạt; bởi lối sống tầm thường; bởi một não trạng khô cứng; bởi những tư tưởng đã bị nhồi sọ; bởi những hành động bức xúc theo cảm tính; bởi đã có quá nhiều lạm dụng về sự hiểu biết...Tất cả những điều đó làm mất đi sự thanh tịnh và niềm vui của tâm hồn, làm bế tắc sự khôn ngoan chân chính.
Đại học “không biết” của Đức Maria
“Không biết” không phải là không biết, mà là phải biết như thế nào? Chính cái biết đó mới làm cho chúng ta hiểu được cái “không biết”. Hãy nhập vào trường Đại học của Đức Maria, một Đại học chuyên khoa về sự “không biết”, đặc biệt là sự không biết đến tội lỗi. Chính sự không biết này mới là đầu mối của mọi sự khôn ngoan. Điều làm cho tâm hồn được phong phú và cao đẹp không phải là học cao, biết nhiều, hiểu rộng, mà là biết khôn ngoan, không phải thứ khôn ngoan xác thịt, nhưng là một sự khôn ngoan đạo đức. Đó là biết nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời mình mọi nơi mọi lúc, cũng như đầy lòng kính sợ, yêu mến và vâng phục thánh ý Chúa trong mọi sự. Thiếu sự khôn ngoan này, mọi sự hiểu biết khác đều vô nghĩa, và mọi nhân đức khác đều khô cằn héo úa, không thể triển nở. Sự khôn ngoan đó làm cho mọi hiểu biết có một giá trị sâu xa. Sự khôn ngoan đó như ánh nắng, sương sa và mưa móc làm đâm chồi nẩy lộc mọi cây nhân đức khác, làm nên sự thánh thiện rạng ngời, là vẻ đẹp muôn thuở của Thiên Chúa thông ban cho Đức Mẹ. Bởi vậy, qua thánh Giêrônimô, chúng ta mới tuyên xưng “Mẹ là Tòa Khôn Ngoan”. Mặc dù Mẹ là người đàn bà quê mùa, không biết đến những văn minh tiến bộ của nhân loại, nhưng trong Mẹ có sự hiểu biết về sáng tạo, về vũ trụ và lịch sử. Sự hiểu biết đó thì tuyệt hảo hơn các triết gia cao cả nhất, hơn những lý luận của những thần học gia lớn lao nhất, và sự biệt phân tiên tri hơn mọi tiên tri. Sự khôn ngoan của Đức Mẹ phát xuất từ một tâm hồn vô tội, nên sáng suốt trong mọi lựa chọn và quyết định, luôn phù hợp với đường lối của Thiên Chúa.
Nếu tất cả nền Đạo học của Lão Tử đều xây dựng trên chữ VÔ, nhất là VÔ VI: nghĩa là Sống và làm việc theo đường lối tự nhiên của đạo, là trở về với tính đơn sơ hồn nhiên, sống thành thực với lòng mình theo cách thể hiện của trời đất, thì ta mới thấy sự khôn ngoan tuyệt hảo nơi Đức Mẹ, khi Mẹ đặt tất cả vào Thánh ý Chúa. Vô Vi như thế lại mở ra con đường muôn ngả: vô dục, vô tư, vô tranh, vô danh, vô kỷ, vô cầu. Tất vả chữ VÔ của Lão tử như là diễn tả sự lành thánh và khôn ngoan của Mẹ, để từ đó Mẹ sinh ra Đấng Thánh Thiện và Khôn Ngoan.
Như vậy Đại học “không biết” của Đức Maria cũng là Đại học “khôn ngoan” chưa từng có trên thế gian, vì đó là là sự khôn ngoan của chính Thiên Chúa, là đặc ân quí giá nhất của Thánh Thần, và là dung mạo về Đức Kitô từ trong Cựu Ước, phản ảnh ánh sáng vĩnh cửu (x. St 7, 26), Lời tạo thành của Thiên Chúa (Logos) (x. Tv 33, 9; Ga 1, 1).
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã lựa chọn sự “không biết” để sống cuộc đời mình cho Chúa. Sự “không biết” đó là không biết tìm kiếm mình; không biết thỏa mãn ý riêng mình; không biết đến sự khôn ngoan phàm tục; không biết đến danh vọng; không biết đến tranh giành ảnh hưởng, lợi lộc; không biết quy mọi cái về mình; không biết sống trỗi vượt; không biết cầu mong cho mình; không biết chỉ sống cho riêng mình; không biết hưởng lạc thú; không biết chiếm hữu; không biết mơ ước cao sang; không biết hãnh diện mình là trinh nữ vẹn toàn; không biết tỏ ra sự cao cả của mình được chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế... Có quá nhiều điều Mẹ không biết và không muốn biết trong cuộc sống nhân loại. Nhưng rồi từ đó, Chúa lại làm cho sự “không biết” của Mẹ trở thành sự khôn ngoan và thánh thiện của Người. Mẹ chọn lựa sự “không biết” để rồi được biết mọi sự, được “biết” chính Chúa, là vinh quang muôn đời của Mẹ.
Xin cho con học nơi Mẹ, biết yêu quí và thưởng thức những điều “không biết” của Mẹ để tận hiến cuộc đời mình cho Chúa. Xin cho con học biết và cố gắng nhìn xem con người, những sự vật và các biến cố như Chúa nhìn trong một tinh thần khôn ngoan đích thật. Amen.
Lm. Thái Nguyên (By Simon Hòa Dalat page)
No comments:
Post a Comment